close

Dịch lý chiêm đoán

Âm dương tạp luậnDịch lý chiêm đoánGóc tổng hợpThư giãnTrải nghiệm cuộc sống

Ý nghĩa của 64 quẻ Dịch. Quẻ 20: Phong Địa Quan

dịch lý – phong thủy trọng hùng

Mỗi khi hữu sự, muốn biết sự việc tốt hay xấu thế nào, thì người xưa thường xem quẻ Dịch để nhận được câu trả lời từ quẻ Dịch qua phương pháp đoán theo sáu hào. Phương pháp gieo quẻ cụ thể như sau:

dịch lý - phong thủy trọng hùng
dịch lý – phong thủy trọng hùng

Dùng ba đồng tiền cổ, thường là những đồng xu bằng đồng, và quy ước: 1 mặt có chữ là mặt dương, 1 mặt không có chữ là mặt âm. Úp 3 đồng tiền vào giửa 2 lòng bàn tay trong vòng vài phút và suy nghĩ tới việc mình muốn hỏi.

Khi dùng 3 đồng tiền bỏ vào lòng bàn tay, úp 2 tay lại để im trong vài phút làm cho từ trường của đồng tiền và từ trường của con người liên thông với nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, bất cứ việc gì có liên quan cũng làm ta xúc cảm. Xúc cảm thì sẽ phát ra thông tin, nên chỉ cần ở trong lòng chăm chú nghĩ về việc mình dự đoán, đó gọi là tập trung ý niệm, sẽ phát tin tức ra ngoài.

Chỉ khi ý niệm của người xin đoán tập trung thì đồng tiền mới thông qua phản hồi thông tin để phản ánh một cách chính xác trung thực qua mặt sấp, mặt ngửa của nó.

Khi gieo quẻ cần tìm chỗ yên tinh, thành tâm, quần áo chỉnh tề, tập trung vào câu cần hỏi, nắm 3 đồng xu trong lòng 2 bàn tay chừng vài phút cho tinh thần tập trung thanh thản chuyên nhất vào câu hỏi, sau đó gieo 3 đồng xu trên 1 cái đĩa, gieo tất cả 6 lần để lập quẻ.

Kết quả gieo quẻ:

– 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
– 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
– 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
– 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Hào có vòng tròn “o” là hào dương động, hào có dấu “x” gọi là hào âm động.

Trong quẻ hào có vòng tròn “o” và hào có dấu “x” gọi là hào động. Động thì biến, dương động biến thành âm, âm động biến thành dương.

Trong một quẻ sáu hào toàn động thì toàn biến, sáu hào đều không động là không biến. Một vạch liền là “thiếu dương”, 2 vạch đứt là “thiếu âm”. Vòng tròn “o” là “lão dương” chủ về việc quá khứ, dấu “x” là “lão âm” chủ về việc tương lai. Vòng tròn “o” là hào động, dấu “x” là hào biến. Dưới đây là 1 quẻ làm ví dụ:

Thứ tự quẻ theo các lần sắp xếp từ dưới lên:

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Lúc xếp hào thì xếp từ dưới lên trên. Lúc xếp tên quẻ thì lại xếp từ trên xuống dưới. Quẻ này có quẻ nội là Chấn, quẻ ngoại là Đoài, là kim trên, mộc dưới, là quẻ “Trạch lôi tùy”.

Quẻ ngoại: Đoài vi trạch.

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp: Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Quẻ nội: Chấn vi lôi.

Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Người xưa trong thực tiễn dự đoán đã phát hiện bát quái và ngũ hành có quan hệ mật thiết với nhau.

Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn đã tổng kết ra các thuộc tính của các quẻ trong 8 cung, đồng thời phát hiện ra 6 hào của mỗi quẻ lại có thuộc tính với ngũ hành của nó và hàm chứa một thông tin nào đó, gọi là “tượng hào”.

Để cung cấp cho độc giả tham khảo, dưới đây xin giới thiệu ý nghĩa của từng quẻ Dịch trong 64 quẻ Dịch, và ý nghĩa của từng tượng hào trong mỗi quẻ Dịch.

Quẻ 20 ::::|| Phong Địa Quan (觀 guān)

Quẻ Phong Địa Quan, đồ hình ::::|| còn gọi là quẻ Quan (觀 guan1), là quẻ thứ 20 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☷ (::: 坤 kun1) Khôn hay Đất (地) và Ngoại quái là ☴ (:|| 巽 xun4) Tốn hay Gió (風).

Giải nghĩa: Quan dã. Quan sát. Xem xét, trông coi, cảnh tượng xem thấy, thanh tra, lướt qua, sơ qua, sơn phết, quét nhà. Vân bình tụ tán chi tượng: tượng bèo mây tan hợp.

Thoán từ:
觀: 盥而不薦, 有孚顒若.
Quán: Quán nhi bất tiến, hữu phu ngung nhược.

Dịch: Biểu thị (làm mẫu mực cho người ta thấy) cũng như người chủ tế, lúc sắp tế, rửa tay (quán ) cho tinh khiết, bấy nhiêu cũng đủ rồi, không cần phải bày mâm cỗ dâng lên (tiến); mình chí thành (phu) như vậy thì người khác cũng chí thành tín ngưỡng (ngung) mình.

Giảng: Theo tượng quẻ, Tốn ở trên, Khôn ở dưới là gió thổi trên đất, tượng trưng cho sự cổ động khắp mọi loài, hoặc xem xét (quan) khắp mọi loài.

Lại thêm: hai hào dương ở trên, bốn hào âm ở dưới, là dương biểu thị (quán) cho âm; âm trông (quan) vào dương mà theo.
Đó là giải nghĩa tên quẻ.

Thoán từ và Thoán truyện đưa một thí dụ cho ta dễ hiểu.

Muốn biểu thị (quán) là mẫu mực cho người khác thấy thì nên có lòng chí thành như người chủ tế, lúc sắp tế, rửa tay cho tinh khiết, đó là điều quan trọng nhất, còn việc dâng cỗ, thuộc về vật chất, có nhiều cũng được, có ít cũng được, ví dụ như không có, chỉ dùng hương, hoa cũng tốt.

Hào 5 ở trong quẻ ở ngôi chí tôn, có đức dương cương, trung chính, chính là người cho thiên hạ trông vào mà cảm hóa theo.
Người đó nên coi đạo trời lẳng lặng vậy mà bốn mùa vận hành không sai, mà lấy lòng chí thành làm gương cho dân, dạy dân, dân sẽ không ai không phục.

Hào từ:
1
初六: 童觀, 小人无咎, 君子吝.
Sơ lục: Đồng quan, tiểu nhân vô cữu, quân tử lận.
Dịch: Hào 1, âm: Trẻ con nhìn lên (không hiểu gì), tiểu nhân thì không đáng trách, quân tử mà như vậy thì hối tiếc.

Giảng: Tên quẻ thì đọc là Quán, người trên (hào 5) biểu thị, làm gương cho người dưới. Nhưng xét từng hào thì đọc là quan, người dưới xem xét tư cách, hành vi của người trên. Hào 5, dương , đắc trung làm chủ quẻ, tượng trưng cho người trên, ông vua.

Hào nào cũng nhìn lên hào 5 cả, hào 1 ở xa quá, như con nít tò mò mà nhìn lên, không hiểu gì cả, nhưng vì là con nít, không đáng trách; người quân tử mà như vậy mới đáng trách.

2.
六二: 闚觀, 利女貞.
Lục nhị: Khuy quan, lợi nữ trinh.
Dịch: Hào 2, âm: Nhìn lên, chỉ thích hợp với nết trinh của đàn bà thôi.

Giảng: Hào này âm nhu, trung chính, là người con gái có nết trinh, ngó lên hào 5, không thấy được đạo lý của 5, con gái như vậy thì được. Người trượng phu mà như thế thì đáng xấu hổ (khả xú dã – Tiểu tượng truyện.)

3.
六三: 觀我生, 進退.
Lục tam: Quan ngã sinh, tiến thoái.
Dịch: Hào 3, âm: Xét bản thân, hành vi của mình, xem nên tiến lên (theo hào 4) hay nên đứng yên, đừng để phải lui xuống 2.

Giảng: Hào này bất chính (âm mà ở vị dương), lại ở trên cùng nội quái, có thể tiến hay thoái; Hào từ khuyên đừng ngó lên hào 5, cứ tự xét bản thân, hành vi của mình, nếu đối phó được với hoàn cảnh thì tiến lên, không thì thôi, như vậy là chưa sai đường lối.

4.
六四: 觀國之光, 利用 賓于王.
Lục tứ: Quan quốc chi quang, lợi dụng tân vu vương.
Dịch: Hào 4, âm: Xem cái quang vinh của nước mà lợi dụng địa vị thân cận với vua.

Giảng: Hào này âm, đắc chính, ở ngay dưới hào 5, tức là vị thân cận với vua (quí khách của vua) được vua tín nhiệm, xem xét đức sáng của vua (vua hiền thì nước mới vinh quang, nền vinh quang của nước tức là đức sáng của vua), mà bắt chước, đem tài sức ra giúp đời.

5.
九五: 觀我生君子, 无咎.
Cửu ngũ: Quan ngã sinh quân tử, vô cữu.
Dịch: Hào 5, dương: Xét bản thân, hành động của ta hợp với đạo quân tử , như vậy là không có lỗi.

Cũng có thể chấm câu như vầy: Quan ngã sinh, quân tử vô cữu; và dịch là người quân tử ở đời này phải xem bản thân, hành động của ta (tức hào 5) mà noi theo thì không có lỗi.

Giảng: Hào 5 ngôi chí tôn, cương cường mà trung chính là bậc quân tử làm gương cho 4 hào ở dưới, mọi người đều ngó vào.
Tiểu tượng truyện bàn rộng: “Quan ngã sinh, quan dân dã” nghĩa là muốn xem đức của ta (của vua) thì cứ xem phong tục đạo đức của dân”, vì vua mà hiền minh thì dân tình tốt, vua u mê thì dân tình xấu.

6.
上九: 觀其生君子, 无咎.
Thượng cửu: Quan kỳ sinh quân tử , vô cữu.
Dịch: hào trên cùng, dương: xét bản thân, hành động của hào này hợp với đạo quân tử, như vậy là không có lỗi.

Cũng có thể chấm câu như vầy: quan kỳ sinh, quân tử vô cữu; và dịch là : người quân tử ở đời này phải xem bản thân, hành động của nó (của hào cuối cùng) mà noi theo thì không có lỗi.

Giảng: Hào từ: hào này y như hào từ 5, chỉ khác hào 5 dùng chữ ngã là ta, mà hào này dùng chữ kỳ là của nó (của hào trên cùng. Là vì hào 5 là vua, nói với hào 4 là cận thần, tự xưng là ta; còn hào này là lời Chu Công nói về hào trên cùng, cũng như đã nói về các hào 1, 2, 3, 5 ở dưới.

Hào trên cùng này cũng là dương như hào 5, cũng là quân tử , tuy không phải ở ngôi chí tôn, nhưng ở trên cao hơn hết, cũng làm gương cho các hào âm trông vào. Vì nó có tư cách quân tử , nên không có lỗi.

Quẻ Quán này khuyên người trên nêu gương cho dưới và người dưới noi gương người trên; nhưng trẻ con và tiểu nhân thì nhiều khi chưa biết noi gương.(st)

Xem
Dịch lý chiêm đoánGóc tổng hợpThư giãnTrải nghiệm cuộc sống

Ý nghĩa của 64 quẻ Dịch. Quẻ 19: Địa Trạch Lâm

dịch lý – phong thủy trọng hùng

Mỗi khi hữu sự, muốn biết sự việc tốt hay xấu thế nào, thì người xưa thường xem quẻ Dịch để nhận được câu trả lời từ quẻ Dịch qua phương pháp đoán theo sáu hào. Phương pháp gieo quẻ cụ thể như sau:

dịch lý - phong thủy trọng hùng
dịch lý – phong thủy trọng hùng

Dùng ba đồng tiền cổ, thường là những đồng xu bằng đồng, và quy ước: 1 mặt có chữ là mặt dương, 1 mặt không có chữ là mặt âm. Úp 3 đồng tiền vào giửa 2 lòng bàn tay trong vòng vài phút và suy nghĩ tới việc mình muốn hỏi.

Khi dùng 3 đồng tiền bỏ vào lòng bàn tay, úp 2 tay lại để im trong vài phút làm cho từ trường của đồng tiền và từ trường của con người liên thông với nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, bất cứ việc gì có liên quan cũng làm ta xúc cảm. Xúc cảm thì sẽ phát ra thông tin, nên chỉ cần ở trong lòng chăm chú nghĩ về việc mình dự đoán, đó gọi là tập trung ý niệm, sẽ phát tin tức ra ngoài.

Chỉ khi ý niệm của người xin đoán tập trung thì đồng tiền mới thông qua phản hồi thông tin để phản ánh một cách chính xác trung thực qua mặt sấp, mặt ngửa của nó.

Khi gieo quẻ cần tìm chỗ yên tinh, thành tâm, quần áo chỉnh tề, tập trung vào câu cần hỏi, nắm 3 đồng xu trong lòng 2 bàn tay chừng vài phút cho tinh thần tập trung thanh thản chuyên nhất vào câu hỏi, sau đó gieo 3 đồng xu trên 1 cái đĩa, gieo tất cả 6 lần để lập quẻ.

Kết quả gieo quẻ:

– 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
– 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
– 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
– 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Hào có vòng tròn “o” là hào dương động, hào có dấu “x” gọi là hào âm động.

Trong quẻ hào có vòng tròn “o” và hào có dấu “x” gọi là hào động. Động thì biến, dương động biến thành âm, âm động biến thành dương.

Trong một quẻ sáu hào toàn động thì toàn biến, sáu hào đều không động là không biến. Một vạch liền là “thiếu dương”, 2 vạch đứt là “thiếu âm”. Vòng tròn “o” là “lão dương” chủ về việc quá khứ, dấu “x” là “lão âm” chủ về việc tương lai. Vòng tròn “o” là hào động, dấu “x” là hào biến. Dưới đây là 1 quẻ làm ví dụ:

Thứ tự quẻ theo các lần sắp xếp từ dưới lên:
Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Lúc xếp hào thì xếp từ dưới lên trên. Lúc xếp tên quẻ thì lại xếp từ trên xuống dưới. Quẻ này có quẻ nội là Chấn, quẻ ngoại là Đoài, là kim trên, mộc dưới, là quẻ “Trạch lôi tùy”.

Quẻ ngoại: Đoài vi trạch.

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp: Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Quẻ nội: Chấn vi lôi.

Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Người xưa trong thực tiễn dự đoán đã phát hiện bát quái và ngũ hành có quan hệ mật thiết với nhau.

Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn đã tổng kết ra các thuộc tính của các quẻ trong 8 cung, đồng thời phát hiện ra 6 hào của mỗi quẻ lại có thuộc tính với ngũ hành của nó và hàm chứa một thông tin nào đó, gọi là “tượng hào”.

Để cung cấp cho độc giả tham khảo, dưới đây xin giới thiệu ý nghĩa của từng quẻ Dịch trong 64 quẻ Dịch, và ý nghĩa của từng tượng hào trong mỗi quẻ Dịch.

Quẻ 19 ||:::: Địa Trạch Lâm (臨 lín)
Quẻ Địa Trạch Lâm, đồ hình ||:::: còn gọi là quẻ Lâm (臨 lin2), là quẻ thứ 19 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☱ (||: 兌 dui4) Đoài hay Đầm (澤) và Ngoại quái là ☷ (::: 坤 kun1) Khôn hay Đất (地).

