close

Dịch lý chiêm đoán

Âm dương tạp luậnDịch lý chiêm đoánGóc tổng hợpThư giãnTrải nghiệm cuộc sống

Ý nghĩa của 64 quẻ Dịch. Quẻ 30: Thuần Ly

dịch lý – phong thủy trọng hùng

Mỗi khi hữu sự, muốn biết sự việc tốt hay xấu thế nào, thì người xưa thường xem quẻ Dịch để nhận được câu trả lời từ quẻ Dịch qua phương pháp đoán theo sáu hào. Phương pháp gieo quẻ cụ thể như sau:

dịch lý - phong thủy trọng hùng
dịch lý – phong thủy trọng hùng

Dùng ba đồng tiền cổ, thường là những đồng xu bằng đồng, và quy ước: 1 mặt có chữ là mặt dương, 1 mặt không có chữ là mặt âm. Úp 3 đồng tiền vào giửa 2 lòng bàn tay trong vòng vài phút và suy nghĩ tới việc mình muốn hỏi.

Khi dùng 3 đồng tiền bỏ vào lòng bàn tay, úp 2 tay lại để im trong vài phút làm cho từ trường của đồng tiền và từ trường của con người liên thông với nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, bất cứ việc gì có liên quan cũng làm ta xúc cảm. Xúc cảm thì sẽ phát ra thông tin, nên chỉ cần ở trong lòng chăm chú nghĩ về việc mình dự đoán, đó gọi là tập trung ý niệm, sẽ phát tin tức ra ngoài.

Chỉ khi ý niệm của người xin đoán tập trung thì đồng tiền mới thông qua phản hồi thông tin để phản ánh một cách chính xác trung thực qua mặt sấp, mặt ngửa của nó.

Khi gieo quẻ cần tìm chỗ yên tinh, thành tâm, quần áo chỉnh tề, tập trung vào câu cần hỏi, nắm 3 đồng xu trong lòng 2 bàn tay chừng vài phút cho tinh thần tập trung thanh thản chuyên nhất vào câu hỏi, sau đó gieo 3 đồng xu trên 1 cái đĩa, gieo tất cả 6 lần để lập quẻ.

Kết quả gieo quẻ:

– 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
– 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
– 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
– 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Hào có vòng tròn “o” là hào dương động, hào có dấu “x” gọi là hào âm động.

Trong quẻ hào có vòng tròn “o” và hào có dấu “x” gọi là hào động. Động thì biến, dương động biến thành âm, âm động biến thành dương.

Trong một quẻ sáu hào toàn động thì toàn biến, sáu hào đều không động là không biến. Một vạch liền là “thiếu dương”, 2 vạch đứt là “thiếu âm”. Vòng tròn “o” là “lão dương” chủ về việc quá khứ, dấu “x” là “lão âm” chủ về việc tương lai. Vòng tròn “o” là hào động, dấu “x” là hào biến. Dưới đây là 1 quẻ làm ví dụ:

Thứ tự quẻ theo các lần sắp xếp từ dưới lên:

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Lúc xếp hào thì xếp từ dưới lên trên. Lúc xếp tên quẻ thì lại xếp từ trên xuống dưới. Quẻ này có quẻ nội là Chấn, quẻ ngoại là Đoài, là kim trên, mộc dưới, là quẻ “Trạch lôi tùy”.

Quẻ ngoại: Đoài vi trạch.
Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp: Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Quẻ nội: Chấn vi lôi.
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Người xưa trong thực tiễn dự đoán đã phát hiện bát quái và ngũ hành có quan hệ mật thiết với nhau.

Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn đã tổng kết ra các thuộc tính của các quẻ trong 8 cung, đồng thời phát hiện ra 6 hào của mỗi quẻ lại có thuộc tính với ngũ hành của nó và hàm chứa một thông tin nào đó, gọi là “tượng hào”.

Để cung cấp cho độc giả tham khảo, dưới đây xin giới thiệu ý nghĩa của từng quẻ Dịch trong 64 quẻ Dịch, và ý nghĩa của từng tượng hào trong mỗi quẻ Dịch.

Quẻ 30 |:||:| Thuần Ly (離 lí)

Quẻ Thuần Ly, đồ hình |:||:| còn gọi là quẻ Ly (離 li2), là quẻ thứ 30 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☲ (|:| 離 li2) Ly hay Hỏa (火) và Ngoại quái là ☲ (|:| 離 li2) Ly hay Hỏa (火).

Giải nghĩa: Lệ dã. Sáng chói. Sáng sủa, trống trải, trống trơn, tỏa ra, bám vào, phụ bám, phô trương ra ngoài. Môn hộ bất ninh chi tượng: tượng nhà cửa không yên.

Khảm là hãm, hãm thì phải có chỗ nương tựa, cho nên sau quẻ Khảm tới quẻ Ly. Ly [離 ] là lệ [ 麗] ; thời xưa hai chữ đó đọc như nhau, dùng thay nhau được, như nước Cao Ly (Triều Tiên) viết là [高麗 ]. Mà lệ có nghĩa là phụ thuộc vào (như từ ngữ lệ thuộc), dựa vào. Theo hình quẻ, một nét âm ở giữa dựa vào hai nét dương ở trên, dưới.

Ly còn nghĩa thứ nhì là sáng: nét ở giữa dứt, tức là ở giữa rỗng, rỗng thì sáng. Lửa sáng, mặt trời sáng, cho nên Ly có có tượng là lửa, là mặt trời.

Sau cùng Ly còn có nghĩa là rời ra, như chia Ly.

Kinh Dịch mở đầu bằng hai quẻ Càn, Khôn (trời đất); tới giữa Kinh. (cuối phần thượng của Kinh) là hai quẻ Khảm, Ly, vì hai lẽ.

Ba hào thuần dương là Càn, lấy một hào của Khôn thay vào hào giữa của Càn, thành Ly; ba hào thuần âm là Khôn, lấy một hào của Càn thay vào hào giữa của Khôn, thành Khảm; vậy Ly, Khảm là “thiên địa chi trung”, ở giữa trời, giữa đất; công dụng tạo hóa của trời đất nhờ lửa và nước (Ly và Khảm) cả. Khảm ở chính bắc, Ly ở chính nam; Khảm ở giữa đêm (giờ tí), Ly, ở giữa trưa (giờ ngọ).

Khảm, ở giữa là nét dương, liền, thực, cho nên đức của nó là trung thực. Ly ở giữa là nét đứt, hư, rỗng, cho nên đức của nó là sáng, là văn minh.

Thoán từ.
離: 利貞, 亨.畜牝牛, 吉.
Ly: lợi trinh, hanh. Súc tẫn ngưu, cát.
Dịch: Dựa, lệ thuộc: chính đáng thì lợi, hanh thông. Nuôi bò cái thì tốt.

Giảng: Dựa vào chỗ chính đáng, chẳng hạn vào người quân tử thì hanh thông. Dựa vào người thì phải sáng suốt, và thuận theo người, vậy phải nuôi đức thuận, đức của con bò cái (loài này dễ bảo nhất) thì mới tốt.

Ly còn nghĩa là sáng. Quẻ thuần Ly, trên dưới đều là Ly, sáng quá, sáng suốt quá, tỏ mình hơn người thì ít người ưa, cho nên phải giấu bớt cái sáng đi mà trau giồi đức thuận.

Thoán truyện bảo phải có đức trung chính nữa như hào 2 và hào 5 (hào này chỉ trung thôi, nhưng đã đắc trung thì cũng ít nhiều đắc chính) như vậy mới cải hóa được thiên hạ, thành văn minh.

Hào từ;
1.
初九: 履錯然, 敬之, 无咎.
Sơ cửu: Lý thác nhiên, kính chi, vô cửu.
Dịch: Hào 1, dương : Dẫm bậy bạ; phải thận trọng thì không có lỗi.

Giảng: hào dương này có nghĩa nóng nảy, cầu tiến qua, mà còn non nớt, chưa có kinh nghiệm, như đứa trẻ vội vàng dẫm bậy bạ, tất có lầm lỗi, nên khuyên phải thận trọng (kính chi).

2.
六二: 黃離, 元吉.
Lục nhị: Hoàng ly, nguyên cát.
Dịch: Hào 2, âm : Sắc vàng phụ vào ở giữa, rất tốt.

Giảng: hào này ở quẻ Ly có đức văn minh, lại đắc trung, đắc chính, trên ứng với hào 5 cũng văn minh, đắc trung, nên rất tốt. Vì ở giữa, văn minh, nên ví với sắc vàng, đẹp, sắc của trưng ương như đã giảng ở hào 5 quẻ Khôn và hào 5 quẻ Phệ hạp.

3.
九三: 日昃之離, 不鼓 缶而歌, 則大耋之嗟, 凶.
Cửu tam: Nhật trắc chi Ly, bất cổ phẩu nhi ca, tắc đại diệt chi ta, hung.