Giải nghĩa: Đại dã. Bao quản. Việc lớn, người lớn, cha nuôi, vú nuôi, giáo học, nhà sư, kẻ cả, dạy dân, nhà thầu. Quân tử dĩ giáo tư chi tượng: người quân tử dạy dân, che chở, bảo bọc cho dân vô bờ bến.

Tự quái truyện giảng: Cổ là công việc, có công việc rồi mới làm lớn được; cho nên sau quẻ Cổ tới quẻ Lâm. Lâm có nghĩa là lớn.
Nhưng Lâm còn có nghĩa nữa là tới (như lâm chung là tới lúc cuối cùng, tới lúc chết; hoặc lâm hạ: người trên tới người dưới).

Thoán từ:
臨: 元亨, 利貞.至于八月有凶.
Lâm: Nguyên hanh, lợi trinh. Chí vu bát nguyệt hữu hung.

Dịch: (dương) lớn lên và tới, rất hanh thông, chính đính thì lợi. Đến tháng 8 (hoặc tám tháng nữa) sẽ xấu.
Giảng: Mới đầu là quẻ Khôn, 5 hào âm. Một hào dương tới thay hào 1 âm ở dưới, rồi một hào dương nữa tới thay hào 2 âm, thành ra quẻ Lâm . Thế là dương cung lớn dần, tới ngày thịnh lớn, nên gọi là Lâm.

Một cách giảng nữa: trên chằm (đoài) có đất, tức là đất tới sát nước, nên gọi là Lâm (tới gần).
Theo cách giảng thứ nhất, dương cương lớn lần mà âm nhu tiêu lần, thế là đạo gần tới lúc thông, cho nên bảo là rất hanh thông.
Xét theo hào thì hào 2 cương trung, ứng với hào 5, nhu trung, nhân sự có phần vui vẻ, cũng hanh thông nữa (Thoán truyện).

Trong cảnh hanh thông, đừng nên phóng túng mà nên giữ vững chính đạo, (lợi trinh): nếu không thì đến tháng 8 (hoặc tám tháng nữa) sẽ hung.

Đại tượng truyện bàn thêm: đất tới sát chằm, có cái tượng quân tử tới dân, giáo hóa dân không bao giờ thôi, bao dung, giữ gìn dân không có giới hạn (vô cương) .

Hào từ
1.
初九: 咸臨, 貞吉.
Sơ cửu: Hàm lâm, trinh cát.
Dịch: Hào 1, dương : Cùng tới, giữ chính đạo thì tốt.

Giảng: Trong quẻ này chỉ có hai hào dương tới lấn bốn hào âm, cho nên hai hào dương phải hợp lực nhau cùng tới, mới chiến thắng được. Hào 1 đắc chính (vì là dương mà ở vị dương lẻ) cho nên khuyên nên giữ chính đạo của mình.

Chu Hi, theo Trình Di cho chữ “hàm” ở đây có nghĩa là cảm, hào 1 dương ứng hợp với hào 4 âm, như vậy là vì cảm ứng với hào 4 mà tới.

2.
九二: 咸臨, 吉, 无不利.
Cửu nhị: Hàm lâm, cát, vô bất lợi.
Dịch: Hào 2, dương : cùng tới, tốt, không gì là không lợi.

Giảng: Nghĩa cũng như hào 1. Hào 2, dương cương đắc trung, gặp lúc dương đương lên, cho nên hiện tại tốt lành mà tương lai cũng thuận lợi.

Tiểu tượng truyện thêm 4 chữ: vị thuận mệnh dã (chưa thuận mệnh vậy). Trình Di giảng là hào 2, dương trung, cảm ứng với hào 5 âm trung , hai hào đó cảm ứng với nhau không phải vì theo mệnh của người trên, cho nên tốt, không gì là không lợi. Chu Hi không chấp nhận lời giảng đó, bảo: “chưa rõ ý nghĩa ra sao”

3.
六三: 甘臨, 无攸利; 既憂之, 无咎.
Lục tam: Cam lâm, vô du lợi; Kí ưu chi, cô cửu.

Dịch: Hào 3 âm: Ngọt ngào (a dua) mà tới (để dụ dỗ hào 2) thì không có lợi đâu; nhưng đã biết lo sửa tính thì không có lỗi nữa.
Giảng: Hào này âm nhu, bất trung, bất chính nên ví với bọn tiểu nhân, dùng lời ngọt ngào mà dụ dỗ hào 2.

4.
六四: 至臨, 无咎.
Lục tứ: Chi lâm, vô cữu.
Dịch: Hào 4, âm: Hết lòng thành thực tới với hào 1, không có lỗi.

Giảng: Hào này cũng là âm nhu, nhưng đắc chính (âm ở vị âm), có lòng thành thực, lại ứng với hào 1 là người có tài, chính đáng (hào 1 cũng đắc chính), nên không có lỗi gì cả.

5.
六五: 知臨, 大君之宜, 吉.
Lục ngũ: Trí lâm, đại quân chi nghi, cát.
Dịch: Hào 5, âm: Dùng đức sáng suốt mà tới, đúng là tư cách một vị nguyên thủ, tốt.

Giảng: hào âm này ở vị chí tôn, có đức trung, ứng hợp với hào 2, dương , có thể ví với một vị nguyên thủ tuy ít tài (âm) nhưng sáng suốt, biết người nào có tài (hào 2), tín nhiệm, ủy thác việc nước cho người đó, như vậy kết quả chắc tốt.

6.
上六: 敦臨, 吉, 无咎.
Thượng lục: Đôn lâm, cát, vô cữu.
Dịch: Hào trên cùng, âm: Lấy lòng đôn hậu mà tới (với đời), tốt, không có lỗi.

Giảng: Hào này là âm, ở cuối cùng ngoại quái Khôn, là có đức rất nhu thuận, ở thời Lâm, tức thời của dương, của quân tử đương tiến, nó hướng về hai hào dương ở dưới cùng (mặc dầu không hào nào trong 2 hào đó ứng với nó) mà dắt mấy hào âm kia theo hai hào dương đó, cho nên khen nó là đôn hậu, tốt, không có lỗi.(st)

Xem
Âm dương tạp luậnDịch lý chiêm đoánGóc tổng hợpThư giãnTrải nghiệm cuộc sống

Ý nghĩa của 64 quẻ Dịch. Quẻ 18: Sơn Phong Cổ

dịch lý – phong thủy trọng hùng

Mỗi khi hữu sự, muốn biết sự việc tốt hay xấu thế nào, thì người xưa thường xem quẻ Dịch để nhận được câu trả lời từ quẻ Dịch qua phương pháp đoán theo sáu hào. Phương pháp gieo quẻ cụ thể như sau:

dịch lý - phong thủy trọng hùng
dịch lý – phong thủy trọng hùng

Dùng ba đồng tiền cổ, thường là những đồng xu bằng đồng, và quy ước: 1 mặt có chữ là mặt dương, 1 mặt không có chữ là mặt âm. Úp 3 đồng tiền vào giửa 2 lòng bàn tay trong vòng vài phút và suy nghĩ tới việc mình muốn hỏi.

Khi dùng 3 đồng tiền bỏ vào lòng bàn tay, úp 2 tay lại để im trong vài phút làm cho từ trường của đồng tiền và từ trường của con người liên thông với nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, bất cứ việc gì có liên quan cũng làm ta xúc cảm. Xúc cảm thì sẽ phát ra thông tin, nên chỉ cần ở trong lòng chăm chú nghĩ về việc mình dự đoán, đó gọi là tập trung ý niệm, sẽ phát tin tức ra ngoài.

Chỉ khi ý niệm của người xin đoán tập trung thì đồng tiền mới thông qua phản hồi thông tin để phản ánh một cách chính xác trung thực qua mặt sấp, mặt ngửa của nó.

Khi gieo quẻ cần tìm chỗ yên tinh, thành tâm, quần áo chỉnh tề, tập trung vào câu cần hỏi, nắm 3 đồng xu trong lòng 2 bàn tay chừng vài phút cho tinh thần tập trung thanh thản chuyên nhất vào câu hỏi, sau đó gieo 3 đồng xu trên 1 cái đĩa, gieo tất cả 6 lần để lập quẻ.

Kết quả gieo quẻ:

– 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
– 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
– 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
– 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Hào có vòng tròn “o” là hào dương động, hào có dấu “x” gọi là hào âm động.

Trong quẻ hào có vòng tròn “o” và hào có dấu “x” gọi là hào động. Động thì biến, dương động biến thành âm, âm động biến thành dương.

Trong một quẻ sáu hào toàn động thì toàn biến, sáu hào đều không động là không biến. Một vạch liền là “thiếu dương”, 2 vạch đứt là “thiếu âm”. Vòng tròn “o” là “lão dương” chủ về việc quá khứ, dấu “x” là “lão âm” chủ về việc tương lai. Vòng tròn “o” là hào động, dấu “x” là hào biến. Dưới đây là 1 quẻ làm ví dụ:

Thứ tự quẻ theo các lần sắp xếp từ dưới lên:

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Lúc xếp hào thì xếp từ dưới lên trên. Lúc xếp tên quẻ thì lại xếp từ trên xuống dưới. Quẻ này có quẻ nội là Chấn, quẻ ngoại là Đoài, là kim trên, mộc dưới, là quẻ “Trạch lôi tùy”.

Quẻ ngoại: Đoài vi trạch.

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp: Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Quẻ nội: Chấn vi lôi.

Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Người xưa trong thực tiễn dự đoán đã phát hiện bát quái và ngũ hành có quan hệ mật thiết với nhau.

Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn đã tổng kết ra các thuộc tính của các quẻ trong 8 cung, đồng thời phát hiện ra 6 hào của mỗi quẻ lại có thuộc tính với ngũ hành của nó và hàm chứa một thông tin nào đó, gọi là “tượng hào”.

Để cung cấp cho độc giả tham khảo, dưới đây xin giới thiệu ý nghĩa của từng quẻ Dịch trong 64 quẻ Dịch, và ý nghĩa của từng tượng hào trong mỗi quẻ Dịch.

Quẻ 18 :||::| Sơn Phong Cổ (蠱 gǔ)

Quẻ Sơn Phong Cổ, đồ hình :||::| còn gọi là quẻ Cổ (蠱 gu3), là quẻ thứ 18 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☴ (:|| 巽 xun4) Tốn hay Gió (風) và Ngoại quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山).

Giải nghĩa: Sự dã. Sự biến. Có sự không yên trong lòng, làm ngờ vực, khua, đánh, mua chuốc lấy cái hại, đánh trống, làm cho sợ sệt, sửa lại cái lỗi trước đã làm. Âm hại tương liên chi tượng: điều hại cùng có liên hệ.

Vui theo thì tất có công việc làm, cho nên sau quẻ Tùy, tới quẻ Cổ. Cổ có hai nghĩa: đổ nát và công việc. Hễ đổ nát thì phải sửa sang lại, thế là có công việc.

Thoán từ:
蠱: 元亨, 利涉大川.先甲三日, 後甲三日.
Cổ: Nguyên hanh, lợi thiệp đại xuyên
Tiên giáp tam nhật, hậu giáp tam nhật.

Dịch: Đổ nát mà làm lại mới thì rất tốt, vượt qua sông lớn thì lợi. Ba ngày trước ngày giáp (nghĩa là phải tìm nguyên nhân từ trước), ba ngày sau ngày giáp (phải nghĩ đến tương lai nên thể nào).

Giảng: Quẻ này trên là núi, dưới là gió, gió đụng núi, quật lại, đó là tượng loạn, không yên, tất phải có công việc.
Cũng có thể giảng như sau: tốn ở dưới là thuận, mà Cấn ở trên là ngưng chỉ; người dưới thì thuận mà người trên cứ ngồi im; hoặc người dưới một mực nhu, người trên một mực cương (Tốn thuộc âm, mà hào 1 cùng là âm, còn Cấn thuộc dương, mà hào cuối cùng thuộc dương ), để nén người dưới, như vậy mọi sự sẽ đổ nát, phải làm lại.
Đổ nát mà làm lại thì rất nên, rất tốt; phải xông pha nguy hiểm, nhưng rồi sẽ có lợi.

Tuy nhiên phải suy nghĩ, có kế hoạch trước sau. Ví dụ bắt tay vào việc là ngày giáp, thì phải nghĩ tới ba ngày trước ngày giáp, tức ngày tân [辛], tìm xem vì lẽ gì mà có sự đổ nát, và muốn đổi cũ sang mới (mới cũng là tân, nhưng chữ tân này [新], người Trung Hoa thường có cách mượn một chữ đồng âm để diễn một ý khác) thì phải làm sao. Rồi lại nghĩ đến ba ngày sau, tức ngày đinh [ 丁] , mà đinh ninh (chữ [丁 寧] này) phòng bị cho tương lai.

Làm lại mới mà được như vậy thì rất tốt.
Thoán truyện và Đại tượng truyện không giảng gì khác.

Hào từ:
1.
初六: 幹父之蠱, 有子, 考无咎, 厲, 終吉.
Sơ lục: Cán phụ chi cổ, hữu tử, khảo vô cữu , lệ, chung cát.

Dịch: Hào 1, âm: Sửa sang sự đổ nát của cha; nhờ con mà cha không lỗi; nhưng cũng có thể nguy đấy, phải biết răn sợ, sau mới tốt.
Quẻ Cổ này lấy việc trong nhà làm thí dụ, nên nói đến cha, con.

2.
九二: 幹母之蠱, 不可貞.
Cửu nhị: Cán mẫu chi cổ, bất khả trinh.

Dịch: Hào 2, dương : Sửa sang sự đổ nát của mẹ, không nên cố chấp (trinh)
Giảng: Hào này dương cương, đắc trung, trên ứng với hào 5 âm nhu, nên ví như con (2) với mẹ (5). Hào 2 có tài, sửa sang được, nhưng tính cương cường, có thể xung đột với 5, cho nên Hào từ khuyên đừng cố chấp mà phải mềm dẻo.

3.
九三: 幹父之蠱, 小有悔, 无大咎.
Cửu tam: Cán phụ chi cổ, tiểu hữu hối, vô đại cữu.

Dịch: Hào 3, dương: sửa sang sự đổ nát của cha, có chút hối hận những không có lỗi lớn.
Giảng: Hào này là dương lại ở vị dương, là quá cương, nóng nảy, không hợp đạo trung cho nên làm vài việc đáng ăn năn; nhưng làm nổi việc, đắc chính, nên không đến nỗi có lỗi lớn.
Ví như người con trung ngôn, trực gián mà giữ được đạo lý cho cha.

4.
六四: 裕父之蠱, 往見吝.
Lục tứ: Dụ phụ chi Cổ, vãng kiến lận.

Dịch: Hào 4, âm: (Vì dùng dằng mà chỉ) kéo dài sự đổ nát của cha, nếu cứ như vậy hoài thì sẽ hối tiếc.
Giảng: Hào âm, nhu lại ở vị âm, là người thiếu nghị lực, nhút nhát, không dám cương quyết sửa sự đổ nát của cha, để cho nó kéo dài hoài thì xấu cho cả gia đình mà phải hối hận.

5.
六五: 幹 父之蠱, 用譽.
Lục ngũ: Cán phụ chi cổ, dụng dự

Dịch: Hào 5, âm: sửa sự đổ nát cho cha, mà được tiếng khen.
Giảng: Âm nhu ở ngôi chí tôn, không đủ tài sáng nghiệp, nhưng nhờ có đức trung mà ở dưới ứng với hào 2, dương cương là người có tài, sửa sự đổ nát được, rốt cuộc thành công, cả hai được tiếng khen.

6.
上九: 不事王侯, 高尚 其事.
Thượng cửu: Bất sự vương hầu, cao thượng kỳ sự.