Dịch: Hào 3, dương : mặt trời xế chiều lặn, (ý nói người già, tính tình thất thường, không đáng vui mà vui. Không đáng buồn mà buồn). Khi thì gõ cái phẫu (vò bằng đất, đựng rượu mà cũng dùng làm nhạc khí) mà hát, lúc lại than thân già nua; xấu , (Hồi xưa khi hát thì gõ nhịp bằng cái phẫu).

Giảng: Hào 3 này ở trên cùng nội quái ly, như mặt trời sắp lặn mà chưa lên ngoại quái Ly, chưa tới lúc mặt trời mọc (sáng hôm sau).

Câu: “bất cổ phẫu nhi ca, tắc dại diệt chi ta”, Chu Hi hiểu là “chẳng yên phận mà vui vẻ, mà lại than thở vì già nua, thế là không biết tự xử.”

4.
九四: 突如, 其來如, 焚如, 死如, 棄如.
Cửu tứ: Đột như, kì lai như, phần như, tử như, khí như.
Dịch: Hào 4, dương: thình lình chạy tới, như muốn đốt người ta vậy, thì sẽ chết, bị mọi người bỏ.

Giảng: Hão này dương cương, nóng nảy, bất chính, bất trung, mới ở nội quái lên, gặp hào 5 âm nhu, muốn lấn át 5, như một người ở đâu thình lình tới, lồn lộn lên muốn đốt người ta (hào 5) , táo bạo, vụng về như vậy làm sao khỏi chết, có ai dung được nó đâu.

5.
六五: 出涕沱若, 戚嗟若, 吉.
Lục ngũ: xuất thế đà nhược, thích ta nhược, cát.
Dịch: Hào 5, âm: Nước mắt ròng ròng, nhưng biết buồn lo than thở, nên tốt.

Giảng: Hào này âm nhu, ở ngôi tôn, trung những không chính, bị ép giữa hào hào dương, mắc vào hoàn cảnh khó khăn, cho nên bảo là “nước mắt ròng ròng”; nhưng nhờ đức văn minh của quẻ Ly, nên là người biết lo tính, than thở, tìm cách đối pó với hoàn cảnh được, cho nên rồi sẽ tốt.

6.
上九: 王用出征, 有嘉; 折首, 獲匪其醜, 无咎.
Thượng cửu: Vương dụng xuất chinh,
Hữu gia; chiết thủ, hoạch phỉ kì xú, vô cữu.
Dịch: Hào trên cùng, dương: vua dùng (người có tài, tức hào này) để ra quân chinh phạt, có công tốt đẹp, giết đầu đảng mà bắt sống kẻ xấu đi thì thôi, như vậy thì không có lỗi.

Giảng: Hào này dương cương lại ở trên cùng quẻ Ly, thế là vừa cương quyết vừa sáng suốt đến cực điểm, vua dùng tài ấy để trừ kẻ gian tà thì thành công lớn.

Nhưng vì cương quá thì dễ hóa tàn bạo, nên Hào từ khuyên dẹp loạn thì chỉ nên giết những kẻ đầu sỏ, còn những kẻ đi theo thì bắt sống thôi. Như vậy sẽ không có lỗi.(st)

Xem
Âm dương tạp luậnDịch lý chiêm đoánGóc tổng hợpThư giãnTrải nghiệm cuộc sống

Ý nghĩa của 64 quẻ Dịch. Quẻ 29: Thuần Khảm

dịch lý – phong thủy trọng hùng

Mỗi khi hữu sự, muốn biết sự việc tốt hay xấu thế nào, thì người xưa thường xem quẻ Dịch để nhận được câu trả lời từ quẻ Dịch qua phương pháp đoán theo sáu hào. Phương pháp gieo quẻ cụ thể như sau:

dịch lý - phong thủy trọng hùng
dịch lý – phong thủy trọng hùng

Dùng ba đồng tiền cổ, thường là những đồng xu bằng đồng, và quy ước: 1 mặt có chữ là mặt dương, 1 mặt không có chữ là mặt âm. Úp 3 đồng tiền vào giửa 2 lòng bàn tay trong vòng vài phút và suy nghĩ tới việc mình muốn hỏi.

Khi dùng 3 đồng tiền bỏ vào lòng bàn tay, úp 2 tay lại để im trong vài phút làm cho từ trường của đồng tiền và từ trường của con người liên thông với nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, bất cứ việc gì có liên quan cũng làm ta xúc cảm. Xúc cảm thì sẽ phát ra thông tin, nên chỉ cần ở trong lòng chăm chú nghĩ về việc mình dự đoán, đó gọi là tập trung ý niệm, sẽ phát tin tức ra ngoài.

Chỉ khi ý niệm của người xin đoán tập trung thì đồng tiền mới thông qua phản hồi thông tin để phản ánh một cách chính xác trung thực qua mặt sấp, mặt ngửa của nó.

Khi gieo quẻ cần tìm chỗ yên tinh, thành tâm, quần áo chỉnh tề, tập trung vào câu cần hỏi, nắm 3 đồng xu trong lòng 2 bàn tay chừng vài phút cho tinh thần tập trung thanh thản chuyên nhất vào câu hỏi, sau đó gieo 3 đồng xu trên 1 cái đĩa, gieo tất cả 6 lần để lập quẻ.

Kết quả gieo quẻ:

– 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
– 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
– 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
– 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Hào có vòng tròn “o” là hào dương động, hào có dấu “x” gọi là hào âm động.

Trong quẻ hào có vòng tròn “o” và hào có dấu “x” gọi là hào động. Động thì biến, dương động biến thành âm, âm động biến thành dương.

Trong một quẻ sáu hào toàn động thì toàn biến, sáu hào đều không động là không biến. Một vạch liền là “thiếu dương”, 2 vạch đứt là “thiếu âm”. Vòng tròn “o” là “lão dương” chủ về việc quá khứ, dấu “x” là “lão âm” chủ về việc tương lai. Vòng tròn “o” là hào động, dấu “x” là hào biến. Dưới đây là 1 quẻ làm ví dụ:

Thứ tự quẻ theo các lần sắp xếp từ dưới lên:

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Lúc xếp hào thì xếp từ dưới lên trên. Lúc xếp tên quẻ thì lại xếp từ trên xuống dưới. Quẻ này có quẻ nội là Chấn, quẻ ngoại là Đoài, là kim trên, mộc dưới, là quẻ “Trạch lôi tùy”.

Quẻ ngoại: Đoài vi trạch.
Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp: Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Quẻ nội: Chấn vi lôi.
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Người xưa trong thực tiễn dự đoán đã phát hiện bát quái và ngũ hành có quan hệ mật thiết với nhau.

Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn đã tổng kết ra các thuộc tính của các quẻ trong 8 cung, đồng thời phát hiện ra 6 hào của mỗi quẻ lại có thuộc tính với ngũ hành của nó và hàm chứa một thông tin nào đó, gọi là “tượng hào”.

Để cung cấp cho độc giả tham khảo, dưới đây xin giới thiệu ý nghĩa của từng quẻ Dịch trong 64 quẻ Dịch, và ý nghĩa của từng tượng hào trong mỗi quẻ Dịch.

Quẻ 29 :|::|: Thuần Khảm (坎 kǎn)

Quẻ Thuần Khảm, đồ hình :|::|: còn gọi là quẻ Khảm (坎 kan3), là quẻ thứ 29 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☵ (:|: 坎 kan3) Khảm hay Nước (水) và Ngoại quái là ☵ (:|: 坎 kan3) Khảm hay Nước (水).

Giải nghĩa: Hãm dã. Hãm hiểm. Hãm vào ở trong, xuyên sâu vào trong, đóng cửa lại, gập ghềnh, trắc trở, bắt buộc, kìm hãm, thắng. Khổ tận cam lai chi tượng: tượng hết khổ mới đến sướng.

Lẽ trời không thể quá (cực đoan) được mãi, hễ quá thì sẽ phải sụp vào chỗ hiểm. Vậy sau quẻ Đại quá, tới quẻ Thuần khảm. Khảm có nghĩa là sụp, là hiểm.

Thoán từ :
習坎: 有孚, 維心亨, 行有尚.
Tập Khảm: Hữu phu, duy tâm hanh, hành hữu thượng.
Dịch: Hai lớp khảm (hai lớp hiểm), có đức tin, chỉ trong lòng là hanh thông, tiến đi (hành động) thì được trọng mà có công.

Giảng: Tập Khảm có nghĩa là trùng khảm, hai lần Khảm. Nhìn hình quẻ Khảm ta thấy một hào dương bị hãm vào giữa hai hào âm, cho nên Khảm có nghĩa là hãm, là hiểm.

Ta lại thấy ở giữa đặc (nét liền), ngoài rỗng (nét đứt), trái với quẻ Ly ☲ giữa rỗng trên dưới đặc, như cái miệng lò; chỗ rỗng đó là chỗ không khí vô để đốt cháy than, củi, cho nên Ly là lửa. Khảm trái với Ly, chỗ nào trống thì nước chảy vào; Ly là lửa thì Khảm là nước. Nguy hiểm không gì bằng nước sâu, không cẩn thận thì sụp xuống, chết đuối, nên bảo nước là hiểm.