Dịch: Hào trên cùng, dương : Không xu phụ bậc vương hầu, mà nêu cao tư cách (đức của mình.)
Giảng: Hào này dương cương ở trên hào 5, như một vị hiền nhân quân tử cao khiết, ở ngoài mọi việc, không màng phú quí, không xu phụ vương hầu, giữ chí hướng của mình làm phép tắc trong thiên hạ.

Người Trung Hoa rất trọng đức hiếu, mà có hiếu trước hết là giữ được danh dự cho gia đình, làm vẻ vang cho tổ tiên, cho nên nếu cha mẹ làm điều gì trái đạo lý thì con có bổn phận can ngăn (cha có con như vậy là nhà có phúc), nếu còn nhu nhược quá, dùng dằng không dám can thì có lỗi lớn; nếu cương cường quá mà xung đột với cha mẹ thì có lỗi, nhưng nhẹ, tốt nhất là giữ đạo trung, mềm mỏng mà kiên trì, ngoài nhu mà trong cương.

Quẻ này kết một cách bất ngờ: hào trên cùng không nói gì về việc sửa sang sự đổ nát cả, mà chỉ khen bậc hiền nhân treo gương danh tiết cho thiên hạ soi.

Nên để ý: Cổ là đổ nát, rất xấu mà thoán từ khen là tốt, chỉ vì đổ nát thì phải làm lại, canh tân, mà canh tân là điều rất tốt. Không có gì suy cực mà không thịnh lên, tới lúc cùng mà không bắt đầu trở lại.(st)

Xem
Âm dương tạp luậnDịch lý chiêm đoánGóc tổng hợpThư giãnTrải nghiệm cuộc sống

Ý nghĩa của 64 quẻ Dịch. Quẻ 17: Trạch Lôi Tùy

dịch lý – phong thủy trọng hùng

Mỗi khi hữu sự, muốn biết sự việc tốt hay xấu thế nào, thì người xưa thường xem quẻ Dịch để nhận được câu trả lời từ quẻ Dịch qua phương pháp đoán theo sáu hào. Phương pháp gieo quẻ cụ thể như sau:

dịch lý - phong thủy trọng hùng
dịch lý – phong thủy trọng hùng

Dùng ba đồng tiền cổ, thường là những đồng xu bằng đồng, và quy ước: 1 mặt có chữ là mặt dương, 1 mặt không có chữ là mặt âm. Úp 3 đồng tiền vào giửa 2 lòng bàn tay trong vòng vài phút và suy nghĩ tới việc mình muốn hỏi.

Khi dùng 3 đồng tiền bỏ vào lòng bàn tay, úp 2 tay lại để im trong vài phút làm cho từ trường của đồng tiền và từ trường của con người liên thông với nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, bất cứ việc gì có liên quan cũng làm ta xúc cảm. Xúc cảm thì sẽ phát ra thông tin, nên chỉ cần ở trong lòng chăm chú nghĩ về việc mình dự đoán, đó gọi là tập trung ý niệm, sẽ phát tin tức ra ngoài.

Chỉ khi ý niệm của người xin đoán tập trung thì đồng tiền mới thông qua phản hồi thông tin để phản ánh một cách chính xác trung thực qua mặt sấp, mặt ngửa của nó.

Khi gieo quẻ cần tìm chỗ yên tinh, thành tâm, quần áo chỉnh tề, tập trung vào câu cần hỏi, nắm 3 đồng xu trong lòng 2 bàn tay chừng vài phút cho tinh thần tập trung thanh thản chuyên nhất vào câu hỏi, sau đó gieo 3 đồng xu trên 1 cái đĩa, gieo tất cả 6 lần để lập quẻ.

Kết quả gieo quẻ:

– 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
– 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
– 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
– 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Hào có vòng tròn “o” là hào dương động, hào có dấu “x” gọi là hào âm động.

Trong quẻ hào có vòng tròn “o” và hào có dấu “x” gọi là hào động. Động thì biến, dương động biến thành âm, âm động biến thành dương.

Trong một quẻ sáu hào toàn động thì toàn biến, sáu hào đều không động là không biến. Một vạch liền là “thiếu dương”, 2 vạch đứt là “thiếu âm”. Vòng tròn “o” là “lão dương” chủ về việc quá khứ, dấu “x” là “lão âm” chủ về việc tương lai. Vòng tròn “o” là hào động, dấu “x” là hào biến. Dưới đây là 1 quẻ làm ví dụ:

Thứ tự quẻ theo các lần sắp xếp từ dưới lên:

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Lúc xếp hào thì xếp từ dưới lên trên. Lúc xếp tên quẻ thì lại xếp từ trên xuống dưới. Quẻ này có quẻ nội là Chấn, quẻ ngoại là Đoài, là kim trên, mộc dưới, là quẻ “Trạch lôi tùy”.

Quẻ ngoại: Đoài vi trạch.

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp: Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Quẻ nội: Chấn vi lôi.

Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Người xưa trong thực tiễn dự đoán đã phát hiện bát quái và ngũ hành có quan hệ mật thiết với nhau.

Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn đã tổng kết ra các thuộc tính của các quẻ trong 8 cung, đồng thời phát hiện ra 6 hào của mỗi quẻ lại có thuộc tính với ngũ hành của nó và hàm chứa một thông tin nào đó, gọi là “tượng hào”.

Để cung cấp cho độc giả tham khảo, dưới đây xin giới thiệu ý nghĩa của từng quẻ Dịch trong 64 quẻ Dịch, và ý nghĩa của từng tượng hào trong mỗi quẻ Dịch.

Quẻ 17 |::||: Trạch Lôi Tùy (隨 suí)

Quẻ Trạch Lôi Tùy, đồ hình |::||: còn gọi là quẻ Tùy (隨 sui2), là quẻ thứ 17 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☳ (|:: 震 zhen4) Chấn hay Sấm (雷) và Ngoại quái là ☱ (||: 兌 dui4) Đoài hay Đầm (澤).

Giải nghĩa: Thuận dã. Di động. Cùng theo, mặc lòng, không có chí hướng, chỉ chiều theo, đại thể chủ việc di động, thuyên chuyển như chiếc xe. Phản phúc bất định chi tượng: loại không ở cố định bao giờ.
Dự là vui vẻ, vui vẻ thì có nhiều người theo nên tiếp sau là quẻ Tùy. Tùy là theo.

Thoán từ
隨: 元, 亨, 利, 貞, 无咎.
Tùy: Nguyên, hanh, lợi, trinh, vô cữu.

Dịch: Theo nhau: rất hanh thông, nhưng phải theo điều chính đáng, vì điều chính đáng (trinh) mới có lợi, không có lỗi.
Giảng: Đoài ở trên là vui vẻ, Chấn ở dưới là động; đó là cái tượng hành động mà được người vui theo.
Lại có thể giảng: Chấn là sấm, Đoài là chằm, sấm động ở trong chằm, nước chằm theo tiếng sấm mà cũng động, cho nên gọi là tùy.

Lời thoán từ quẻ này chỉ khác lời Thoán từ quẻ Càn vì có thêm hai chữ “vô cữu” (không có lỗi) ở sau, mà nghĩa thay đổi hẳn. Chu Hi: nguyên hanh (rất hanh thông) là “đức” (tính cách) của Tùy; còn trinh (chính đáng) là điều kiện để cho Tùy có lợi mà không có lỗi.

Theo người nhưng phải theo cái hay, theo đạo ; người có rất thiện (nguyên) , việc có thông thuận (hanh), có cái lợi công (lợi), thì mới nên theo, và khi theo thì phải giữ tiết tháo (trinh) thì mới không có lỗi.

Đại khái ba cách hiểu đó cũng không khác nhau mấy. Mà quẻ Tùy so với quẻ Càn thì kém xa.
Thoán truyện bàn rộng thêm, đưa một điều kiện nữa: Theo mà phải đúng thời mới được.

Ví dụ thời Hán, Vương Mãng cũng đã muốn làm một cuộc cách mạng xã hội; rất công bằng, tốt; nhưng thời đó sớm qua, nên thất bại. Tới đời Tống, Vương an Thạch cũng thất bại, như vậy là không hợp thời. Và Thoán truyện nhấn mạnh vào cái nghĩa tùy thời đó. (Tùy thời chi nghĩa đại hĩ tai!)

Hào từ:
1.
初九: 官有渝, 貞吉, 出門交有功.
Sơ cửu: Quan hữu du, trinh cát, xuất môn giao hữu công.

Dịch: Hào 1, dương : chủ trương thay đổi, hễ chính thì tốt, ra ngoài giao thiệp thì có công.
Giảng: chữ “quan” ở đây có nghĩa là chủ, chữ “du” có nghĩa là thay đổi . Chu Hi hiểu là chủ trương thay đổi.
Hiểu theo cách nào thì vẫn : cứ chính đáng, theo lẽ phải, thì tốt (trinh cát). Đừng theo tư tình, mà theo người ngoài (xuất môn) nếu họ phải , thì thành công.

2.
六二: 係小子, 失丈夫.
Lục nhị: Hệ tiểu tử, thất trượng phu.

Dịch: Hào 2, âm: Ràng buộc với kẻ thấp kém (nguyên văn là : con nít) mà mất kẻ trượng phu.
Giảng: Hào này âm nhu,không biết giữ mình, gần đâu tùy đấy, nên ràng buộc với hào 1 dương (tiểu tử), mà bỏ mất hào 5 cũng dương , ở trên, ứng hợp với nó.

Quẻ này, hễ là hào âm thì không dùng chữ tùy là theo, mà dùng chữ hệ là ràng buộc, có ý cho rằng âm nhu thì vì tư tình, hoặc lợi lộc mà quấn quít, còn dương cương thì vì chính nghĩa mà theo.

3.
六三: 係丈夫, 失小子; 隨有求得, 利居貞.
Lục tam: Hệ trượng phu, thất tiểu tử;
Tùy hữu cầu đắc, lợi cư trinh.

Dịch: Hào 3, âm: Ràng buộc với trượng phu, bỏ kẻ thấp kém; theo như vậy cầu xin cái gì thì đựơc đấy, nhưng phải chính đáng mới có lợi.

Giảng: Hào này cũng âm nhu như hào 2, gần đầu thân cận đấy, cho nên thân với hào 4 dương cương, có địa vị ở trên (tức với trượng phu) mà bỏ hào 1 (tiểu tử). Nó xin 4 cái gì cũng được vì 4 hơi có thế lực; nhưng Hào từ khuyên đừng xu thế trục lợi, phải giữ tư cách chính đáng thì mới tốt.

4.
九四: 隨有獲, 貞凶.有孚, 在道, 以明何咎.
Cửu tứ: Tùy hữu hoạch, trinh, hung.
Hữu phu, tại đạo, dĩ minh hà cữu.

Dịch: Hào 4, dương : Theo thì thu hoạch được lớn đấy, nhưng dù lẽ vẫn ngay mà cũng có thể gặp hung được. Cứ giữ lòng chí thành, theo đạo lý, lấy đức sáng suốt mà ứng phó thì không có lỗi.

Giảng: Hào này như một vị cận thần, được vua tin cậy (5 và 4 cùng là dương cả), ở vào thời Tùy là thiên hạ theo mình, như vậy thu hoạch được lớn (có thể hiểu là được lòng dân, hoặc lập được sự nghiệp); nhưng chính vì vậy mà có thể gặp hung. Cho nên Hào từ khuyên giữ lòng chí thành theo đạo lý sáng suốt ứng phó (nghĩa là có đủ ba đức: tín, nhân, trí) thì mới khỏi lỗi.
5.

九五: 孚于嘉, 吉.
Cửu ngũ: phu vu gia, cát.

Dịch: Hào 5, dương. Tín thành với điều thiện thì tốt.
Giảng: Hào 5, dương cương, ở vị tôn, trung và chính, lại ứng hợp với hào 2, cũng trung chính, cho nên rất tốt. “Gia” , điều thiện, ở đây là đức trung chính.

6.
上六: 拘係之, 乃從維之.王用亨于西山.
Thượng lục: câu hệ chi, mãi tòng duy chi.
Vương dụng hanh vu Tây Sơn.

Dịch: Hào trên cùng, âm. Ràng buộc lấy, theo mà thắt chặt lấy; Thái Vương nhà Chu, được nhân tâm như vậy mới lập được nghiệp vương hanh thịnh ở Tây sơn (tức Kỳ sơn).

Giảng: Hào này ở cuối quẻ Tùy, là được nhân tâm theo đến cùng cực, như thắt chặt với mình, như vua Thái Vương nhà Chu, lánh nạn rợ Địch, bỏ ấp Mân mà chạy sang đất Kỳ Sơn (năm -1327), người ấp Mân già trẻ trai gái dắt díu nhau theo, đông như đi chợ.

Quẻ này khuyên chúng ta chỉ nên theo chính nghĩa (chứ đừng vì tư tình, vì lợi) và biết tùy thời, như vậy thì tốt tới cùng được (hào cuối, đạt đến cực điểm mà vẫn không xấu.) (st)

Xem
Âm dương tạp luậnDịch lý chiêm đoánGóc tổng hợpThư giãnTrải nghiệm cuộc sống

Ý nghĩa của 64 quẻ Dịch. Quẻ 16: Lôi Địa Dự

dịch lý – phong thủy trọng hùng

Mỗi khi hữu sự, muốn biết sự việc tốt hay xấu thế nào, thì người xưa thường xem quẻ Dịch để nhận được câu trả lời từ quẻ Dịch qua phương pháp đoán theo sáu hào. Phương pháp gieo quẻ cụ thể như sau:

dịch lý - phong thủy trọng hùng
dịch lý – phong thủy trọng hùng

Dùng ba đồng tiền cổ, thường là những đồng xu bằng đồng, và quy ước: 1 mặt có chữ là mặt dương, 1 mặt không có chữ là mặt âm. Úp 3 đồng tiền vào giửa 2 lòng bàn tay trong vòng vài phút và suy nghĩ tới việc mình muốn hỏi.

Khi dùng 3 đồng tiền bỏ vào lòng bàn tay, úp 2 tay lại để im trong vài phút làm cho từ trường của đồng tiền và từ trường của con người liên thông với nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, bất cứ việc gì có liên quan cũng làm ta xúc cảm. Xúc cảm thì sẽ phát ra thông tin, nên chỉ cần ở trong lòng chăm chú nghĩ về việc mình dự đoán, đó gọi là tập trung ý niệm, sẽ phát tin tức ra ngoài.

Chỉ khi ý niệm của người xin đoán tập trung thì đồng tiền mới thông qua phản hồi thông tin để phản ánh một cách chính xác trung thực qua mặt sấp, mặt ngửa của nó.

Khi gieo quẻ cần tìm chỗ yên tinh, thành tâm, quần áo chỉnh tề, tập trung vào câu cần hỏi, nắm 3 đồng xu trong lòng 2 bàn tay chừng vài phút cho tinh thần tập trung thanh thản chuyên nhất vào câu hỏi, sau đó gieo 3 đồng xu trên 1 cái đĩa, gieo tất cả 6 lần để lập quẻ.

Kết quả gieo quẻ:

– 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
– 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
– 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
– 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Hào có vòng tròn “o” là hào dương động, hào có dấu “x” gọi là hào âm động.

Trong quẻ hào có vòng tròn “o” và hào có dấu “x” gọi là hào động. Động thì biến, dương động biến thành âm, âm động biến thành dương.

Trong một quẻ sáu hào toàn động thì toàn biến, sáu hào đều không động là không biến. Một vạch liền là “thiếu dương”, 2 vạch đứt là “thiếu âm”. Vòng tròn “o” là “lão dương” chủ về việc quá khứ, dấu “x” là “lão âm” chủ về việc tương lai. Vòng tròn “o” là hào động, dấu “x” là hào biến. Dưới đây là 1 quẻ làm ví dụ:

Thứ tự quẻ theo các lần sắp xếp từ dưới lên:

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Lúc xếp hào thì xếp từ dưới lên trên. Lúc xếp tên quẻ thì lại xếp từ trên xuống dưới. Quẻ này có quẻ nội là Chấn, quẻ ngoại là Đoài, là kim trên, mộc dưới, là quẻ “Trạch lôi tùy”.

Quẻ ngoại: Đoài vi trạch.

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp: Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Quẻ nội: Chấn vi lôi.

Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Người xưa trong thực tiễn dự đoán đã phát hiện bát quái và ngũ hành có quan hệ mật thiết với nhau.

Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn đã tổng kết ra các thuộc tính của các quẻ trong 8 cung, đồng thời phát hiện ra 6 hào của mỗi quẻ lại có thuộc tính với ngũ hành của nó và hàm chứa một thông tin nào đó, gọi là “tượng hào”.

Để cung cấp cho độc giả tham khảo, dưới đây xin giới thiệu ý nghĩa của từng quẻ Dịch trong 64 quẻ Dịch, và ý nghĩa của từng tượng hào trong mỗi quẻ Dịch.

Quẻ 16 :::|:: Lôi Địa Dự (豫 yù)

Quẻ Lôi Địa Dự, đồ hình :::|:: còn gọi là quẻ Dự (豫 yu4), là quẻ thứ 16 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☷ (::: 坤 kun1) Khôn hay Đất (地) và Ngoại quái là ☳ (|:: 震 zhen4) Chấn hay Sấm (雷).

Giải nghĩa: Duyệt dã. Thuận động. Dự bị, dự phòng, canh chừng, sớm, vui vầy. Thượng hạ duyệt dịch chi tượng: tượng trên dưới vui vẻ.
Đã Đại hữu mà lại Khiêm thì tất nhiên là vui vẻ, sung sướng, cho nên sau quẻ Khiêm, tới quẻ Dự (vui, sướng).

Thoán từ :
豫: 利建侯, 行師.
Dự: Lợi kiến hầu, hành sư.

Dịch: vui vẻ: Dựng tước hầu (để trị dân), ra quân thì tốt.
Giảng: Có ba cách giảng ý nghĩa quẻ này.
– Chấn ở trên, Khôn ở dưới, có nghĩa là ở trên thì động, hành động; ở dưới thuận theo, như vậy tất vui vẻ.
– Sấm ở trên đất, nghĩa là khí dương phát động (chấn thuộc dương) mà muôn vật ở trên phát sinh, cũng là cảnh tượng vui vẻ.
– Quẻ này chỉ có một hào dương (hào 4), 5 hào âm đều theo nó, nó làm chủ trong quẻ , như một người tài đức, làm việc gì cũng thuận cả, tất thành công, sẽ vui vẻ, an ổn.
– Thuận với lẽ tự nhiên thì dù trời đất cũng nghe theo, huống hồ là việc dựng tước hầu, ra quân, dân há lại không theo.
– Thoán truyện bàn rộng thêm: Cái đạo thuận lẽ mà hành động đó là đạo trời, cho nên mặt trời mặt trăng thay nhau chiếu sáng ban ngày ban đêm, không bao giờ lầm; bốn mùa thay nhau chẳng bao giờ sai. Thánh nhân thuận lẽ mà hành động thì hình phạt không phiền phức mà dân chúng phục tòng.

Hào từ:
1.
初六: 鳴豫, 凶.
Sơ lục: Minh dự, hung.

Dịch: Hào 1, âm: Khoe mình vui sướng một cách ồn ào, xấu.
Giảng: Chữ Dự, tên quẻ có nghĩa là trên dưới thuận nhu hành động mà cùng vui vẻ; còn chữ dự trong các hào thì có nghĩa là cá nhân vui vẻ.

Như hào âm nhu ở dưới cùng này, bất trung, bất chính, là một tiểu nhân, ỷ có hào 4 cương kiện và có địa vị ở trên ứng viện, lấy làm đắc ý, bộc lộ nỗi sung sướng của mình một cách ồn ào, thế là kiêu mạn, xấu.

2.
六二: 介于石, 不終日, 貞吉.
Lục nhị: giới vu thạch, bất chung nhật, trinh cát.

Dịch: Hào 2, âm: Chí vững như đá, chẳng đợi hết ngày (mà ứng phó ngay), chính đính, bền, tốt.
Khổng tử, theo Hệ từ hạ truyện, Chương V, cho rằng người quân tử biết trước được triệu chứng từ khi mới có dấu hiệu, cho nên ứng phó mau, giao tiếp với kẻ trên thì không nịnh, với kẻ dưới thì không nhờn, biết lúc nào nên nhu, lúc nào nên cương.

3.
六三: 盱豫, 悔遲, 有悔.
Lục tam: Hu dự, hối trì, hữu hối .

Dịch: Hào 3, âm: Ngửa mặt lên trên (mong được phú quí) mà vui mừng, như vậy thế nào cũng ăn năn, mà sửa đổi chậm, lại càng ăn năn hơn.

Giảng: Hào này cũng bất trung, bất chính, như kẻ tiểu nhân ngó lên trên là hào 4 dương cương, mong được phú quí mà vui mừng; không sớm rút chân ra khỏi cái bẩy quyền thế thì sẽ ân hận lớn.

4.
九四: 由豫, 大有得; 勿疑, 朋盍簪.
Cửu tứ: Do dự, đại hữu đắc; vật nghi, bằng hạp trâm.

Dịch: Hào 4, dương : người khác nhờ mình mà vui, mình có thể thành công lớn được; cứ hết lòng chí thành, đừng nghi ngờ thì các bạn thanh khí sẽ lại giúp mình đông mà chóng.

Giảng: Hào này làm chủ trong quẻ , có tài, có địa vị cao, lại được hào 5 (vua) hết lòng tin, nên tạo hạnh phúc được cho người , thành công lớn được.

Nhưng là hào dương độc nhất trong quẻ một mình đảm đương gánh nặng, có lúc chán nản, nghi ngờ, nên Hào từ khuyên cứ chí thành, thì sẽ có nhiều bạn tới giúp.

5.
六五: 貞疾, 恆, 不死.
Lục ngũ: Trinh tật, hằng, bất tử.

Dịch: hào 5, âm : Bệnh hoài, dai dẳng nhưng không chết.
Giảng: Hào 5, ở địa vị chí tôn, nhưng âm nhu, và có hào 4 được lòng dân, gánh hết việc thiên hạ, chuyên quyền; 5 chẳng phải làm gì cả, chỉ chìm đắm trong cảnh hoan lạc (vì ở thời Dự), nên ví với một người bị bệnh hoài. Nhưng may là có 5 đắc trung mà 4 cũng không áp bức, nên vẫn giữ được hư vị, cũng như bị bệnh dai dẳng mà không chết.

6.
上六: 冥豫,成有渝, 无咎.
Thượng lục: Minh dự, thành hữu du, vô cữu.

Dịch: Hào trên cùng, âm: mê tối vì hoan lạc, nhưng nếu biết sửa đổi nết xấu thì không lỗi.
Giảng: hào này âm nhu, bất trung bất chính, lại ở thời cuối quẻ Dự, cho nên ví với người mê tối vì hoan lạc. Nhưng cũng may, hào này ở trong ngoại quái Chấn, Chấn có nghĩa là động, có hy vọng nhúc nhích tự cường được, như vậy sẽ không xấu.

Chúng ta nhận thấy tên quẻ là Vui, mà sáu hào chỉ có hai hào (2 và 4) là tốt, còn 4 hào kia xấu nhiều hay ít cả, xấu nhất là hào 1 vì kiêu mạn, khoe khoang ồn ào cái vui bất chính của mình; mà tốt nhất là hào 2, vì không ham vui mà giữ vững chí mình.

Mỗi khi hữu sự, muốn biết sự việc tốt hay xấu thế nào, thì người xưa thường xem quẻ Dịch để nhận được câu trả lời từ quẻ Dịch qua phương pháp đoán theo sáu hào. Phương pháp gieo quẻ cụ thể như sau:

que16loidiadu.png

Dùng ba đồng tiền cổ, thường là những đồng xu bằng đồng, và quy ước: 1 mặt có chữ là mặt dương, 1 mặt không có chữ là mặt âm. Úp 3 đồng tiền vào giửa 2 lòng bàn tay trong vòng vài phút và suy nghĩ tới việc mình muốn hỏi.

Khi dùng 3 đồng tiền bỏ vào lòng bàn tay, úp 2 tay lại để im trong vài phút làm cho từ trường của đồng tiền và từ trường của con người liên thông với nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, bất cứ việc gì có liên quan cũng làm ta xúc cảm. Xúc cảm thì sẽ phát ra thông tin, nên chỉ cần ở trong lòng chăm chú nghĩ về việc mình dự đoán, đó gọi là tập trung ý niệm, sẽ phát tin tức ra ngoài.

Chỉ khi ý niệm của người xin đoán tập trung thì đồng tiền mới thông qua phản hồi thông tin để phản ánh một cách chính xác trung thực qua mặt sấp, mặt ngửa của nó.

Khi gieo quẻ cần tìm chỗ yên tinh, thành tâm, quần áo chỉnh tề, tập trung vào câu cần hỏi, nắm 3 đồng xu trong lòng 2 bàn tay chừng vài phút cho tinh thần tập trung thanh thản chuyên nhất vào câu hỏi, sau đó gieo 3 đồng xu trên 1 cái đĩa, gieo tất cả 6 lần để lập quẻ.

Kết quả gieo quẻ:

– 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
– 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
– 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
– 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Hào có vòng tròn “o” là hào dương động, hào có dấu “x” gọi là hào âm động.

Trong quẻ hào có vòng tròn “o” và hào có dấu “x” gọi là hào động. Động thì biến, dương động biến thành âm, âm động biến thành dương.

Trong một quẻ sáu hào toàn động thì toàn biến, sáu hào đều không động là không biến. Một vạch liền là “thiếu dương”, 2 vạch đứt là “thiếu âm”. Vòng tròn “o” là “lão dương” chủ về việc quá khứ, dấu “x” là “lão âm” chủ về việc tương lai. Vòng tròn “o” là hào động, dấu “x” là hào biến. Dưới đây là 1 quẻ làm ví dụ:

Thứ tự quẻ theo các lần sắp xếp từ dưới lên:

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Lúc xếp hào thì xếp từ dưới lên trên. Lúc xếp tên quẻ thì lại xếp từ trên xuống dưới. Quẻ này có quẻ nội là Chấn, quẻ ngoại là Đoài, là kim trên, mộc dưới, là quẻ “Trạch lôi tùy”.

Quẻ ngoại: Đoài vi trạch.

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp: Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Quẻ nội: Chấn vi lôi.

Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Người xưa trong thực tiễn dự đoán đã phát hiện bát quái và ngũ hành có quan hệ mật thiết với nhau.

Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn đã tổng kết ra các thuộc tính của các quẻ trong 8 cung, đồng thời phát hiện ra 6 hào của mỗi quẻ lại có thuộc tính với ngũ hành của nó và hàm chứa một thông tin nào đó, gọi là “tượng hào”.

Để cung cấp cho độc giả tham khảo, dưới đây xin giới thiệu ý nghĩa của từng quẻ Dịch trong 64 quẻ Dịch, và ý nghĩa của từng tượng hào trong mỗi quẻ Dịch.

Quẻ 16 :::|:: Lôi Địa Dự (豫 yù)

Quẻ Lôi Địa Dự, đồ hình :::|:: còn gọi là quẻ Dự (豫 yu4), là quẻ thứ 16 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☷ (::: 坤 kun1) Khôn hay Đất (地) và Ngoại quái là ☳ (|:: 震 zhen4) Chấn hay Sấm (雷).

Giải nghĩa: Duyệt dã. Thuận động. Dự bị, dự phòng, canh chừng, sớm, vui vầy. Thượng hạ duyệt dịch chi tượng: tượng trên dưới vui vẻ.
Đã Đại hữu mà lại Khiêm thì tất nhiên là vui vẻ, sung sướng, cho nên sau quẻ Khiêm, tới quẻ Dự (vui, sướng).

Thoán từ :
豫: 利建侯, 行師.
Dự: Lợi kiến hầu, hành sư.

Dịch: vui vẻ: Dựng tước hầu (để trị dân), ra quân thì tốt.
Giảng: Có ba cách giảng ý nghĩa quẻ này.
– Chấn ở trên, Khôn ở dưới, có nghĩa là ở trên thì động, hành động; ở dưới thuận theo, như vậy tất vui vẻ.
– Sấm ở trên đất, nghĩa là khí dương phát động (chấn thuộc dương) mà muôn vật ở trên phát sinh, cũng là cảnh tượng vui vẻ.
– Quẻ này chỉ có một hào dương (hào 4), 5 hào âm đều theo nó, nó làm chủ trong quẻ , như một người tài đức, làm việc gì cũng thuận cả, tất thành công, sẽ vui vẻ, an ổn.
– Thuận với lẽ tự nhiên thì dù trời đất cũng nghe theo, huống hồ là việc dựng tước hầu, ra quân, dân há lại không theo.
– Thoán truyện bàn rộng thêm: Cái đạo thuận lẽ mà hành động đó là đạo trời, cho nên mặt trời mặt trăng thay nhau chiếu sáng ban ngày ban đêm, không bao giờ lầm; bốn mùa thay nhau chẳng bao giờ sai. Thánh nhân thuận lẽ mà hành động thì hình phạt không phiền phức mà dân chúng phục tòng.

Hào từ:
1.
初六: 鳴豫, 凶.
Sơ lục: Minh dự, hung.

Dịch: Hào 1, âm: Khoe mình vui sướng một cách ồn ào, xấu.
Giảng: Chữ Dự, tên quẻ có nghĩa là trên dưới thuận nhu hành động mà cùng vui vẻ; còn chữ dự trong các hào thì có nghĩa là cá nhân vui vẻ.

Như hào âm nhu ở dưới cùng này, bất trung, bất chính, là một tiểu nhân, ỷ có hào 4 cương kiện và có địa vị ở trên ứng viện, lấy làm đắc ý, bộc lộ nỗi sung sướng của mình một cách ồn ào, thế là kiêu mạn, xấu.

2.
六二: 介于石, 不終日, 貞吉.
Lục nhị: giới vu thạch, bất chung nhật, trinh cát.

Dịch: Hào 2, âm: Chí vững như đá, chẳng đợi hết ngày (mà ứng phó ngay), chính đính, bền, tốt.
Khổng tử, theo Hệ từ hạ truyện, Chương V, cho rằng người quân tử biết trước được triệu chứng từ khi mới có dấu hiệu, cho nên ứng phó mau, giao tiếp với kẻ trên thì không nịnh, với kẻ dưới thì không nhờn, biết lúc nào nên nhu, lúc nào nên cương.

3.
六三: 盱豫, 悔遲, 有悔.
Lục tam: Hu dự, hối trì, hữu hối .

Dịch: Hào 3, âm: Ngửa mặt lên trên (mong được phú quí) mà vui mừng, như vậy thế nào cũng ăn năn, mà sửa đổi chậm, lại càng ăn năn hơn.

Giảng: Hào này cũng bất trung, bất chính, như kẻ tiểu nhân ngó lên trên là hào 4 dương cương, mong được phú quí mà vui mừng; không sớm rút chân ra khỏi cái bẩy quyền thế thì sẽ ân hận lớn.

4.
九四: 由豫, 大有得; 勿疑, 朋盍簪.
Cửu tứ: Do dự, đại hữu đắc; vật nghi, bằng hạp trâm.