Xét theo ý nghĩa thì hào dương ở giữa, dương là thực, thành tín, vì vậy bảo là Khảm có đức tin, chí thành (hữu phu) ở trong lòng, nhờ vậy mà hanh thông. Gặp thời hiểm , có lòng chí thành thì không bị tai nạn, hành động thì được trọng mà còn có công nữa.

Thoán truyện giảng thêm: Nước chảy hoài mà không bao giờ ứ lại (lưu nhi bất doanh) chỗ hiểm trở nào cũng tới, cho nên bảo là có đức tin.

Lòng được hanh thông vì hai hào giữa (hào 2 và 5), đã cương mà đắc trung.

Trời có tượng hiểm (vì không lên trời được) ; đất có tượng hiểm, tức núi sông. Các bậc vương công theo tượng trời và đất mà đặt ra những cái hiểm (tức đào hào, xây thành, đạt ra hình pháp) để giữ đất đai và sự trật tự trong xã hội. Cái công dụng của hiểm nếu hợp thời thì cực lớn.

Đại tượng truyện khuyên nên theo cái đức chảy hoài không ngừng của nước mà giữ bền đức hạnh mà tu tĩnh không ngày nào quên.

Hào từ:

初六: 習坎, 入于坎窞, 凶.
Sơ lục: Tập khảm, nhập vu khảm năm ( có người đọc là đạm, hạm, lăm), hung.
Dịch: Hào 1, âm: Hai lần hiểm, sụp vào hố sâu, xấu.
Giảng: hào 1 đã âm nhu, lại ở dưới cùng quẻ Thuần Khảm hai lần hiểm, nên rất xấu.

2.
九二: 坎有險, 求小得.
Cửu nhị: khảm hữu hiểm, cầu tiểu đắc.
Dịch: Hào 2, dương : ở chỗ nước (hiểm) lại có hiểm, mong làm được việc nhỏ thôi.

Giảng: Hào này dương cương, đắc trung, có tài trí, nhưng ở giữa thời trùng hiểm, trên dưới bị hai hào âm nhu bao vây, chưa thóat được; cho nên chỉ mong làm đựơc việc nhỏ thôi.

Hào 4 quẻ Dư (số 6) cũng là dương ở vị âm; cũng bị hai hào âm bao vây, còn kém hào 2 quẻ Khảm vì không đắc trung,vậy mà Hào từ cho là “đại hữu đắc” (thành côn lớn); còn hào 2 quẻ Khảm này chỉ cầu được “tiểu đắc” thôi; chỉ vì thời khác; thời quẻ Dự là thời vui vẻ, hanh thông, thời quẻ Khảm là thời gian nan, nguy hiểm.

3.
六三: 來之坎坎, 險且枕, 入于坎窞, 勿用.
Lục tam : Lai chi khảm khảm, hiểm thả chẩm, nhập vu khảm năm, vật dụng.
Dịch: Hào 3, âm : tới lui (chử chi ở đây nghĩa là đi) đều bị hãm, trước mặt là hiểm mà sau lưng lại kê (dựa) vào hiểm, chỉ càng sụp vào chỗ sâu hơn thôi, chớ dùng (người ở hoàn cảnh hào 3 này, không được việc gì đâu).

Giảng: Hào này âm nhu, bất trung, bất chính, ở trên cùng quẻ nội khảm, mà tiến lên thì gặp ngoại khảm, trước mặt là khảm, sau lưng là khảm, toàn là hiểm cả, cho nên chỉ sụp vào chỗ sâu hơn thôi.

4.
六四: 樽酒簋, 貳 用缶, 納約自牖, 終无咎.
Lục tứ: Tôn tửu quĩ, nhị dụng phẫu, nạp ước tự dũ, chung vô cữu.
Dịch: Hào 4, âm: Như thể chỉ dâng một chén rượu, một quĩ thức ăn, thêm một cái vò dựng vài thức khác nữa (không cần nhiều, hễ chí thành là được); (có thể tùy cơ ứng biến) dứt khế ước qua cửa sổ (chứ không đưa qua cửa chính), như vậy không có lỗi.

Giảng: Tôn là chén rượu, quĩ là đồ đựng thức ăn; nhị là thứ nhì, phó (trái với chánh) là thêm sao, phẫu là cái vò. Tôn tữu quí, nhị dụng phẫu nghĩa là rượu chỉ một chén, thức ăn chỉ một quĩ, các thức khác thêm vào chỉ dùng một cái vò cũng đủ.

Ý nói không cần nhiều, miễn lòng chí thành là được. “Nạp ước tự dũ” Nghĩa là khế ước (để làm tin) đáng lẽ phải nộp qua cửa lớn, nhưng lại dứt qua cửa sổ (dũ), như vậy là không chính đại quang minh, nhưng gặp thời hiểm, khó khăn, có thể “bất đắc dĩ nhi dụng quyền” (quyền này không phải là quyền hành, mà là quyền biến: tùy cơ ứng biến), miễn là giữ được lòng chí thành.

Hào này như một vị đại thần, nhưng âm nhu, vô tài, không cứu đời ra khỏi cảnh hiểm được; cũng may mà đắc chính, chí thành, cứ giữ đức chí thành đó mà đối với vua, với việc nước, nếu lại có chút cơ trí, biết tòng quyền , thì rốt cuộc không có lỗi.

5.
九五: 坎不盈, 祗既平, 无咎.
Cửu ngũ: Khảm bất doanh, chỉ kì bình, vô cữu.
Dịch : Hào 5, âm: Nước (hiểm) chưa đầy, nhưng đến lúc nước đầy rồi, lặng rồi, thì sẽ khỏi hiểm, không có lỗi.

Giảng: Hào này dương cương, có tài, đắc trung, đắc chính, ở ngôi chí tôn, mới trải qua già nữa thời Khảm, hiểm chưa hết, nước còn dâng lên nữa, đến khi nào nước đầy rồi mới bình lại, mà dắt dân ra khỏi hiểm được. Chữ Kì ở đây nghĩa là bệnh, tức hiểm nạn, trỏ chữ khảm.

6.
上六: 係用黴纆, 寘于叢棘, 三歲不得, 凶.
Thượng lục: Hệ dụng huy mặc, trí vu từng cức, tam tuế bất đắc, hung.
Dịch: Hào trên cùng, âm: đã trói bằng dây thừng to, lại đặt vào bụi gai, ba năm không được ra , xấu.

Giảng: Hào này âm nhu, ở trên cùng quẻ Khảm, chỗ cực kì hiểm, đã không có tài ra khỏi cảnh hiểm, lại không biết hối mà sửa mình, nên bị họa rất nặng.

Quẻ này là cái tượng quân tử bị tiểu nhân bao vây, chỉ có hai hào là tạm tốt (hào 2 và 5), còn các hào khác đều xấu. Lời khuyên quan trọng nhất gặp thời hiểm, phải giữ lòng chí thành, và biết tòng quyền.(st)

Xem
Âm dương tạp luậnDịch lý chiêm đoánGóc tổng hợpThư giãnTrải nghiệm cuộc sống

Ý nghĩa của 64 quẻ Dịch. Quẻ 28: Trạch Phong Đại Quá

dịch lý – phong thủy trọng hùng

Mỗi khi hữu sự, muốn biết sự việc tốt hay xấu thế nào, thì người xưa thường xem quẻ Dịch để nhận được câu trả lời từ quẻ Dịch qua phương pháp đoán theo sáu hào. Phương pháp gieo quẻ cụ thể như sau:

dịch lý - phong thủy trọng hùng
dịch lý – phong thủy trọng hùng

Dùng ba đồng tiền cổ, thường là những đồng xu bằng đồng, và quy ước: 1 mặt có chữ là mặt dương, 1 mặt không có chữ là mặt âm. Úp 3 đồng tiền vào giửa 2 lòng bàn tay trong vòng vài phút và suy nghĩ tới việc mình muốn hỏi.

Khi dùng 3 đồng tiền bỏ vào lòng bàn tay, úp 2 tay lại để im trong vài phút làm cho từ trường của đồng tiền và từ trường của con người liên thông với nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, bất cứ việc gì có liên quan cũng làm ta xúc cảm. Xúc cảm thì sẽ phát ra thông tin, nên chỉ cần ở trong lòng chăm chú nghĩ về việc mình dự đoán, đó gọi là tập trung ý niệm, sẽ phát tin tức ra ngoài.

Chỉ khi ý niệm của người xin đoán tập trung thì đồng tiền mới thông qua phản hồi thông tin để phản ánh một cách chính xác trung thực qua mặt sấp, mặt ngửa của nó.