Dịch: Hào 4, dương : người khác nhờ mình mà vui, mình có thể thành công lớn được; cứ hết lòng chí thành, đừng nghi ngờ thì các bạn thanh khí sẽ lại giúp mình đông mà chóng.

Giảng: Hào này làm chủ trong quẻ , có tài, có địa vị cao, lại được hào 5 (vua) hết lòng tin, nên tạo hạnh phúc được cho người , thành công lớn được.

Nhưng là hào dương độc nhất trong quẻ một mình đảm đương gánh nặng, có lúc chán nản, nghi ngờ, nên Hào từ khuyên cứ chí thành, thì sẽ có nhiều bạn tới giúp.

5.
六五: 貞疾, 恆, 不死.
Lục ngũ: Trinh tật, hằng, bất tử.

Dịch: hào 5, âm : Bệnh hoài, dai dẳng nhưng không chết.
Giảng: Hào 5, ở địa vị chí tôn, nhưng âm nhu, và có hào 4 được lòng dân, gánh hết việc thiên hạ, chuyên quyền; 5 chẳng phải làm gì cả, chỉ chìm đắm trong cảnh hoan lạc (vì ở thời Dự), nên ví với một người bị bệnh hoài. Nhưng may là có 5 đắc trung mà 4 cũng không áp bức, nên vẫn giữ được hư vị, cũng như bị bệnh dai dẳng mà không chết.

6.
上六: 冥豫,成有渝, 无咎.
Thượng lục: Minh dự, thành hữu du, vô cữu.

Dịch: Hào trên cùng, âm: mê tối vì hoan lạc, nhưng nếu biết sửa đổi nết xấu thì không lỗi.
Giảng: hào này âm nhu, bất trung bất chính, lại ở thời cuối quẻ Dự, cho nên ví với người mê tối vì hoan lạc. Nhưng cũng may, hào này ở trong ngoại quái Chấn, Chấn có nghĩa là động, có hy vọng nhúc nhích tự cường được, như vậy sẽ không xấu.

Chúng ta nhận thấy tên quẻ là Vui, mà sáu hào chỉ có hai hào (2 và 4) là tốt, còn 4 hào kia xấu nhiều hay ít cả, xấu nhất là hào 1 vì kiêu mạn, khoe khoang ồn ào cái vui bất chính của mình; mà tốt nhất là hào 2, vì không ham vui mà giữ vững chí mình.(st)

Xem
Âm dương tạp luậnDịch lý chiêm đoánGóc tổng hợpThư giãnTrải nghiệm cuộc sống

Ý nghĩa của 64 quẻ Dịch. Quẻ 15: Địa Sơn Khiêm

dịch lý – phong thủy trọng hùng

Mỗi khi hữu sự, muốn biết sự việc tốt hay xấu thế nào, thì người xưa thường xem quẻ Dịch để nhận được câu trả lời từ quẻ Dịch qua phương pháp đoán theo sáu hào. Phương pháp gieo quẻ cụ thể như sau:

dịch lý - phong thủy trọng hùng
dịch lý – phong thủy trọng hùng

Dùng ba đồng tiền cổ, thường là những đồng xu bằng đồng, và quy ước: 1 mặt có chữ là mặt dương, 1 mặt không có chữ là mặt âm. Úp 3 đồng tiền vào giửa 2 lòng bàn tay trong vòng vài phút và suy nghĩ tới việc mình muốn hỏi.

Khi dùng 3 đồng tiền bỏ vào lòng bàn tay, úp 2 tay lại để im trong vài phút làm cho từ trường của đồng tiền và từ trường của con người liên thông với nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, bất cứ việc gì có liên quan cũng làm ta xúc cảm. Xúc cảm thì sẽ phát ra thông tin, nên chỉ cần ở trong lòng chăm chú nghĩ về việc mình dự đoán, đó gọi là tập trung ý niệm, sẽ phát tin tức ra ngoài.

Chỉ khi ý niệm của người xin đoán tập trung thì đồng tiền mới thông qua phản hồi thông tin để phản ánh một cách chính xác trung thực qua mặt sấp, mặt ngửa của nó.

Khi gieo quẻ cần tìm chỗ yên tinh, thành tâm, quần áo chỉnh tề, tập trung vào câu cần hỏi, nắm 3 đồng xu trong lòng 2 bàn tay chừng vài phút cho tinh thần tập trung thanh thản chuyên nhất vào câu hỏi, sau đó gieo 3 đồng xu trên 1 cái đĩa, gieo tất cả 6 lần để lập quẻ.

Kết quả gieo quẻ:

– 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
– 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
– 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
– 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Hào có vòng tròn “o” là hào dương động, hào có dấu “x” gọi là hào âm động.

Trong quẻ hào có vòng tròn “o” và hào có dấu “x” gọi là hào động. Động thì biến, dương động biến thành âm, âm động biến thành dương.

Trong một quẻ sáu hào toàn động thì toàn biến, sáu hào đều không động là không biến. Một vạch liền là “thiếu dương”, 2 vạch đứt là “thiếu âm”. Vòng tròn “o” là “lão dương” chủ về việc quá khứ, dấu “x” là “lão âm” chủ về việc tương lai. Vòng tròn “o” là hào động, dấu “x” là hào biến. Dưới đây là 1 quẻ làm ví dụ:

Thứ tự quẻ theo các lần sắp xếp từ dưới lên:

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Lúc xếp hào thì xếp từ dưới lên trên. Lúc xếp tên quẻ thì lại xếp từ trên xuống dưới. Quẻ này có quẻ nội là Chấn, quẻ ngoại là Đoài, là kim trên, mộc dưới, là quẻ “Trạch lôi tùy”.

Quẻ ngoại: Đoài vi trạch.

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp: Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Quẻ nội: Chấn vi lôi.

Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Người xưa trong thực tiễn dự đoán đã phát hiện bát quái và ngũ hành có quan hệ mật thiết với nhau.

Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn đã tổng kết ra các thuộc tính của các quẻ trong 8 cung, đồng thời phát hiện ra 6 hào của mỗi quẻ lại có thuộc tính với ngũ hành của nó và hàm chứa một thông tin nào đó, gọi là “tượng hào”.

Để cung cấp cho độc giả tham khảo, dưới đây xin giới thiệu ý nghĩa của từng quẻ Dịch trong 64 quẻ Dịch, và ý nghĩa của từng tượng hào trong mỗi quẻ Dịch.

Quẻ 15 ::|::: Địa Sơn Khiêm (謙 qiān)

Quẻ Địa Sơn Khiêm, đồ hình ::|::: còn gọi là quẻ Khiêm (謙 qian1), là quẻ thứ 15 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山) và Ngoại quái là ☷ (::: 坤 kun1) Khôn hay Đất (地).

Giải nghĩa: Thoái dã. Cáo thoái. Khiêm tốn, nhún nhường, khiêm từ, cáo thoái, từ giã, lui vào trong, giữ gìn, nhốt vào trong, đóng cửa. Thượng hạ mông lung chi tượng: tượng trên dưới hoang mang.
Đại hữu là thời rất thịnh, không nên để cho quá đầy, mà nên nhún nhường, nên Khiêm.

Thoán từ
謙: 亨, 君子有終.
Khiêm: Hanh, quân tử hữu chung.
Dịch: Nhún nhường, hanh thông, người quân tử giữ được trọn vẹn tới cuối.

Giảng: Trên là đất, dưới là núi. Núi cao, đất thấp, núi chịu ở dưới đất là cái tượng nhún nhường. Khiêm hạ. Vì vậy mà được hanh thông.

Quẻ này chỉ có mỗi một hào dương, dùng nó làm chủ quẻ.

Thoán truyện bàn thêm: Khiêm là đạo của trời, đất và người .

Trời có đức khiêm vì ở trên đi xuống chỗ thấp mà sáng tỏ; đất có đức khiêm vì chịu ở dưới mà đi lên. Đạo trời, cái gì đầy thì làm cho khuyết đi, cái gì thấp kém (khiêm) thì bù đắp cho (Thiên đạo khuy doanh nhi ích khiêm). Đạo đất, đạo quỉ thần cũng vậy. Còn đạo người thì ghét kẻ đầy, tức sự kiêu căng thỏa mãn, mà thích kẻ khiêm tốn (Nhân đạo ố doanh nhi hiếu khiêm). Hễ khiêm thì ở địa vị cao mà đạo càng sáng, ở địa vị thấp mà chẳng ai vượt mình được.

Đại tượng truyện. Khuyên người quân tử nên bớt chốn nhiều, bù chốn ít, để cho sự vật được cân xứng, quân bình (Biều đa ích quả, xứng vật bình thí).

Hào từ
初六: 謙謙君子, 用涉大川, 吉.
Sơ lục: khiêm khiêm quân tử, dụng thiệp đại xuyên, cát.

Dịch : Hào 1, âm – Nhún nhường, nhún nhường, người quân tử dùng đức ấy để qua sông lớn thì tốt.
Giảng: Hào này âm như mà lại ở dưới cùng, thật là khiêm hạ, dầu gặp hoàn cảnh hiểm nguy nào cũng vượt được.
Tiểu tượng truyện khuyên người quân tử trau giồi tư cách mình bằng đức khiêm hạ, (Khiêm khiêm quân tử, ti dĩ tự mục)

2
六二: 鳴謙, 貞吉.
Lục nhị: Minh khiêm, trinh cát.

Dịch:Hào 2, âm: Tiếng tăm lừng lẫy về đức khiêm, nếu chính đáng thì tốt.
Giảng: hào này nhu thuận, đắc trung, đắc chính, rất tốt, cho nên bảo là tiếng tăm lừng lẫy về đức Khiêm. Nhưng ngại tiếng tăm lừng lẫy thì dễ ham danh, mà hóa ra quá khiêm đến mức giả nhún nhường hoặc nịnh bợ), nên Hào từ khuyên phải giữ đức trung, chính (trinh) của hào 2 thì mới tốt.

3.
九三: 勞謙, 君子 有終, 吉.
Cửu tam: Lao khiêm, quân tử hữu chung, cát.

Dịch: Hào 3, dương : Khó nhọc (có công lao) mà nhún nhường, người quân tử giữ được trọn vẹn, tốt.
Giảng: hào này có đức dương cương, làm chủ cả quẻ, năm hào âm đều trông cậy vào, như người có địa vị (ở trên cùng nội quái), có tài năng (hào dương ) mà khiêm tốn (vì ở trong quẻ Khiêm), không khoe công, nên càng được mọi người phục, mà giữ được địa vị, đức độ tới cùng.

Theo Hệ từ thượng truyện chương VIII, Khổng tử đọc hào này, giảng thêm: “Khó nhọc mà không khoe khoang, có công với đời mà chẳng nhận là ân đức, đức như vậy là cực dày”.

4.
六四: 无不利, 撝謙.
Lục tứ: vô bất lợi, huy khiêm.

Dịch: Hào 4, âm: Phát huy sự nhún nhường thì không gì là không lợi.
Giảng: Hào này nhu thuận mà đắc chính, tốt đấy, nhưng vì ở trên hào 3 là người có công lao, mà lại ở gần hào 5, là vua, nên càng phải phát huy thêm đức khiêm, mới tránh được mọi khó khăn mà không gì là không lợi.

5.
六五: 不富以其鄰, 利用侵伐, 无不利.
Lục ngũ: Bất phú dĩ kỳ lân, lợi dụng xâm phạt, vô bất lợi.

Dịch: Hào 5, âm: chẳng cần giàu (có thế lực) mà thâu phục đựơc láng giềng (được nhiều người theo); nhưng phải có chút uy, chinh phạt kẻ nào chưa phục mình thì mới không gì là không lợi.

Giảng: Hào này âm nhu, đắc trung, ở địa vị chí tôn, nên tự nhiên thâu phục được nhiều người, nhưng nếu nhu quá, thiếu uy thì không phải là tư cách một ông vua, nên Hào từ khuyên nên dùng uy võ đối với kẻ nào chưa phục mình. Hào này có thể dùng uy được vì ở vị dương (lẻ).

6.
上六: 鳴謙, 利用行師, 征邑國.
Thượng lục: Minh khiêm, lợi dụng hành sư, chính ấp quốc.

Dịch: Hào trên cùng, âm: Tiếng tăm lừng lẫy về đức Khiêm, được nhiều người theo có thể lợi dụng điều đó mà ra quân, nhưng cũng chỉ trị được những kẻ trong ấp của mình không phục mình thôi.

Giảng: hào này thể nhu, vị nhu, ở vào thời cuối cùng quẻ Khiêm, cho nên khiêm nhu cùng vực, tiếng tăm lừng lẫy, nhiều người theo đấy; nhân đó mà có thể ra quân chinh phạt những kẻ không theo mình, nhưng vì tài kém, nên chỉ trị được những kẻ trong ấp mình thôi, chưa thỏa chí được.

Quẻ này hào nào cũng tốt không nhiều thì ít, không kém quẻ Đại hữu bao nhiêu.
Đa số các triết gia Trung Hoa rất đề cao đức Khiêm, nhất là Khổng tử và Lão tử, vì họ cho rằng luật trời hễ đầy quá thì vơi, trong khi đầy phải nghĩ tới lúc sẽ vơi, phải khiêm hạ, đừng tự phụ.

Không thể dẫn hết những châm ngôn của Trung Hoa về đức khiêm được; trong quẻ này chúng ta đã thấy được mấy câu như Thiên đạo khuy doanh nhi ích khiêm, nhân đạo ố doanh nhi hiếu khiêm, khiêm khiêm quân tử, ti dĩ tự mục. Trong Đạo đức kinh, cũng rất nhiều câu, như: Hậu kỳ thân nhi thân tiên; Qúi dĩ tiện vi bản, cao dĩ hạ vi cơ; Dục tiên dân tất dĩ thân hậu chi: Bất cảm vi thiên hạ tiên .

Nhưng khiêm nhu của Lão tử có vẻ triệt để, tuyệt nhiên không tranh hơn với ai, mà khiêm nhu trong Dịch thì không thái quá, vẫn trọng đức trung (hào 2). (st)

Xem
Âm dương tạp luậnDịch lý chiêm đoánGóc tổng hợpThư giãnTrải nghiệm cuộc sống

Ý nghĩa của 64 quẻ Dịch. Quẻ 14: Hỏa Thiên Đại Hữu

dịch lý – phong thủy trọng hùng

Mỗi khi hữu sự, muốn biết sự việc tốt hay xấu thế nào, thì người xưa thường xem quẻ Dịch để nhận được câu trả lời từ quẻ Dịch qua phương pháp đoán theo sáu hào. Phương pháp gieo quẻ cụ thể như sau:

dịch lý - phong thủy trọng hùng
dịch lý – phong thủy trọng hùng

Dùng ba đồng tiền cổ, thường là những đồng xu bằng đồng, và quy ước: 1 mặt có chữ là mặt dương, 1 mặt không có chữ là mặt âm. Úp 3 đồng tiền vào giửa 2 lòng bàn tay trong vòng vài phút và suy nghĩ tới việc mình muốn hỏi.

Khi dùng 3 đồng tiền bỏ vào lòng bàn tay, úp 2 tay lại để im trong vài phút làm cho từ trường của đồng tiền và từ trường của con người liên thông với nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, bất cứ việc gì có liên quan cũng làm ta xúc cảm. Xúc cảm thì sẽ phát ra thông tin, nên chỉ cần ở trong lòng chăm chú nghĩ về việc mình dự đoán, đó gọi là tập trung ý niệm, sẽ phát tin tức ra ngoài.

Chỉ khi ý niệm của người xin đoán tập trung thì đồng tiền mới thông qua phản hồi thông tin để phản ánh một cách chính xác trung thực qua mặt sấp, mặt ngửa của nó.

Khi gieo quẻ cần tìm chỗ yên tinh, thành tâm, quần áo chỉnh tề, tập trung vào câu cần hỏi, nắm 3 đồng xu trong lòng 2 bàn tay chừng vài phút cho tinh thần tập trung thanh thản chuyên nhất vào câu hỏi, sau đó gieo 3 đồng xu trên 1 cái đĩa, gieo tất cả 6 lần để lập quẻ.

Kết quả gieo quẻ:

– 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
– 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
– 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
– 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Hào có vòng tròn “o” là hào dương động, hào có dấu “x” gọi là hào âm động.

Trong quẻ hào có vòng tròn “o” và hào có dấu “x” gọi là hào động. Động thì biến, dương động biến thành âm, âm động biến thành dương.

Trong một quẻ sáu hào toàn động thì toàn biến, sáu hào đều không động là không biến. Một vạch liền là “thiếu dương”, 2 vạch đứt là “thiếu âm”. Vòng tròn “o” là “lão dương” chủ về việc quá khứ, dấu “x” là “lão âm” chủ về việc tương lai. Vòng tròn “o” là hào động, dấu “x” là hào biến. Dưới đây là 1 quẻ làm ví dụ:

Thứ tự quẻ theo các lần sắp xếp từ dưới lên:

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Lúc xếp hào thì xếp từ dưới lên trên. Lúc xếp tên quẻ thì lại xếp từ trên xuống dưới. Quẻ này có quẻ nội là Chấn, quẻ ngoại là Đoài, là kim trên, mộc dưới, là quẻ “Trạch lôi tùy”.

Quẻ ngoại: Đoài vi trạch.
Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp: Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Quẻ nội: Chấn vi lôi.
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Người xưa trong thực tiễn dự đoán đã phát hiện bát quái và ngũ hành có quan hệ mật thiết với nhau.

Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn đã tổng kết ra các thuộc tính của các quẻ trong 8 cung, đồng thời phát hiện ra 6 hào của mỗi quẻ lại có thuộc tính với ngũ hành của nó và hàm chứa một thông tin nào đó, gọi là “tượng hào”.

Để cung cấp cho độc giả tham khảo, dưới đây xin giới thiệu ý nghĩa của từng quẻ Dịch trong 64 quẻ Dịch, và ý nghĩa của từng tượng hào trong mỗi quẻ Dịch.

Quẻ 14 ||||:| Hỏa Thiên Đại Hữu (大有 dà yǒu)

Quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu, đồ hình ||||:| còn gọi là quẻ Đại Hữu (大有 da4 you3), là quẻ thứ 14 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☰ (||| 乾 qian2) Càn hay Trời (天) và Ngoại quái là ☲ (|:| 離 li2) Ly hay Hỏa (火).

Giải nghĩa: Khoan dã. Cả có. Thong dong, dung dưỡng nhiều, độ lượng rộng, có đức dầy, chiếu sáng lớn. Kim ngọc mãn đường chi tượng: vàng bạc đầy nhà.

Giải thích của người Việt: Bổ sung thêm tượng: sở hữu tài sản vật chất và tinh thần ở mức cao nhất.
Đã cộng đồng với mọi người thì mọi người về với mình, mà sở hữu của mình cũng lớn, cho nên sau quẻ Đồng nhân, tới quẻ Đại hữu (có lớn).

Thoán từ:

大有: 元亨.
Đại hữu: Nguyên hanh.
Dịch: Có lớn thì rất hanh thông.

Giảng: ☲ ở trên Càn là lửa ở trên trời, chiếu sáng mọi vật như vậy là “có lớn” Ly lại có nghĩa là văn minh, Càn là cương kiện, gồm cả văn minh và cương kiện cho nên rất hanh thông.

Theo Thoán truyện: Còn một cách giảng nữa: quẻ này chỉ có một hào âm, nó thống lĩnh quần dương, 5 hào dương đều theo nó, có nghĩa là mọi người về với nó, mà nó được “có lớn”. Sở dĩ nó thống lĩnh được vì nó ở ngôi tôn mà lại đắc trung. Nó ứng hợp với hào 2, dương ở giữa quẻ Càn, như vậy nó vừa văn minh vừa cương kiện, ứng với trời (Càn) mà hành động đúng với thời.

Đại tượng truyện khuyên: người quân tử trong quẻ này phải ngăn đón ngay điều dữ khi nó chưa phát hiện, và biểu dương điều tốt khi nó còn mập mờ để thuận mệnh tốt của trời (át ác dương thiện, thuận thiên hưu mệnh: chữ hưu ở đây là tốt).

Hào từ:

1.
初九: 无交害, 匪咎; 艱則无咎.
Sơ cửu: Vô giao hại, phỉ cữu; nan tắc vô cửu.

Dịch : Hào 1. dương : chưa làm việc gì tai hại, chưa có lỗi; nhưng phải (cẩn thận) cư xử như gặp lúc gian nan thì mới khỏi lỗi.
Giảng: Đại hữu là có lớn. Hào 1 như con một nhà giàu sang, còn trẻ, chưa làm gì tai hại thì chưa có tội, nhưng vì là con nhà giàu, ít người ưa, nếu lại kiêu căng xa xỉ thì sẽ gây oán ghét, cho nên Hào từ khuyên sống trong cảnh gian nan thì mới khỏi tội.

2.
九二: 大車以載, 有攸往, 无咎.
Cửu nhị: đại xa dĩ tái, hữu du vãng, vô cửu.

Dịch: Hào 2, dương : xe lớn chở nặng, đi chốn nào (ý nói làm gì) cũng được, không có lỗi.

Giảng: Hào này tốt nhất trong quẻ : dương cương mà đắc trung, vừa có tài vừa khiêm tốn, được hào 5, âm ở trên ứng hợp, như được vua hết sức tin dùng sẽ thành công, cho nên ví với cỗ xe lớn chở nặng đi đường xa, đâu cũng tới được.

3.
九三: 公用亨于天子, 小人弗克.
Cửu tam: Công dụng hưởng vu thiên tử, tiểu nhân phất khắc.

Dịch: Hào 3, dương : như bậc công (hầu) mở tiệc mời thiên tử hạng tiểu nhân không đương nổi việc đó.

Giảng: Thời xưa chữ [ 亨 ] đọc là hanh (nghĩa là hanh thông) mà cũng đọc là hưởng) nghĩa là hưởng dụng, dâng, yến tiệc, lễ lớn) Chu Hi hiểu là triều hiến. R.Wilhem hiểu là đem đất đai của cải dâng thiên tử, hoặc cho dân chúng.

Hào 3 này dương cương đắc chính, đứng trên cùng nội quái, cho nên ví với một bậc công; ở vào thời Đại hữu tất có nhiều đất đai, nhân dân; nên bậc thiên tử cũng nể, tới dự tiệc do vị công đó đãi.

Những phải là người quân tử, có đức hạnh, không kiêu, mới làm như vậy được; còn hàng tiểu nhân, thấy thiên tử tới nhà mình càng kiêu căng, xa xỉ thì không đương nổi danh dự đó, mà chỉ hại thôi (tiểu nhân hại dã – lời Tiểu tượng truyện)

4.
九四: 匪其彭, 无咎.
Cửu tứ: phỉ kỳ bành, vô cữu.

Dịch: Hão, dương: đừng làm ra vẻ thịnh vượng (khoe của, sống sang quá) thì không có lỗi.

Giảng: Chữ bành [ 彭 ] ở đây, Trình tử hiểu là thịnh vượng; Phan Bội Châu dẫn câu “Hành nhân bành bành” trong Kinh Thi mà hiểu là rầm rộ. Chúng tôi châm chước hai nghĩa đó mà dịch như trên.

Hào này ở địa vị cao, gần hào 5, mà bất trung , bất chính, e có họa tới nơi, nên Hào từ khuyên phải khiêm tốn, tiết kiệm. Tiểu tượng truyện cũng khuyên phải phân biệt thị phi họa phúc cho rành thì mới khỏi lỗi.

5.
六五: 厥孚交如, 威如, 吉.
Lục ngũ: quyết phu giao như, uy như, cát.

Dịch: Hào 5, âm: Lấy đức tin, chí hành mà giao thiệp, và phải có uy thì tốt.

Giảng: Hào này ở vị chí tôn, đượccả 5 hào dương theo, nên phải đem đức tin, lòng chí thành mà đối đãi với người dưới. Nhưng vì là âm, nên ngại rằng quá nhu, nên Hào từ khuyên phải có chút uy mới được.

Tiểu tượng truyện cơ hồ hiểu khác, bảo phải dùng uy vũ, đừng khinh dị mà phải phòng bị đạo tắc (uy như chi cát, dị nhi vô bị dã) .

6.
上九: 自天祐之, 吉, 无不利.
Thượng cửu: tự thiên hựu chi, cát, vô bất lợi.

Dịch: hào trên cùng, dương : tự trời giúp cho, tốt, không có gì mà chẳng lợi.

Giảng: Ở thời Đại hữu, thịnh trị, hào dương cương này ở trên cùng mà chịu hạ mình theo hào 5, chỉ vì 5 có đức thành tín; như vậy là không kiêu, tuy thịnh mà không đầy tràn, nên được trời giúp cho, hóa tốt, chứ lẽ thường hào cuối cùng, Đại hữu đã đến màn cuối, khó mà tốt được.

Khổng tử đọc tới hào này bảo: “Trời sở dĩ giúp cho là vì thuận với đạo trời; người sở dĩ giúp cho là vì có lòng thành tín” . Ông muốn nói hào 5 được các hào khác giúp là vì có lòng thành tín; còn hào trên cùng được trời giúp vì thuận với đạo trời: trọng người hiền (hào 5) không kiêu.

Quẻ này khuyên chúng ta sống trong cảnh giàu có, nên khiêm, kiệm: giao thiệp với người , nên chí thành.

Không quẻ nào tốt đều như quẻ này: hào 1, 2, 3 đều không có lỗi, hào 4 được hanh thông, hào 5 tốt, hào 6 đã tốt hơn nữa, “không có gì mà chẳng lợi”. Ngay đến quẻ Càn, quẻ Thái hào cuối cùng cũng xấu, kém quẻ này. Đại hữu chính là thời thịnh trị sau thời đại đồng.(st)

Xem
Âm dương tạp luậnDịch lý chiêm đoánGóc tổng hợpThư giãnTrải nghiệm cuộc sống

Ý nghĩa của 64 quẻ Dịch. Quẻ 13: Thiên Hỏa Đồng Nhân

dịch lý – phong thủy trọng hùng

Mỗi khi hữu sự, muốn biết sự việc tốt hay xấu thế nào, thì người xưa thường xem quẻ Dịch để nhận được câu trả lời từ quẻ Dịch qua phương pháp đoán theo sáu hào. Phương pháp gieo quẻ cụ thể như sau:

dịch lý - phong thủy trọng hùng
dịch lý – phong thủy trọng hùng

Dùng ba đồng tiền cổ, thường là những đồng xu bằng đồng, và quy ước: 1 mặt có chữ là mặt dương, 1 mặt không có chữ là mặt âm. Úp 3 đồng tiền vào giửa 2 lòng bàn tay trong vòng vài phút và suy nghĩ tới việc mình muốn hỏi.

Khi dùng 3 đồng tiền bỏ vào lòng bàn tay, úp 2 tay lại để im trong vài phút làm cho từ trường của đồng tiền và từ trường của con người liên thông với nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, bất cứ việc gì có liên quan cũng làm ta xúc cảm. Xúc cảm thì sẽ phát ra thông tin, nên chỉ cần ở trong lòng chăm chú nghĩ về việc mình dự đoán, đó gọi là tập trung ý niệm, sẽ phát tin tức ra ngoài.

Chỉ khi ý niệm của người xin đoán tập trung thì đồng tiền mới thông qua phản hồi thông tin để phản ánh một cách chính xác trung thực qua mặt sấp, mặt ngửa của nó.

Khi gieo quẻ cần tìm chỗ yên tinh, thành tâm, quần áo chỉnh tề, tập trung vào câu cần hỏi, nắm 3 đồng xu trong lòng 2 bàn tay chừng vài phút cho tinh thần tập trung thanh thản chuyên nhất vào câu hỏi, sau đó gieo 3 đồng xu trên 1 cái đĩa, gieo tất cả 6 lần để lập quẻ.

Kết quả gieo quẻ:

– 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
– 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
– 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
– 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Hào có vòng tròn “o” là hào dương động, hào có dấu “x” gọi là hào âm động.

Trong quẻ hào có vòng tròn “o” và hào có dấu “x” gọi là hào động. Động thì biến, dương động biến thành âm, âm động biến thành dương.

Trong một quẻ sáu hào toàn động thì toàn biến, sáu hào đều không động là không biến. Một vạch liền là “thiếu dương”, 2 vạch đứt là “thiếu âm”. Vòng tròn “o” là “lão dương” chủ về việc quá khứ, dấu “x” là “lão âm” chủ về việc tương lai. Vòng tròn “o” là hào động, dấu “x” là hào biến. Dưới đây là 1 quẻ làm ví dụ:

Thứ tự quẻ theo các lần sắp xếp từ dưới lên:

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Lúc xếp hào thì xếp từ dưới lên trên. Lúc xếp tên quẻ thì lại xếp từ trên xuống dưới. Quẻ này có quẻ nội là Chấn, quẻ ngoại là Đoài, là kim trên, mộc dưới, là quẻ “Trạch lôi tùy”.

Quẻ ngoại: Đoài vi trạch.
Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp: Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Quẻ nội: Chấn vi lôi.
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Người xưa trong thực tiễn dự đoán đã phát hiện bát quái và ngũ hành có quan hệ mật thiết với nhau.

Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn đã tổng kết ra các thuộc tính của các quẻ trong 8 cung, đồng thời phát hiện ra 6 hào của mỗi quẻ lại có thuộc tính với ngũ hành của nó và hàm chứa một thông tin nào đó, gọi là “tượng hào”.

Để cung cấp cho độc giả tham khảo, dưới đây xin giới thiệu ý nghĩa của từng quẻ Dịch trong 64 quẻ Dịch, và ý nghĩa của từng tượng hào trong mỗi quẻ Dịch.

Quẻ 13 |:|||| Thiên Hỏa Đồng Nhân (同人 tóng rén)

Quẻ Thiên Hỏa Đồng Nhân, đồ hình |:|||| còn gọi là quẻ Đồng Nhân (同人 tong2 ren2), là quẻ số 13 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☲ (|:| 離 li2) Ly hay Hỏa (火) và Ngoại quái là ☰ (||| 乾 qian2) Càn hay Trời (天).

Giải nghĩa: Thân dã. Thân thiện. Trên dưới cùng lòng, cùng người ưa thích, cùng một bọn người. Hiệp lực đồng tâm chi tượng: tượng cùng người hiệp lực.
Con người đạt đến mức độ giao hội cùng vũ trụ, đồng nhân cao nhất, mức độ hoà đồng siêu việt,
Không thể bế tắc, cách tuyệt nhau mãi được, tất phải có lúc giao thông hòa hợp với nhau; cho nên sau quẻ Bĩ tới quẻ Đồng Nhân.
Đồng nhân là cùng chung với người, đồng tâm với người.

Thoán từ:

同人于野, 亨.利涉大川.利君子貞.
Đồng nhân vu dã, hanh. Lợi thiệp đại xuyên. Lợi quân tử trinh.

Dịch: Cùng với người ở cánh đồng (mênh mông) thì hanh thông. (gian hiểm như) Lội qua sông lớn, cũng lợi. Quẻ này lợi cho người quân tử trung chính.