Khi gieo quẻ cần tìm chỗ yên tinh, thành tâm, quần áo chỉnh tề, tập trung vào câu cần hỏi, nắm 3 đồng xu trong lòng 2 bàn tay chừng vài phút cho tinh thần tập trung thanh thản chuyên nhất vào câu hỏi, sau đó gieo 3 đồng xu trên 1 cái đĩa, gieo tất cả 6 lần để lập quẻ.

Kết quả gieo quẻ:

– 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
– 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
– 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
– 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Hào có vòng tròn “o” là hào dương động, hào có dấu “x” gọi là hào âm động.

Trong quẻ hào có vòng tròn “o” và hào có dấu “x” gọi là hào động. Động thì biến, dương động biến thành âm, âm động biến thành dương.

Trong một quẻ sáu hào toàn động thì toàn biến, sáu hào đều không động là không biến. Một vạch liền là “thiếu dương”, 2 vạch đứt là “thiếu âm”. Vòng tròn “o” là “lão dương” chủ về việc quá khứ, dấu “x” là “lão âm” chủ về việc tương lai. Vòng tròn “o” là hào động, dấu “x” là hào biến. Dưới đây là 1 quẻ làm ví dụ:

Thứ tự quẻ theo các lần sắp xếp từ dưới lên:

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Lúc xếp hào thì xếp từ dưới lên trên. Lúc xếp tên quẻ thì lại xếp từ trên xuống dưới. Quẻ này có quẻ nội là Chấn, quẻ ngoại là Đoài, là kim trên, mộc dưới, là quẻ “Trạch lôi tùy”.

Quẻ ngoại: Đoài vi trạch.
Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp: Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Quẻ nội: Chấn vi lôi.
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Người xưa trong thực tiễn dự đoán đã phát hiện bát quái và ngũ hành có quan hệ mật thiết với nhau.

Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn đã tổng kết ra các thuộc tính của các quẻ trong 8 cung, đồng thời phát hiện ra 6 hào của mỗi quẻ lại có thuộc tính với ngũ hành của nó và hàm chứa một thông tin nào đó, gọi là “tượng hào”.

Để cung cấp cho độc giả tham khảo, dưới đây xin giới thiệu ý nghĩa của từng quẻ Dịch trong 64 quẻ Dịch, và ý nghĩa của từng tượng hào trong mỗi quẻ Dịch.

Quẻ 28 :||||: Trạch Phong Đại Quá (大過 dà guò)

Quẻ Trạch Phong Đại Quá, đồ hình :||||: còn gọi là quẻ Đại Quá (大過 da4 guo4), là quẻ thứ 28 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☴ (:|| 巽 xun4) Tốn hay Gió (風) và Ngoại quái là ☱ (||: 兌 dui4) Đoài hay Đầm (澤).

Giải nghĩa: Họa dã. Cả quá. Cả quá ắt tai họa, quá mực thường, quá nhiều, giàu cương nghị ở trong. Nộn thảo kinh sương chi tượng: tượng cỏ non bị sương tuyết.

Tự quái truyện giảng rất mù mờ, “Di là nuôi, không nuôi thì không thể động (bất dưỡng tức bất động) (?) cho nên sau quẻ Di đến quẻ Đại quá (lớn quá).

Chữ “đại quá” có hai cách hiểu: Phần dương trong quẻ tới 4 (phần âm chỉ có hai) mà dương có nghĩa là lớn (âm là nhỏ); vậy đại quá có nghĩa là phần dương nhiều quá; – nghĩa nữa là (đạo đức công nghiệp) lớn quá.

Thoán từ
大過: 棟撓, 利有攸往, 亨.
Đại quá: đống nạo, lợi hữu du vãng, hanh.
Dịch: (Phần dương ) nhiều quá (phần âm ít quá) như cái cột yếu, cong xuống (chống không nổi). Trên di thì lợi, được hanh thông.

Giảng: Nhìn hình của quẻ, bốn hào dương ở giữa, 2 hào âm hai đầu, như cây cột, khúc giữa lớn quá, ngọn và chân nhỏ quá, chống không nổi, phải cong đi.

Tuy vậy, hai hào dương 2 và 5 đều đắc trung, thế là cương mà vẫn trung; lại thêm quẻ Tốn ở dưới có nghĩa là thuận, quẻ Đoài ở trên có nghĩa là hòa, vui, thế là hòa thuận, vui vẻ làm việc, cho nên bảo là tiến đi (hành động) thì được hanh thông.

Đại tượng truyện bàn rộng: Đoài là chằm ở trên, Tốn là cây ở dưới, có nghĩa nước lớn quá, ngập cây. Người quân tử trong quẻ này phải có đức độ, hành vi hơn người, cứ việc gì hợp đạo thì làm, dù một mình đứng riêng, trái với thiên hạ, cũng không sợ (độc lập bất cụ); nếu là việc không hợp đạo thì không thèm làm, dù phải trốn đời, cũng không buồn (độn thế vô muộn).

Hào từ:

1.
初六: 藉用白茅, 无咎.
Sơ lục: Tạ dụng bạch mao, vô cữu.
Dịch: Hào 1, âm: Lót (vật gì) bằng cây cỏ mao trắng, không có lỗi.

Theo Hệ tự thượng truyện Chương VIII, Khổng tử bàn về quẻ này: “Nếu đặt vật gì xuống đất cũng được rồi mà lại còn dùng cỏ mao trắng để lót thì còn sợ gì đổ bể nữa? Như vậy là rất cẩn thận”.

2.
九二: 枯楊生稊, 老夫得其女妻, 无不利.
Cửu nhị: Khô dương sinh đề, lão phu đắc kì nữ thê, vô bất lợi.
Dịch: Hào 2, dương : cây dương khô đâm rễ mới, đàn ông già cưới được vợ trẻ, không gì là không lợi.

Giảng: Dương cương mà ở vị âm (hào 2), như vậy là cương mà có chút nhu, lại đắc trung. Nó thân cận với hào 1 âm, thế là cương nhu tương tế, bớt cứng đi, như cây khô mà đâm rễ mới, rồi cành là sẽ tươi tốt. Có thể ví với một người già cưới được vợ trẻ. . .

3.
九三: 棟橈, 凶.
Cửu tam: Đống nạo, hung.
Dịch: Hào ba, dương: cái cột cong xuống, xấu.

Giảng: Hào 3 dương ở vị dương, thế là quá cương, định làm công việc lớn quá (thời Đại quá), quá cương thì cong xuống, gẫy, việc sẽ hỏng.

Thoán từ nói về nghĩa toàn quẻ , nên dùng hai chữ “đống nạo” mà vẫn khen là tốt. Còn Hào từ xét riêng ý nghĩa hào 3, chê là xấu, vì hào này quá cương, mặc dầu ứng với hào trên cùng (âm nhu), cũng không chịu để hào đó giúp mình.

4.
九四: 棟隆, 吉.有它, 吝.
Cửu tứ: Đống long, cát. Hữu tha, lận.
Dịch: Hào 4, dương : như cây cột lớn, vững , tốt. Nếu có ý nghĩa gì khác thì hối tiếc.

Giảng: cũng là hào dương nhưng ở vị âm (4), vừa cương vừa nhu, như cái cột lớn vững đỡ nổi nhà. Ý nói làm được việc lớn, không lo thất bại.

Nó lại ứng hợp với hào 1 âm, tiểu nhân ở dưới, như vậy e nó quá nhu chăng, cho nên Hào từ khuyên: chớ quyến luyến quá với 1, có ý nghĩ khác, mà đáng xấu đấy.

5.
九五: 枯楊生華, 老婦得其士夫, 无咎, 无譽.
Cửu ngũ: Khô dương sinh hoa, lão phụ đắc kì sĩ phu, vô cữu, vô dự.
Dịch: Hào 5, dương : Cây dương khô ra hoa, bà già có chồng trai tráng, không chê cũng không khen.

Giảng: Hào 5, dương cương, trung chính. Ở ngôi chí tôn, đáng lẽ làm được việc rất lớn, nhưng ở thời đại quá, thì quá cương, quá cương mà ở gần hào trên cùng, âm ở âm vị, là một người quá nhu, không giúp nhau được việc gì, cũng như cây dương đã khô mà ra hoa cuối mùa, sắp tiều tụy đến nơi rồi. Không khác gì bà già mà có chồng trai tráng, chẳng mong gì sinh đẻ nữa.

Hào này khác với hào 2 ở chỗ hào 2 vừa cương vừa nhu, nên tốt, ví với cây dương khô đâm rễ mới; hào 5 thì quá cương, xấu, ví với cây dương khô, không dâm rễ mà ra hoa, nhựa sắp kiệt rồi.

6.
上六: 過涉, 滅頂, 凶, 无咎.
Thượng lục: quá thiệp, diệt đính, hung, vô cữu.
Dịch : Hào trên cùng, âm. Lội qua chỗ nước sâu, nước ngập đầu, xấu: nhưng không có lỗi.

Giảng: Bản chất âm nhu, tài hèn mà ở vào cuối thời Đại quá muốn làm việc lớn thì rất nguy thân, như người lội chỗ nước sâu lút đầu. Nhưng làm công việc nguy hiểm đó để cứu đời, cho nên không gọi là có lỗi được. Hào này trỏ hạng người “sát thân di thành nhân” (tự hi sinh để làm nên điều nhân), đáng phục chớ không chê được.

Tên quẻ là Đại quá (lớn quá), mà Hào từ lại ghét những người quá cương, (hào 3, 5) quá nhu như hào trên cùng tuy không có lỗi, nhưng cũng cho là xấu. Vây Kinh Dịch có ý trọng đức trung (vừa cương vừa nhu) hơn cả.(st)

Xem
Âm dương tạp luậnDịch lý chiêm đoánGóc tổng hợpThư giãnTrải nghiệm cuộc sống

Ý nghĩa của 64 quẻ Dịch. Quẻ 27: Sơn Lôi Di

dịch lý – phong thủy trọng hùng

Mỗi khi hữu sự, muốn biết sự việc tốt hay xấu thế nào, thì người xưa thường xem quẻ Dịch để nhận được câu trả lời từ quẻ Dịch qua phương pháp đoán theo sáu hào. Phương pháp gieo quẻ cụ thể như sau:

dịch lý - phong thủy trọng hùng
dịch lý – phong thủy trọng hùng

Dùng ba đồng tiền cổ, thường là những đồng xu bằng đồng, và quy ước: 1 mặt có chữ là mặt dương, 1 mặt không có chữ là mặt âm. Úp 3 đồng tiền vào giửa 2 lòng bàn tay trong vòng vài phút và suy nghĩ tới việc mình muốn hỏi.

Khi dùng 3 đồng tiền bỏ vào lòng bàn tay, úp 2 tay lại để im trong vài phút làm cho từ trường của đồng tiền và từ trường của con người liên thông với nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, bất cứ việc gì có liên quan cũng làm ta xúc cảm. Xúc cảm thì sẽ phát ra thông tin, nên chỉ cần ở trong lòng chăm chú nghĩ về việc mình dự đoán, đó gọi là tập trung ý niệm, sẽ phát tin tức ra ngoài.

Chỉ khi ý niệm của người xin đoán tập trung thì đồng tiền mới thông qua phản hồi thông tin để phản ánh một cách chính xác trung thực qua mặt sấp, mặt ngửa của nó.

Khi gieo quẻ cần tìm chỗ yên tinh, thành tâm, quần áo chỉnh tề, tập trung vào câu cần hỏi, nắm 3 đồng xu trong lòng 2 bàn tay chừng vài phút cho tinh thần tập trung thanh thản chuyên nhất vào câu hỏi, sau đó gieo 3 đồng xu trên 1 cái đĩa, gieo tất cả 6 lần để lập quẻ.

Kết quả gieo quẻ:

– 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
– 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
– 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
– 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Hào có vòng tròn “o” là hào dương động, hào có dấu “x” gọi là hào âm động.

Trong quẻ hào có vòng tròn “o” và hào có dấu “x” gọi là hào động. Động thì biến, dương động biến thành âm, âm động biến thành dương.

Trong một quẻ sáu hào toàn động thì toàn biến, sáu hào đều không động là không biến. Một vạch liền là “thiếu dương”, 2 vạch đứt là “thiếu âm”. Vòng tròn “o” là “lão dương” chủ về việc quá khứ, dấu “x” là “lão âm” chủ về việc tương lai. Vòng tròn “o” là hào động, dấu “x” là hào biến. Dưới đây là 1 quẻ làm ví dụ:

Thứ tự quẻ theo các lần sắp xếp từ dưới lên:

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Lúc xếp hào thì xếp từ dưới lên trên. Lúc xếp tên quẻ thì lại xếp từ trên xuống dưới. Quẻ này có quẻ nội là Chấn, quẻ ngoại là Đoài, là kim trên, mộc dưới, là quẻ “Trạch lôi tùy”.

Quẻ ngoại: Đoài vi trạch.
Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp: Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Quẻ nội: Chấn vi lôi.
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Người xưa trong thực tiễn dự đoán đã phát hiện bát quái và ngũ hành có quan hệ mật thiết với nhau.

Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn đã tổng kết ra các thuộc tính của các quẻ trong 8 cung, đồng thời phát hiện ra 6 hào của mỗi quẻ lại có thuộc tính với ngũ hành của nó và hàm chứa một thông tin nào đó, gọi là “tượng hào”.

Để cung cấp cho độc giả tham khảo, dưới đây xin giới thiệu ý nghĩa của từng quẻ Dịch trong 64 quẻ Dịch, và ý nghĩa của từng tượng hào trong mỗi quẻ Dịch.

Quẻ 27 |::::| Sơn Lôi Di (頤 yí)

Quẻ Sơn Lôi Di, đồ hình |::::| còn gọi là quẻ Di (頤 yi2), là quẻ thứ 27 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☳ (|:: 震 zhen4) Chấn hay Sấm (雷) và Ngoại quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山).

Giải nghĩa: Dưỡng dã. Dung dưỡng. Chăm lo, tu bổ, thêm, ăn uống, bổ dưỡng, bồi dưỡng, ví như trời nuôi muôn vật, thánh nhân nuôi người. Phi long nhập uyên chi tượng: rồng vào vực nghỉ ngơi.

Súc là chứa, có chứa nhóm vật lại rồi mới nuôi được, cho nên sau quẻ Đại súc là quẻ Di. Di có hai nghĩa: nuôi nấng và cái cằm. Nhìn hình quẻ, chúng ta thấy như cái miệng mở rộng, hai nét liền ở trên và dưới như hai cái hàm, toàn bộ gợi cho ta ý cái cằm (thay cái mép) lại gợi cho ta sự ăn uống để nuôi sống.

Thoán từ
頤: 貞吉. 觀頤, 自求口實.
Di : Trinh cát. Quan di, tự cầu khẩu thực.
Dịch: Nuôi: hễ đúng chính đạo thì tốt. Xem cách nuôi người và tự nuôi mình.

Giảng: Nuôi tinh thần hay thể chất, cũng phải hợp chính đạo thì mới tốt. Xem cách nuôi người và tự nuôi mình thì biết tốt hay xấu.

Thoán truyện suy rộng ra: Trời đất khéo nuôi vạn vật mà vạn vật sinh sôi nảy nở về mọi mặt; thánh nhân dùng những người hiền giúp mình trong việc nuôi dân chúng; cái đạo nuôi nấng lớn như vậy đó.

Đại tượng truyện đưa thêm một ý nữa: theo cái tượng của quẻ, thì dưới núi có tiếng sấm, dương khí bắt đầu phát mà vạn vật trong núi được phát triển như vậy là trời đất nuôi vật. Người quân tử tự nuôi mình thì phải cẩn thận về lời nói để nuôi cái đức, và tiết độ về ăn uống để nuôi thân thể (Quân tử dĩ thận ngôn ngữ, tiết ẩm thực). Là vì đời, “họa tòng khẩu xuât, bệnh tòng khẩu nhập” Phải giữ gìn nhất cái miệng.

Hào từ
初九: 舍爾靈龜, 觀我朵頤, 凶.
Sơ cửu: Xã nhỉ linh qui, quan ngã đóa di, hung.
Dịch: hào 1, dương: chú bỏ con rùa thiêng (tượng trưng phần tinh thần quí báu) của chú đi mà cứ ngó ta, tới xệ mép xuống, xấu.

Giảng: Chúng ta nên để ý: nội quái là Chấn, có nghĩa là động, cho nên cả ba hào đều diễn cái ý mình đi cầu cạnh người .

Hào 1 này dương cương, khôn lanh, nhưng ứng với hào 4 âm, có thế lực ở trên hăm hở theo âm đến nỗi bỏ thiên lí, thèm thuồng cầu ăn ở người khác (hào 4) để nuôi xác thịt, mà quên phần tinh thần của mình (nó quí như con rùa thiêng chỉ sống bằng khí trờii) như vậy rất xâu. Hai chữ “đóa di”, thòng mép xuống, cực tả sự bỉ ổi của bọn người chỉ ham ăn, nói rộng ra là bọn bị tư dục mê hoặc đến mất cả liêm sỉ.

2.
六二: 顛頤, 拂經, 于丘 頤, 征凶.
Lục nhị: điên di, phất kinh, vu khâu di, chinh hung .
Dịch: Hào 2, âm: Đảo lộn cách nuôi mình, trái với lẽ thường, cầu sự nuôi dưỡng ở gò cao, tiến lên thì xấu.

Giảng: Hào này âm nhu, không tự sức nuôi mình được, nên phải cầu ăn với hai hào dương 1 và 6. nhưng hào 1 ở dưới mình, như vậy là người trên xin ăn người dưới, đảo lộn rồi, trái lẽ thường (kinh) rồi; còn như cầu ăn ở hào trên cùng (ví như cái gò cao), tì hào này không ứng với 2, 2 sẽ bị từ chối, bị khinh mà mắc nhục.