Giảng: li ở dưới là lửa, sáng, văn mình, Càn ở trên là Trời. Quẻ này có tượng lửa bốc lên cao tới trời, cũng soi khắp thế giới (cánh đồng mênh mông có nghĩa đó). Cho nên tốt. dù có hiểm trở gì, cũng vượt được.
Thoán truyện cùng hào 2 ở nội quái ly, hào âm độc nhất, quan trọng nhất trong 6 hào mà giảng thêm:

Hào đó âm nhu đắc vị (tức là chính) đắc trung, lại ứng hợp với hào 5 dương cương cũng đắc vị đắc trung trong ngọai quái Càn, thế là có hiện tượng nội ngọai tương đồng, nên gọi là đồng nhân. Văn minh (Ly) ở phía trong, cương kiện (Càn) tức dụng ở ngoài, mà được cả trung lẫn chính, ứng hợp với nhau, đó là tượng người quân tử thông suốt được tâm tri của thiên hạ.

Đại tượng truyện bàn thêm: Người ta muốn thực hiện được cảnh tượng mọi vật cùng sống chung với nhau thì phải phân biệt từng loại của các chủng tộc, xét kỹ mỗi sự vật (quân tử dĩ loại tộc, biện vật); hễ cùng loại thì đặt chung với nhau và cho mỗi vật được phát triển sở năng, thỏa được sở nguyện, có vậy thì tuy bất đồng mà hòa đồng được.

Hào từ:

1.
初九: 同人于門, 无咎.
Sơ cửu: Đồng nhân vu môn, vô cữu.

Dịch: Hào 1, dương : Ra khỏi cửa để cùng chung với người thì không có lỗi.

Giảng: Hào dương này, như người quân tử mới bắt đầu ra đời, đã muốn “đồng” (cùng chung) với người khác thì có lỗi, có gì đáng trách đâu?

2.
六二: 同人于宗, 吝.
Lục nhị: Đồng nhân vu tôn, lận.

Dịch: Hào 2, âm: (chỉ) chung hợp với người trong họ, trong đảng phái, xấu hổ.

Giảng: Hào này tuy đắc trung đắc chính, nhưng ở vào thời Đồng nhân, nên cùng chung với mọi người mà lại chỉ ứng hợp riêng với hào 5 ở trên, như chỉ cùng chung với người trong họ, trong đảng phái của mình thôi, thế là hẹp hòi, đáng xấu hổ.

3.
九三: 伏戎于莽, 升其高陵, 三歲不興.
Cửu tam: Phục nhung vu mãng,
Thăng kì cao lăng, tam tuế bất hưng.

Dịch: Hào 3, dương : núp quân ở rừng rậm (mà thập thò) lên gò cao, ba năm chẳng hưng vượng được.

Giảng: Hào này muốn hợp với hào 2 (âm) ở dưới, nhưng nó quá cương (dương ở dương vị), lại bất đắc trung, như một kẻ cường bạo; mà 2 đã ứng hợp với 5 ở trên, 3 sợ 5 mạnh nên không dám công kích 2, chỉ núp trong rừng, rình trộm, rồi thập thò lên đồi cao mà ngó (3 ở trên cùng nội quái, nên nói vậy); như vậy ba năm cũng không tiến (hưng lên) được.

4.
九四: 乘其墉, 弗, 克攻, 吉.
Cửu tứ: thừa kỳ dung, phất, khắc công, cát.

Dịch: Hào 4, dương : cưỡi lên tường đất rồi mà không dám đánh thế là tốt.

Giảng: hào này cũng là dương cương, bất trung, bất chính, cũng muốn hợp với 2, lăng áp 3 mà cướp 2 (hào 3 ở giữa 2 và 4 cũng như bức tường ngăn cách 2 và 4, 4 ở trên 3 như đã cưỡi lên bức tường đó); nhưng tuy cương mà ở vị âm, còn có chút nhu, nên nghĩ lại, không thể lấn áp 3 được, như vậy không nên, cho nên Hào từ bảo “thế thì tốt” .
Tiểu tượng truyện khen là biết phản tắc (反則) tức biết trở lại phép tắc.

5.
九五: 同人, 先號咷而. 後笑, 大師克相遇.
Cửu ngũ: Đồng nhân, tiên hào đào nhi
Hậu tiếu, đại sư khắc tương ngộ.

Dịch: Hào 5, dương: Cùng với người, trước thì kêu rêu, sau thì cười, phải dùng đại quân đánh rồi mới gặp nhau.

Giảng: hào này dương cương trung chính, ứng hợp với hào 2, thật là đồng tâm đồng đức, tốt. Nhưng giữa 5 và 2, còn có hai hào 3 và 4 ngăn cản, dèm pha, phá rối, nên mới đầu phải kêu rêu, phải dùng đại quân dẹp 3 và 4 rồi 2 và 5 mới gặp nhau mà vui cười. Công việc hòa đồng nào mới đầu cũng bị nhiều kẻ ngăn cản như vậy, không dễ dàng thực hiện ngay được, dù là hợp với công lý, với hạnh phúc số đông.

6.
上九: 同人于郊, 无悔.
Thượng cửu: Đồng nhân vu giao, vô hối.

Dịch: Hào trên cùng, dương : cùng với người ở cánh đồng ngoài đô thành, không hối hận.

Giảng: “Giao” là cánh đồng ngòai đô thành, không rộng bằng “dã” (đồng nội nơi nhà quê). Hào này tuy ở cuối quẻ Đồng nhân, không có hào nào ứng hợp với nó, cho nên chí chưa được thì hành như mình muốn, mới chỉ như cùng với người ở cánh đồng ngoài đô thành thôi, chưa ở giữa quãng đồng nội được.

Đọc quẻ này, chúng ta rút ra được hai lời khuyên:

– Muốn hòa đồng thì đừng có tinh thần đảng phái; phải tôn trọng đặc tính của mỗi hạng người, khả năng cùng nhu cầu của mỗi người.

– Công việc hòa động mọi người tuy rất chính đáng, mang hạnh phúc cho dân chúng nhưng cũng gian nan, bị nhiều kẻ phá.(st)

Xem
Âm dương tạp luậnDịch lý chiêm đoánGóc tổng hợpThư giãnTrải nghiệm cuộc sống

Ý nghĩa của 64 quẻ Dịch. Quẻ 12: Thiên Địa Bĩ

dịch lý – phong thủy trọng hùng

Mỗi khi hữu sự, muốn biết sự việc tốt hay xấu thế nào, thì người xưa thường xem quẻ Dịch để nhận được câu trả lời từ quẻ Dịch qua phương pháp đoán theo sáu hào. Phương pháp gieo quẻ cụ thể như sau:

dịch lý - phong thủy trọng hùng
dịch lý – phong thủy trọng hùng

Dùng ba đồng tiền cổ, thường là những đồng xu bằng đồng, và quy ước: 1 mặt có chữ là mặt dương, 1 mặt không có chữ là mặt âm. Úp 3 đồng tiền vào giửa 2 lòng bàn tay trong vòng vài phút và suy nghĩ tới việc mình muốn hỏi.

Khi dùng 3 đồng tiền bỏ vào lòng bàn tay, úp 2 tay lại để im trong vài phút làm cho từ trường của đồng tiền và từ trường của con người liên thông với nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, bất cứ việc gì có liên quan cũng làm ta xúc cảm. Xúc cảm thì sẽ phát ra thông tin, nên chỉ cần ở trong lòng chăm chú nghĩ về việc mình dự đoán, đó gọi là tập trung ý niệm, sẽ phát tin tức ra ngoài.

Chỉ khi ý niệm của người xin đoán tập trung thì đồng tiền mới thông qua phản hồi thông tin để phản ánh một cách chính xác trung thực qua mặt sấp, mặt ngửa của nó.

Khi gieo quẻ cần tìm chỗ yên tinh, thành tâm, quần áo chỉnh tề, tập trung vào câu cần hỏi, nắm 3 đồng xu trong lòng 2 bàn tay chừng vài phút cho tinh thần tập trung thanh thản chuyên nhất vào câu hỏi, sau đó gieo 3 đồng xu trên 1 cái đĩa, gieo tất cả 6 lần để lập quẻ.

Kết quả gieo quẻ:

– 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
– 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
– 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
– 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Hào có vòng tròn “o” là hào dương động, hào có dấu “x” gọi là hào âm động.

Trong quẻ hào có vòng tròn “o” và hào có dấu “x” gọi là hào động. Động thì biến, dương động biến thành âm, âm động biến thành dương.

Trong một quẻ sáu hào toàn động thì toàn biến, sáu hào đều không động là không biến. Một vạch liền là “thiếu dương”, 2 vạch đứt là “thiếu âm”. Vòng tròn “o” là “lão dương” chủ về việc quá khứ, dấu “x” là “lão âm” chủ về việc tương lai. Vòng tròn “o” là hào động, dấu “x” là hào biến. Dưới đây là 1 quẻ làm ví dụ:

Thứ tự quẻ theo các lần sắp xếp từ dưới lên:

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Lúc xếp hào thì xếp từ dưới lên trên. Lúc xếp tên quẻ thì lại xếp từ trên xuống dưới. Quẻ này có quẻ nội là Chấn, quẻ ngoại là Đoài, là kim trên, mộc dưới, là quẻ “Trạch lôi tùy”.

Quẻ ngoại: Đoài vi trạch.
Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp: Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Quẻ nội: Chấn vi lôi.
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Người xưa trong thực tiễn dự đoán đã phát hiện bát quái và ngũ hành có quan hệ mật thiết với nhau.

Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn đã tổng kết ra các thuộc tính của các quẻ trong 8 cung, đồng thời phát hiện ra 6 hào của mỗi quẻ lại có thuộc tính với ngũ hành của nó và hàm chứa một thông tin nào đó, gọi là “tượng hào”.

Để cung cấp cho độc giả tham khảo, dưới đây xin giới thiệu ý nghĩa của từng quẻ Dịch trong 64 quẻ Dịch, và ý nghĩa của từng tượng hào trong mỗi quẻ Dịch.

Quẻ 12 :::||| Thiên Địa Bĩ (否 pǐ)

Quẻ Thiên Địa Bĩ đồ hình :::||| còn gọi là quẻ Bĩ (否 pỉ), là quẻ số 12 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☷ (::: 坤 kún) Khôn hay Đất (地) và Ngoại quái là ☰ (||| 乾 qiàn) Càn hay Trời (天).

Giải nghĩa: Tắc dã. Gián cách. Bế tắc, không thông, không tương cảm nhau, xui xẻo, dèm pha, chê bai lẫn nhau, mạnh ai nấy theo ý riêng. Thượng hạ tiếm loạn chi tượng: trên dưới lôi thôi.

Trong vũ trụ không có gì là thông hoài được, hết thông thì tới bế tắc, cùng, cho nên sau quẻ Thái tới quẻ Bĩ.

Thoán tử.

否之匪人, 不利君子貞, 大往小來.
Bĩ chi phỉ nhân, bất lợi quân tử trinh, đại vãng tiểu lai.

Dịch: Bĩ không phải đạo người (phi nhân nghĩa như phi nhân đạo), vì nó không lợi cho đạo chính của quân tử (Tượng của nó là) cái lớn (dương ) đi mà cái nhỏ (âm) lại.

Giảng: Bĩ trái với Thái. Thái thì dương ở dưới thăng lên, giao với âm ở trên giáng xuống; bĩ thì dương ở trên đi lên, âm ở dưới đi xuống không giao nhau. Âm dương không giao nhau thì bế tắc, ở đạo người như vậy mà ở vạn vật cũng như vậy. Thời đó không lợi với đạo chính của quân tử, vì dương đi nghĩa là đạo của người quân tử tiêu lần, mà âm lại nghĩa là đạo của tiểu nhân lớn lên.

Đại tượng truyện – Khuyên: gặp thời bĩ thì người quân tử nên thu cái đức của mình lại (đừng hành động gì cả, riêng giữ các đức của mình) để tránh tai nạn, đừng màng chút lợi danh nào cả. (Quân tử dĩ kiệm đức tị nạn, bất khả vinh dĩ lộc). Nghĩa là nên ở ẩn.

Gặp thời Truân, thời khó khăn, gian truân, người quân tử nên tập hợp nhau lại mà hành động; còn thời đã bĩ, đã bế tắc cùng cực rồi thì hành động chỉ vô ích, cốt giữ cái đức và cái thân mình thôi.

Hào từ.

1.
初六: 拔茅茹, 以其彙, 貞吉亨.
Sơ lục: Bạt mao nhự, dĩ kỳ vị, trinh cát hanh.

Dịch: Hào 1 âm: Nhổ rễ cỏ mao mà được cả đám, hễ chính thì tốt mà hanh thông.

Giảng: Hào này rất giống hào 1 quẻ Thái: cũng “bạt mao dĩ kỳ vị” vì quẻ Thái hào 1 cặp với hai hào trên, quẻ này cũng vậy, cũng có đồng chí, làm việc dễ có kết quả; chỉ khác quẻ thái hào 1 là dương, quân tử, quẻ này hào 1 là âm, tiểu nhân; cho nên quẻ Thái khuyên cứ tiến lên (chính) sẽ tốt; còn quẻ này thì khuyên phải “trinh” chính đáng (trinh – khác nhau ở hai chữ chính [正] và trinh [貞] thì sẽ tốt và hanh thông.

Hào 1 quẻ Bĩ là tiểu nhân nhưng mới bước đầu, cái ác chưa hiện rõ, lại ứng hợp với hào 4 ở trên là quân tử, cho nên còn có hy vọng cải hóa được. Ðại tượng truyện bảo: nếu để tâm giúp nước (chí tại quân – quân là vua, là quốc gia) như hào 4 thì sẽ tốt. Như vậy là có ý khuyên tiểu nhân nên đứng vào phe quân tử .

2.
六二: 包承, 小人吉;大人否, 亨.
Lục nhị: Bào thừa, tiểu nhân cát; đại nhân bĩ, hanh.

Dịch: Hào 2, âm: Tiểu nhân chịu đựng và vâng thuận người quân tử thì tốt: đại nhân (có đức lớn) nên giữ tư cách trong cảnh bế tắc (khốn cùng) thì hanh thông.

Giảng: Hào này tuy là tiểu nhân, nhưng đắc trung đắc chính, chung quanh là tiểu nhân cả, mà ứng hợp với hào 5 quân tử ở trên, cho nên hào từ khuyên nó nên vâng thuận quân tử thì tốt. Còn kẻ đại nhân được bọn tiểu nhân vâng thuận – vì chúng muốn mua danh – thì cũng đừng theo chúng, cứ giữ khí tiết của mình trong thời khốn cùng, như vậy sẽ hanh thông.

3.
六三: 包羞.
Lục tam: Bao tu .

Dịch: Hào 3, âm: Chứa chất sự gian tà, xấu hổ.

Giảng: Hào này, không trung, không chính, là kẻ đứng đầu bọn tiểu nhân (vì ở trên cùng nội quái khôn), cho nên rất xấu, đáng ghét.

4.
九四:有命, 无咎.疇離祉.
Cửu tứ: Hữu mệnh, vô cữu. Trù li chỉ.

Dịch : Hào 4 dương : có mệnh trời (tức như thời vận đã tới) thì không lỗi mà bạn của mình cũng nhờ cậy mình mà được hưởng phúc.

Giảng: Hào này ở quá nửa quẻ Bĩ, có mòi sắp hết bĩ rồi, cho nên nói là thời vận đã tới; nó là dương ở trong ngọai quái Càn, chính là người quân tử thực hiện được chí của mình. Bạn của nó, tức hai hào 5, 6 cùng là dương cả – cũng sẽ được hưởng phúc.