Nên để ý: theo thường lệ, hào 2 này đắc trung, chính thì tốt mà đây lại xấu, vì ý nghĩa của quẻ nuôi dưỡng, mà hào này lại không đủ sức tự dưỡng được.

3.
六三: 拂頤, 貞凶.十年勿用无攸利.
Lục tam: Phật di, trinh hung. Thập niên vật dụng vô du lợi.
Dịch: Hào 3 âm: Cách nuôi trái hẳn với chính đạo, xấu. Mười năm (có nghĩa là tới cùng) cũng không tốt được không làm nên gì.

Giảng: hào này âm nhu, bất trung, bất chính, lại hay động (vi ở trên cùng nội quái Chấn) không chịu ngồi yên, thấy đâu có ăn là đâm đầu vào. Rất xấu – Về hai chữ “thập niên” chúng ta đã giảng ở hào cuối cùng của quẻ Phục.

4.
六四: 顛頤, 吉.虎視眈眈, 其欲逐逐, 无咎.
Lục tứ: điên di, cát. Hổ thị đam đam, kì dục trục trục, vô cữu.
Dịch: Hào 4, âm: Đảo lộn cách nuôi mà tốt. Mắt hổ nhìn đăm đăm, lòng ham muốn day dứt không ngớt, không có lỗi.

Giảng: Hào này âm nhu đắc chính, ở vào địa vị cao, được hào 5 chí tôn tương đắc với mình (cùng là âm cả) lại thêm có hào 1 dương ứng với mình, như vậy là người trên biết trọng đạo nghĩa, biết hạ mình cầu người dưới (hào 1) nuôi mình; tuy là điên đảo, trái lẽ thường đấy, nhưng vì là người tốt (đắc chính), cầu 1 giúp mình để mình lập nên sự nghiệp san sẽ giúp đỡ dân chúng, cho nên vẫn là tốt.

Nhưng phải chuyên nhất, không gián đoạn (như mắt hổ nhìn đăm đăm, ham muốn không ngớt), cứ tiếp tục cầu 1 giúp hoài thì mới có kết quả, không có lỗi.

Cầu nuôi ở hào này là cầu nuôi về tinh thần, chứ không phải về thể xác.

5.
六五: 拂經, 居貞, 吉.不可涉大川.
Lục ngũ: Phật kinh, cư trinh, cát. Bất khả thiệp đại xuyên.
Dịch: Hào 5, âm: Trái lẽ thường, bền chí giữ đạo chính thì tốt. Không thể vượt sông lớn được.

Giảng: Hào này như một vị nguyên thủ, có trách nhiệm nuôi người, nhưng vì âm nhu, kém tài, nên phải nhờ người (tức hào trên cùng) nuôi mình (giúp đỡ mình); tuy là trái lẽ thường, nhưng cứ bền chí, giữ đạo chính thì tốt; vì nhờ người khác giúp đỡ để mình làm trọn nhiệm vụ nuôi dân.

Tuy nhiên, vì tài kém (âm nhu), làm việc lớn gian hiểm không nổi, nên Hào từ khuyên: không thể qua sông lớn được.
Cầu nuôi ở hào này cũng là cầu nuôi về tinh thần.

6.
上九: 由頤, 厲吉, 利涉大川.
Thượng cửu: do di, lệ cát. Lợi thiệp đại xuyên.
Dịch: Hào trên cùng, dương. Thiên hạ nhờ mình mà được nuôi, trách nhiệm mình lớn như vậy, mình phải thường lo lắng, sợ hãi thì được tốt. Qua sông lớn được.

Giảng: Hào này dương cương mà ở trên cùng, như bậc làm thầy cho vị nguyên thủ, vị nguyên thủ nhờ mình mà nuôi được thiên hạ, thì cũng như chính mình nuôi thiên hạ. Trách nhiệm lớn như vậy nên mình phải thường lo lắng, sợ hãi, rất thận trọng thì mới được tốt lành, mà thiên hạ được phúc lớn (lời Tiểu tượng truyện).

Hào này dương cương có tài, không như hào 5, cho nên làm được việc lớn gian hiểm.

Tóm lại ba hào cuối đều có nghĩa là nuôi về tinh thần, giúp đỡ dân chúng nên đều được “cát” hết. Ba hào đầu có nghĩa là nhờ người nuôi thể xác của mình, cho nên đều xấu.(st)

Xem
Âm dương tạp luậnDịch lý chiêm đoánGóc tổng hợpThư giãnTrải nghiệm cuộc sống

Ý nghĩa của 64 quẻ Dịch. Quẻ 26: Sơn Thiên Đại Súc

dịch lý – phong thủy trọng hùng

Mỗi khi hữu sự, muốn biết sự việc tốt hay xấu thế nào, thì người xưa thường xem quẻ Dịch để nhận được câu trả lời từ quẻ Dịch qua phương pháp đoán theo sáu hào. Phương pháp gieo quẻ cụ thể như sau:

dịch lý - phong thủy trọng hùng
dịch lý – phong thủy trọng hùng

Dùng ba đồng tiền cổ, thường là những đồng xu bằng đồng, và quy ước: 1 mặt có chữ là mặt dương, 1 mặt không có chữ là mặt âm. Úp 3 đồng tiền vào giửa 2 lòng bàn tay trong vòng vài phút và suy nghĩ tới việc mình muốn hỏi.

Khi dùng 3 đồng tiền bỏ vào lòng bàn tay, úp 2 tay lại để im trong vài phút làm cho từ trường của đồng tiền và từ trường của con người liên thông với nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, bất cứ việc gì có liên quan cũng làm ta xúc cảm. Xúc cảm thì sẽ phát ra thông tin, nên chỉ cần ở trong lòng chăm chú nghĩ về việc mình dự đoán, đó gọi là tập trung ý niệm, sẽ phát tin tức ra ngoài.

Chỉ khi ý niệm của người xin đoán tập trung thì đồng tiền mới thông qua phản hồi thông tin để phản ánh một cách chính xác trung thực qua mặt sấp, mặt ngửa của nó.

Khi gieo quẻ cần tìm chỗ yên tinh, thành tâm, quần áo chỉnh tề, tập trung vào câu cần hỏi, nắm 3 đồng xu trong lòng 2 bàn tay chừng vài phút cho tinh thần tập trung thanh thản chuyên nhất vào câu hỏi, sau đó gieo 3 đồng xu trên 1 cái đĩa, gieo tất cả 6 lần để lập quẻ.

Kết quả gieo quẻ:

– 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
– 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
– 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
– 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Hào có vòng tròn “o” là hào dương động, hào có dấu “x” gọi là hào âm động.

Trong quẻ hào có vòng tròn “o” và hào có dấu “x” gọi là hào động. Động thì biến, dương động biến thành âm, âm động biến thành dương.

Trong một quẻ sáu hào toàn động thì toàn biến, sáu hào đều không động là không biến. Một vạch liền là “thiếu dương”, 2 vạch đứt là “thiếu âm”. Vòng tròn “o” là “lão dương” chủ về việc quá khứ, dấu “x” là “lão âm” chủ về việc tương lai. Vòng tròn “o” là hào động, dấu “x” là hào biến. Dưới đây là 1 quẻ làm ví dụ:

Thứ tự quẻ theo các lần sắp xếp từ dưới lên:

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Lúc xếp hào thì xếp từ dưới lên trên. Lúc xếp tên quẻ thì lại xếp từ trên xuống dưới. Quẻ này có quẻ nội là Chấn, quẻ ngoại là Đoài, là kim trên, mộc dưới, là quẻ “Trạch lôi tùy”.

Quẻ ngoại: Đoài vi trạch.
Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp: Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Quẻ nội: Chấn vi lôi.
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Người xưa trong thực tiễn dự đoán đã phát hiện bát quái và ngũ hành có quan hệ mật thiết với nhau.

Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn đã tổng kết ra các thuộc tính của các quẻ trong 8 cung, đồng thời phát hiện ra 6 hào của mỗi quẻ lại có thuộc tính với ngũ hành của nó và hàm chứa một thông tin nào đó, gọi là “tượng hào”.

Để cung cấp cho độc giả tham khảo, dưới đây xin giới thiệu ý nghĩa của từng quẻ Dịch trong 64 quẻ Dịch, và ý nghĩa của từng tượng hào trong mỗi quẻ Dịch.

Quẻ 26 |||::| Sơn Thiên Đại Súc (大畜 dà chù)

Quẻ Thiên Sơn Đại Súc, đồ hình |||::| còn gọi là quẻ Đại Súc (大畜 da4 chu4), là quẻ thứ 26 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☰ (||| 乾 qian2) Càn hay Trời (天) và Ngoại quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山).

Giải nghĩa: Tụ dã. Tích tụ. Chứa tụ, súc tích, lắng tụ một chỗ, dự trữ, đựng, để dành. Đồng loại hoan hội chi tượng: đồng loại hội họp vui vẻ, cục bộ.

Mình không có càn bậy (Vô vọng) rồi bản thân mới có thể chứa được nhiều tài, đức, hoài bão, nên sau quẻ vô vọng, tới quẻ Đại súc. Chữ súc trong quẻ này cũng là chữ súc trong quẻ Phong thiên tiểu súc, có ba nghĩa: Nhóm chứa, nuôi nấng, ngăn lại. Thoán từ dùng theo nghĩa chứa (súc tích, uẩn súc), mà Hào từ dùng với nghĩa ngăn lại.

Thoán từ:
大畜: 利貞, 不家食,吉; 利涉大川.
Đại súc: Lợi trinh, bất gia thực, cát; lợi thiệp đại xuyên.
Dịch: Chứa lớn: Chính đáng (theo chính đạo) thì lợi. Không phải ăn cơm nhà (tức được hưởng lộc của vua), tốt; vượt qua sông lớn (làm việc khó khăn, gian nguy để giúp nước) thì lợi.

Giảng: Trên là núi, dưới là trời, núi mà chứa được trời thì sức chứa của nó thật lớn, cho nên gọi là Đại súc. Nói về bậc quân tử thì phải “chứa” tài đức, nghĩa là tu luyện cho tài đức uẩn súc; trước hết phải cương kiện như quẻ Càn, phải rất thành thực, rực rỡ (có văn vẻ) như quẻ Cấn, mà những đức đó phải mỗi ngày một mới, nhật tân kì đức (Thoán truyện); phải biết cho đến nơi đến chốn, làm cho đến nơi đến chốn, đủ cả tri lẫn hành (đại tượng truyện).

Người nào “uẩn súc” được như vậy thì được quốc gia nuôi, và khi xã hội gặp gian truân thì cứu được (vượt qua sông lớn), vì ứng với trời (như hào 5 ở vị cao ứng với hào 2 trong quẻ Càn là trời).

Hào từ:

1.
初九.有厲.利已.
Sơ cửu: Hữu lệ, lợi dĩ.
Dịch: Hào 1, dương : có nguy, ngưng lại thì lợi.

Giảng: Hào này cương kiện, muốn tiến lên nhưng bị hào 4, âm ở trên chặn lại (trong các hào, súc có nghĩa là ngăn chứ không có nghĩa là chứa), nếu cố tiến thì nguy, ngưng lại thì tốt.

2.
九二: 輿說輹.
Cửu nhị: Dư thoát phúc.
Dịch: Hào 2, dương, như chiếc xe đã tháo cái trục.

Giảng: Hào này cũng bị hào 5, âm, ngăn lại như hào 1, nhưng vì đắc trung (ở giữa nội quái), nên biết tự ngăn mình (như tự tháo cái trục xe ra) để thôi không đi. Như vậy không có lỗi.

3.
九三: 良馬逐; 利艱貞.日閑輿衛, 利有攸往.
Cửu tam: Lương mã trục; lợi gian trinh,
Nhật nhàn dư vệ, lợi hữu du vãng.
Dịch: Hào 3, dương : như hai con ngựa tốt chạy đua nhau; phải chịu khó giữ đạo chính thì có lợi, lại phải thường ngày luyện tập, dự bị các đồ hộ thân thì tiến lên mới có lợi.

Giảng: Chúng ta để ý: hai hào 1, 2 đều là dương cương mà đều bị hai hào âm nhu (4 và 5) ngăn cản, vì tuy cương mà ở trong nội quái (quẻ dưới), cũng như các tướng tài năng phải phục tùng Võ Hậu, Từ Hi Thái Hậu. Không phải thời nào dương cũng thắng âm cả đâu.

Tới hào 3 này, may được hào trên cùng cũng là dương, ứng với mình như một đồng chí, cho nên cả hai hăng hái như hai con ngựa tốt đua nhau chạy; nhưng hăng quá mà không nhớ rằng trên đường gặp nhiều gian nan, không luyện tập đề phòng hàng ngày thì không tiến được xa, nên Hào từ khuyên như trên.

4.
六四: 童牛之牿, 元吉.
Lục tứ: đồng ngưu chi cốc, nguyên cát.
Dịch: Hào 4, âm: như con bò mộng còn non, mới nhú sừng, đặt ngay mảnh gỗ chặn sừng nó, thì rất tốt.

Giảng: Trong quẻ Đại súc, hào âm này vẫn ngăn chặn được hào 1, dương, vì tuy nó âm nhu, nhưng hào 1 ở đầu quẻ là dương còn non, như con bò mọng mới nhú sừng, nếu kịp thời ngăn cản ngay, chặn sừng nó lại thì không tốn công mà có kết quả rất tốt. đại ý là phải đề phòng ngay từ khi họa mới có mòi phát.

5.
六五: 豶豕之牙, 吉.
Lục ngũ: Phần thỉ chi nha, cát.
Dịch: Hào 5, âm: Như thể ngăn cái nanh con heo đã thiến thì tốt.

Giảng: Hào 2 là dương đã già giặn, không non nớt như hào 1, cho nên dữ hơn 1, ví như nanh con heo (rừng). Hào 5 muốn chặn nó, mà chỉ bẻ nanh con heo thôi thì nó vẫn còn hung; tốt hơn hết là thiến nó để cho nó hết dữ, lúc đó dù nó còn nanh cũng không hay cắn nữa. Hào 5, chặn được hào 2 là nhờ cách đó, trừ tận gốc, không tốn công mà kết quả tốt.

6.
上九: 何天之衢, 亨.
Thượng cửu: hà thiên chi cù, hanh.
Dịch : Hào trên cùng, dương. Sao mà thông suốt như dương trên trời vậy.

Giảng: tới hào này là thời gian cản đã cùng rồi, hết trở ngại, đường thật rộng lớn, bát ngát như đường trên trời. Có nghĩa là đại lớn được thi hành.

Quẻ này Thoán từ nói về sự súc tích tài đức, mà Hào từ lại xét cách ngăn cản kẻ hung hãn.

Hai hào có ý nghĩa nhất là 4 và 5: muốn ngăn thì phải ngăn từ khi mới manh nha; và muốn diệt ác thì phải diệt từ gốc, tìm nguyên nhân chính mà trừ thì mới không tốn công, kết quả chắc chắn.(st)

Xem
Âm dương tạp luậnDịch lý chiêm đoánGóc tổng hợpThư giãnTrải nghiệm cuộc sống

Ý nghĩa của 64 quẻ Dịch. Quẻ 25: Thiên Lôi Vô Vọng

dịch lý – phong thủy trọng hùng

Mỗi khi hữu sự, muốn biết sự việc tốt hay xấu thế nào, thì người xưa thường xem quẻ Dịch để nhận được câu trả lời từ quẻ Dịch qua phương pháp đoán theo sáu hào. Phương pháp gieo quẻ cụ thể như sau:

dịch lý - phong thủy trọng hùng
dịch lý – phong thủy trọng hùng

Dùng ba đồng tiền cổ, thường là những đồng xu bằng đồng, và quy ước: 1 mặt có chữ là mặt dương, 1 mặt không có chữ là mặt âm. Úp 3 đồng tiền vào giửa 2 lòng bàn tay trong vòng vài phút và suy nghĩ tới việc mình muốn hỏi.

Khi dùng 3 đồng tiền bỏ vào lòng bàn tay, úp 2 tay lại để im trong vài phút làm cho từ trường của đồng tiền và từ trường của con người liên thông với nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, bất cứ việc gì có liên quan cũng làm ta xúc cảm. Xúc cảm thì sẽ phát ra thông tin, nên chỉ cần ở trong lòng chăm chú nghĩ về việc mình dự đoán, đó gọi là tập trung ý niệm, sẽ phát tin tức ra ngoài.

Chỉ khi ý niệm của người xin đoán tập trung thì đồng tiền mới thông qua phản hồi thông tin để phản ánh một cách chính xác trung thực qua mặt sấp, mặt ngửa của nó.

Khi gieo quẻ cần tìm chỗ yên tinh, thành tâm, quần áo chỉnh tề, tập trung vào câu cần hỏi, nắm 3 đồng xu trong lòng 2 bàn tay chừng vài phút cho tinh thần tập trung thanh thản chuyên nhất vào câu hỏi, sau đó gieo 3 đồng xu trên 1 cái đĩa, gieo tất cả 6 lần để lập quẻ.

Kết quả gieo quẻ:

– 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
– 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
– 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
– 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Hào có vòng tròn “o” là hào dương động, hào có dấu “x” gọi là hào âm động.

Trong quẻ hào có vòng tròn “o” và hào có dấu “x” gọi là hào động. Động thì biến, dương động biến thành âm, âm động biến thành dương.