5.
九五: 休否, 大 人吉.其亡, 其亡, 繫于苞桑.
Cửu ngũ: Hưu bĩ, đại nhân cát.
Kỳ vong, kỳ vong, hệ vu bao tang.

Dịch: Hào 5, dương : làm cho hết bĩ, đó là đạo tốt của bậc đại nhân (tuy nhiên, phải biết lo). Có thể mất đấy, (đừng quên điều đó thì mới vững như buộc vào một cụm dâu (dây dâu nhiều rễ, ăn sâu dưới đất, rất khó nhổ).

Giảng: Hào này có đức dương cương trung chính, lại ở vào ngôi chí tôn, trong thời Bĩ sắp hết, cho nên lời đoán là tôt. Những vẫn phải thận trọng, đừng sai sót.

Theo Hệ từ hạ chương V thì Khổng tử đọc tới hào này, bàn thêm rằng: “Người quân tử khi yên ổn thì không nên quên rằng sẽ có thể nguy; khi vững thì không quên rằng có thể mất, khi trị thì không quên rằng sẽ có thể loạn. Nhờ vậy mà thân an nước nhà giữ vững được.”

6.
上九: 傾否, 先否, 後喜.
Thượng cửu: Khuynh bĩ, tiên bĩ, hậu hĩ.

Dịch: Hào trên cùng, dương: đánh đổ được cái bĩ, trước còn bĩ, sau thì mừng.

Giảng: Đây là thời cuối cùng của Bĩ mà bĩ cực thì thái lai; người quân tử có tài sẽ dắt cả bạn bè (trỏ hào 4 và 5) mà đánh đổ dược bĩ. Nhưng mới đầu còn phải lo lắng (tiên bĩ) sau mới mừng là bước lên được cảnh Thái rồi.

Chúng ta để ý: Quẻ Thái, mới đến hào 3, còn thịnh cực mà Dịch đã khuyên phải giữ được chính đáng trong cảnh gian nan (gian trinh); còn quẻ Bĩ, khi mới tới hào 4, mới có mòi sắp hết bĩ mà Dịch đã khuyên là thời đã tới, người quân tử nên thực hiện chí của mình đi. Nghĩa là luôn luôn phải sẵn sàng để nắm ngay lấy cơ hội. (st)

Xem
Âm dương tạp luậnDịch lý chiêm đoánGóc tổng hợpPhong ThủyThư giãnTrải nghiệm cuộc sống

Ý nghĩa của 64 quẻ Dịch. Quẻ 11: Địa Thiên Thái

dịch lý – phong thủy trọng hùng

Mỗi khi hữu sự, muốn biết sự việc tốt hay xấu thế nào, thì người xưa thường xem quẻ Dịch để nhận được câu trả lời từ quẻ Dịch qua phương pháp đoán theo sáu hào. Phương pháp gieo quẻ cụ thể như sau:

dịch lý - phong thủy trọng hùng
dịch lý – phong thủy trọng hùng

Dùng ba đồng tiền cổ, thường là những đồng xu bằng đồng, và quy ước: 1 mặt có chữ là mặt dương, 1 mặt không có chữ là mặt âm. Úp 3 đồng tiền vào giửa 2 lòng bàn tay trong vòng vài phút và suy nghĩ tới việc mình muốn hỏi.

Khi dùng 3 đồng tiền bỏ vào lòng bàn tay, úp 2 tay lại để im trong vài phút làm cho từ trường của đồng tiền và từ trường của con người liên thông với nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, bất cứ việc gì có liên quan cũng làm ta xúc cảm. Xúc cảm thì sẽ phát ra thông tin, nên chỉ cần ở trong lòng chăm chú nghĩ về việc mình dự đoán, đó gọi là tập trung ý niệm, sẽ phát tin tức ra ngoài.

Chỉ khi ý niệm của người xin đoán tập trung thì đồng tiền mới thông qua phản hồi thông tin để phản ánh một cách chính xác trung thực qua mặt sấp, mặt ngửa của nó.

Khi gieo quẻ cần tìm chỗ yên tinh, thành tâm, quần áo chỉnh tề, tập trung vào câu cần hỏi, nắm 3 đồng xu trong lòng 2 bàn tay chừng vài phút cho tinh thần tập trung thanh thản chuyên nhất vào câu hỏi, sau đó gieo 3 đồng xu trên 1 cái đĩa, gieo tất cả 6 lần để lập quẻ.

Kết quả gieo quẻ:

– 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
– 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
– 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
– 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Hào có vòng tròn “o” là hào dương động, hào có dấu “x” gọi là hào âm động.

Trong quẻ hào có vòng tròn “o” và hào có dấu “x” gọi là hào động. Động thì biến, dương động biến thành âm, âm động biến thành dương.

Trong một quẻ sáu hào toàn động thì toàn biến, sáu hào đều không động là không biến. Một vạch liền là “thiếu dương”, 2 vạch đứt là “thiếu âm”. Vòng tròn “o” là “lão dương” chủ về việc quá khứ, dấu “x” là “lão âm” chủ về việc tương lai. Vòng tròn “o” là hào động, dấu “x” là hào biến. Dưới đây là 1 quẻ làm ví dụ:

Thứ tự quẻ theo các lần sắp xếp từ dưới lên:

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Lúc xếp hào thì xếp từ dưới lên trên. Lúc xếp tên quẻ thì lại xếp từ trên xuống dưới. Quẻ này có quẻ nội là Chấn, quẻ ngoại là Đoài, là kim trên, mộc dưới, là quẻ “Trạch lôi tùy”.

Quẻ ngoại: Đoài vi trạch.
Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp: Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Quẻ nội: Chấn vi lôi.
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Người xưa trong thực tiễn dự đoán đã phát hiện bát quái và ngũ hành có quan hệ mật thiết với nhau.

Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn đã tổng kết ra các thuộc tính của các quẻ trong 8 cung, đồng thời phát hiện ra 6 hào của mỗi quẻ lại có thuộc tính với ngũ hành của nó và hàm chứa một thông tin nào đó, gọi là “tượng hào”.

Để cung cấp cho độc giả tham khảo, dưới đây xin giới thiệu ý nghĩa của từng quẻ Dịch trong 64 quẻ Dịch, và ý nghĩa của từng tượng hào trong mỗi quẻ Dịch.

Quẻ 11 |||::: Địa Thiên Thái (泰 tài)

Quẻ Địa Thiên Thái đồ hình |||::: còn gọi là quẻ Thái (泰 tãi), là quẻ số 11 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☰ (||| 乾 qiàn) Càn hay Trời (天) và Ngoại quái là ☷ (::: 坤 kún) Khôn hay Đất (地).

Giải nghĩa: Thông dã. Điều hòa. Thông hiểu, am tường, hiểu biết, thông suốt, quen biết, quen thuộc. Thiên địa hòa xướng chi tượng: tượng trời đất giao hòa.

Văn Vương viết thoán từ:

Thái: Tiểu vãn đại lai, cát, hanh (泰: 小往大來, 吉, 亨).
Lý là lễ, có trật tự trên dưới phân minh, như vậy thì yên ổn, Lý cũng có nghĩa là dẫm, là giày (dép) đi giày thì được yên ổn; vì vậy sau quẻ Lý, tiếp tới quẻ Thái. Thái nghĩa là yêu thích, thông thuận.

Thoán từ

泰: 小 往 大 來 , 吉, 亨 .
Thái: Tiểu vãn đại lai, cát, hanh.
Dịch: Thái là cái nhỏ (âm), đi, cái lớn (dương ) lại, tốt, hanh thông.

Giảng: Trong quẻ Lí, Càn là trời, cương, Đoài là chằm, nhu; trên dưới phân minh, hợp lẽ âm dương, tốt.
Trong quẻ Thái này, Càn không nên hiểu là trời, vì nếu hiểu như vậy thì trời ở dưới đất, không còn trên dưới phân minh nữa, xấu. Nên hiểu Càn là khí dương, Khôn là khí âm “khí dương ở dưới có tính cách thăng mà giao tiếp với âm, khí âm ở trên có tính cách giao tiếp với khí dương”, hai khí giao hòa, mà mọi vật được yên ổn, thỏa thích.

Một cách giảng nữa: Nguyên Thuần âm là quẻ Khôn, là âm thịnh chi cực, cực thì phải tiêu, nhân đó một nét dương thay vào dưới, hào 1 của Khôn thành ra quẻ Phục, Phục là một dương mới sinh.

Dương sinh đến hào thứ hai thì thành quẻ Lâm [ 臨 ] , thế là dương đã lớn thêm lần lần. Khí dương sinh đến hào thứ 3 thì thành quẻ Thái, trên là Khôn, dưới là Càn.

Khôn là âm nhu, là tiểu nhân; Càn là quân tử . Quẻ Thái là tượng đạo tiểu nhân dương tiêu mòn, đạo quân tử dương lớn mạnh, hai bên ngang nhau cho nên gọi là Thái.

Thoán từ bàn thêm: “Thái là lúc cái nhỏ đi, cái lớn trở lại ( . . . ) là trời đất giao cảm mà muôn vật thông, trên dưới giao cảm mà chí hướng như nhau. Trong (nội quái) là dương, ngoài (ngoại quái) là âm, trong mạnh mà ngoài thuận, trong quân tử mà ngoài tiểu nhân, đạo quân tử thì lớn lên, mà đạo tiểu nhân thì tiêu lần.

Hào từ:

1. 初 九 : 拔 茅 茹 . 以 其 彙 . 征 吉 .
Sơ cửu: bạt mao nhự, dĩ kỳ vị, chinh cát.
Dịch: Hào 1, dương : Nhổ rể cỏ mao mà được cả đám, tiến lên thì tốt.

Giảng: Hào nay là người có tài, còn ở vị thấp, nhưng cặp với hào hai trên, như có nhóm đồng chí dắt díu nhau tiến lên, để gánh việc thiên hạ, cho nên việc làm dễ có kết quả như nhổ rể có mao, nhổ một cọng mà được cả đám.

2. 九 二 : 包 荒 , 用 馮 河 , 不 遐 遺 .朋 亡 , 得 尚 于 中 行 .
Cửu nhị : Bao hoang, dụng bằng hà, bất hà di,
Bằng vong, đắc thượng vu trung hành.

Dịch: Bao dung sự hoang phế (những tệ hại cũ), dùng cách cương quyết mạo hiểm như lội qua sông, không bỏ sót những việc (hoặc người ) ở xa, không nghĩ đến bè đảng, mà phải hợp với đạo trung.

Giảng: Hào dương, đắc trung, đồng chí đã đông (hào 1 và 3) lại ứng hợp với hào 5 âm, cũng đắc trung, tức với vị nguyên thủ tin cậy, nghe theo mình, vậy là có tài lớn mà hoàn cảnh rất thuận lợi; nhưng cần có những đức này nữa:

– Có độ lượng, bao dung một số tệ hại cũ còn lại, đừng mong trừ tiệt ngay trong buổi đầu.
– Có đức cương quyết mạo hiểm như người có gan lội qua sông, như luận hgữ nói: bạo hổ bằng hà.
– Tính trước những việc xa xôi sẽ xảy tới (có người hiểu là đừng bỏ sót những người ở xa).
– Đừng có tinh thần đảng phái mà có hại cho đại nghĩa.

Cần nhất là giữ đạo trung của hào 2, việc gì cũng vừa phải thôi, chẳng hạn bao dung quá hay mạo hiểm quá đều là hại cả.

3. 九 三 : 无 平 不 陂 , 无 往 不 復 . 艱 貞 无 咎 , 勿 恤, 其 孚 , 于 食 有 福 .
Cửu tam: Vô hình bất bí, vô vãng bất phục.
Gian trinh vô cửu, vật tuất, kỳ phu, vu thực hữu phúc.

Dịch: Hào 3, dương: không có cái gì bằng mãi mà không nghiêng, đi mãi mà không trở lại, trong cảnh gian nan mà giữ được chính đáng thì không lỗi. Đừng lo phiền, cứ tin ở điều chính thì được hưởng phúc.

4. 六 四 : 翩 翩 , 不 富, 以 其 鄰 , 不 戒 以 孚 .
Lục tứ: Phiên phiên, bất phú, dĩ kỳ lân, bất giới dĩ phu.

Dịch: Hào 4, âm : Dập dìu (hoặc hớn hở) với nhau, không giàu mà thành một xóm, chẳng ước hẹn mà cũng tin nhau.
Giảng: đây đã qua nửa quẻ Thái, dương suy, bày âm (ba hào âm) tức bọn tiểu nhân kết hợp với nhau, tuy chúng không “giàu”, không có tài đức (âm có nghĩa là hư, trái với thực – dương – cho nên bảo là không giàu) nhưng cũng thành một xóm đông, đồng tâm với nhau chẳng ước hẹn mà cùng tin nhau, vì cùng sẵn lòng gian tà cả.

5. 六 五 : 帝 乙 歸 妹 . 以 祉, 元 吉 .
Lục ngũ: Đế Ất qui muội, dĩ chỉ, nguyên cát.
Dịch: Như vua đế Ất (đời Thương) cho em gái về nhà chồng, có phúc, rất tốt.

Giảng: Hào âm này đắc trung, tuy ở địa vị chí tôn mà khiêm nhu, lại ứng hợp với hào 2, dương ở dưới, như em gái vua Đế Ất, chịu làm vợ một người hiền trong giới bình dân, sẽ được hưởng phúc.

6. 上 六 : 城 復 于 隍 , 勿 用 師 , 自 邑 告 命, 貞 吝 .
Thượng lục: Thành phục vụ hoàng, vật dụng sư,
Tự ấp cáo mệnh, trinh lận.

Dịch: Hào trên cùng, âm: thành đổ sụp xuống, lại chỉ là đống đất. Đừng dùng quân nữa, bất quá mệnh lệnh chỉ ban ra đựơc trong ấp mình thôi. Dù hành động của mình chính đáng nhưng vẫn thất bại mà xấu hổ.

Giảng: Đây tới lúc cuối cùng của thời Thái, sắp bĩ rồi, như cái thành sụp xuống. Vì là hào âm lại ở địa âm, đừng tranh giành (dùng quân ) nữa, không cứu vãn được đâu, có ban lệnh cũng chỉ một ấp mình nghe thôi.

Chúng ta đọc Dịch từ lúc có Càn, Khôn, trải qua trung gian, nào Truân mà kinh luận: nào Mông mà giáo dục; nào Nhu mà sinh tụ; nào Tụng, nào sư mà sắp đặt việc binh, việc hình; nào Súc, nào Lý mà chỉnh đốn việc kinh tế, việc lễ chế; hao tổn biết bao tâm huyết, chứa trữ biết bao thì giờ. Kể về phần Khảm (hiểm) trải qua đến 6 lần:

1. Truân, Khảm thượng 2. Mông . khảm hạ
3. Nhu , Khảm thượng 4. Tụng, Khảm hạ.
5. Sư, Khảm hạ 6. Ti, Khảm thượng.

Thoát khỏi 6 lần nguy hiểm rồi. Vậy sau, trong có chốn nuôi trữ là Tiểu súc, ngoài có chốn bằng tạ (nhờ cậy, ỷ vào) là Lý. Bây giờ mới làm nên Thái.

Thái vừa đến cuối cùng, tức khắc ra Bĩ (coi quẻ sau ). Ghê gớm thật ! Làm nên tốn vô số công phu mà làm hư chỉ trong chốc lát, vun đắp biết bao nền tảng mà đánh đổ chỉ trong nháy mắt.

Không chắc đó đã là thâm ý của người sắp đặt các quẻ, nhưng việc đời quả có như vậy: Kiến thiết lâu, suy rất chóng.(st)

Xem
1 2 3 4 5
Trang 3 / 5