Trong một quẻ sáu hào toàn động thì toàn biến, sáu hào đều không động là không biến. Một vạch liền là “thiếu dương”, 2 vạch đứt là “thiếu âm”. Vòng tròn “o” là “lão dương” chủ về việc quá khứ, dấu “x” là “lão âm” chủ về việc tương lai. Vòng tròn “o” là hào động, dấu “x” là hào biến. Dưới đây là 1 quẻ làm ví dụ:

Thứ tự quẻ theo các lần sắp xếp từ dưới lên:
Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Lúc xếp hào thì xếp từ dưới lên trên. Lúc xếp tên quẻ thì lại xếp từ trên xuống dưới. Quẻ này có quẻ nội là Chấn, quẻ ngoại là Đoài, là kim trên, mộc dưới, là quẻ “Trạch lôi tùy”.

Quẻ ngoại: Đoài vi trạch.
Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp: Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Quẻ nội: Chấn vi lôi.
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Người xưa trong thực tiễn dự đoán đã phát hiện bát quái và ngũ hành có quan hệ mật thiết với nhau.

Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn đã tổng kết ra các thuộc tính của các quẻ trong 8 cung, đồng thời phát hiện ra 6 hào của mỗi quẻ lại có thuộc tính với ngũ hành của nó và hàm chứa một thông tin nào đó, gọi là “tượng hào”.

Để cung cấp cho độc giả tham khảo, dưới đây xin giới thiệu ý nghĩa của từng quẻ Dịch trong 64 quẻ Dịch, và ý nghĩa của từng tượng hào trong mỗi quẻ Dịch.

Quẻ 25 |||::| Quẻ Thiên Lôi Vô Vọng (無妄 wú wàng)

Quẻ Thiên Lôi Vô Vọng, đồ hình |::||| còn gọi là quẻ Vô Vọng (無妄 wu2 wang4), là quẻ thứ 25 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☳ (|:: 震 zhen4) Chấn hay Sấm (雷) và Ngoại quái là ☰ (||| 乾 qian2) Càn hay Trời (天).

Giải nghĩa: Thiên tai dã. Xâm lấn. Tai vạ, lỗi bậy bạ, không lề lối, không quy củ, càn đại, chống đối, hứng chịu. Cương tự ngoại lai chi tượng: tượng kẻ mạnh từ ngoài đến.

Đã trở lại thiên lý, chính đạo rồi thì không làm càn nữa, cho nên sau quẻ Phục, tới quẻ Vô vọng. Vọng có nghĩa là càn, bậy.

Thoán từ.
无妄: 元亨, 利貞. 其匪正有眚, 不利有攸往.
Vô vọng: Nguyên hanh, lợi trinh.
Kì phỉ chính hữu sảnh, bất lợi hữu du vãng.
Dịch: không càn bậy thì rất hanh thông, hợp với chính đạo thì có lợi. Cái gì không hợp với chính đạo thì có hại, có lỗi, hành động thì không có lợi.

Giảng: Tượng quẻ này: nội quái là Chấn (nghĩa là động, hành động); ngoại quái là Càn (trời), hành động mà hợp với lẽ trời thì không càn bậy, không càn bậy thì hanh thông, có lợi.

Thoán truyện giảng rõ thêm:

Nội quái nguyên là quẻ Khôn, mà hào 1, âm biến thành dương, thành quẻ Chấn. Thế là dương ở ngoài tới làm chủ nội quái, mà cũng làm chủ cả quẻ vô vọng, vì ý chính trong Vô vọng là: động, hành động. Động mà cương kiên như ngoại quái Càn, tức là không càn bậy.

Xét về các hào thì hào 5 dương cương, trung chính ứng, ứng với hào 2 cũng trung chính, thế là hợp với thiên lý, rất hanh thông.
Ở thời Vô vọng (không càn bậy) mình không giữ chính đạo mà đi thì đi đâu được? Chữ đi (vãng) ở đây nghĩa rộng là hành động (nguyên văn: Vô vọng chi vãng, hà chi hĩ? Nên hiểu là : vô vọng: phỉ chính chi vãng, hà chi hĩ; chữ chi thứ nhì này có nghĩa là đi). Trái lẽ trời thì trời không giúp, làm sao đi được ?

Đại tượng truyện bàn thêm về cái đạo của trời (đất) là nuôi nấng, và thánh nhân cũng theo đạo đó mà nuôi nấng vạn dân. Chúng tôi cho là ra ngoài đề.

Hào từ:
1.
初九: 无妄, 往吉.
Sơ cửu: vô vọng, vãng cát.
Dịch: Hào 1, dương: không còn bậy, mà tiến đi thì tốt.

Giảng: Hào này dương cương, làm chủ nội quái, là người có đức, cho nên khen như vậy.

2.
六二: 不耕穫, 不菑畬, 則利有攸往.
Lục nhị: Bất canh hoạch, bất tri dư, tắc lợi hữu du vãng.
Dịch: Khi cày thì không nghĩ tới lúc gặt, khi mới khai phá (tri) thì không nghĩ đến ruộng đã thuộc (dự), như vậy mà tiến tới thì có lợi.

Giảng: Lời hào này quá vắn tắt, hơn điện tín ngày nay nữa, nên tối nghĩa, có nhiều sách cứ dịch từng chữ; không thông.

Chu công muốn bảo: Khi cày mà không nghĩ tới lúc gặt, khi mới khai phá mà không nghĩ tới khi ruộng đã thuộc, có nghĩa là thấy việc chính đáng phải làm thì làm mà không nghĩ đến cái lợi rồi mới làm, không chỉ trông mong vào kết quả, như vậy mới tốt.

Hào 2, âm, vừa trung vừa chính, ứng với hào 5 cũng trung chính; nó vốn là âm có đức thuận ở trong nội quái Chấn là động, như một người tốt hành động hợp với trung, chính, cho nên Hào từ bảo như vậy mà tiến thì có lợi.

Có lẽ chính vì ý nghĩa hào này mà Sử ký của Tư Mã Thiên chép tên quẻ là 无 望 (vô vọng :không mong) với nghĩa làm điều phải mà “không mong” có lợi, có kết quả. Hiểu như vậy cũng được.

3.
六三: 无妄之災, 或繫之牛, 行人之得, 邑人之災.
Lục tam: vô vọng chi tai, hoặc hệ chi ngưu,
Hành nhân chi đắc, ấp nhân chi tai.
Dịch: Hào 3, âm: không còn bậy mà bị tai vạ tự nhiên đến như có kẻ cột con bò ở bên đường (rồi bỏ đi chỗ khác), một người đi qua (thấy bò không có ai coi), dắt trộm đi, được bò, mà người trong ấp bị nghi oan là lấy trộm bò, mà mắc họa.

Giảng: cả 6 hào trong quẻ này đều là không càn bậy, nhưng hào này khác một chút là bất trung, bất chính, nên bị tai vạ; tai vạ đó chỉ là vô cớ mà mắc.

4.
九四: 可貞,无咎.
Cửu tứ: khả trinh, vô cữu.
Dịch : Hào 4, dương: nên giữ vững tư cách thì không có lỗi (hoặc: có thể giữ vững được tư cách, cho nên không có lỗi).

Giảng : chữ “Trinh” có hai nghĩa: chính đáng và bền. Ở đây nên hiểu là bền. Hào 4 này dương, không ứng hợp với hào nào cả. (vì hào 1 cũng là dương cương như nó), không nên họat động, nhưng nó cương kiện, có thể giữ vững được tư cách.

5.
九五: 无妄之疾, 勿藥, 有喜.
Cửu ngũ: vô vọng chi tật, vật dược, hữu hỉ.
Dịch: Hào 5, dương: Không càn bậy mà vô cớ bị bệnh (gặp tai họa) thì đừng uống thuốc, sẽ hết bệnh.

Giảng: Hào này ở địa vị cao, trung chính lại ứng với hào 2 cũng trung chính, vậy là rất tốt, chẳng may có bị bệnh (gặp tai họa) thì đừng uống thuốc (nghĩa bóng là đừng chạy chọt gì cả, cứ thản nhiên như Khổng tử khi bị giam ở đất Khuông) rồi sẽ tai qua nạn khỏi (như Khổng tử sau được thả ra, vì người Khuông nhận là rằng họ lầm ông với Dương Hổ, một người mà họ ghét.)

6.
上九: 无妄, 行有眚, 无攸利.
Thượng cửu: Vô vọng, hành hữu sảnh, vô du lợi.
Dịch: Hào trên cùng, dương. Không càn bậy, nhưng đi (hành động) thì bị họa, không lợi gì.

Giảng: Hào từ khuyên không nên hành động, mặc dầu vẫn là “vô vọng”, chỉ vì hào này tới cuối cùng của quẻ rồi, chỉ nên yên lặng chờ thời.

Quẻ này cũng nhấn mạnh vào lẽ tùy thời. Cả 6 hào đều là “vô vọng” cả, không càn bậy mà tùy thời, có lúc hoạt động thì tốt như hào 1, 2; có lúc lại nên thản nhiên, chẳng làm gì cả, như hào 5, có lúc không nên hành động như hào 4 (nếu hoạt động thì bị họa) và như hào trên cùng.(st)

Xem
Âm dương tạp luậnDịch lý chiêm đoánGóc tổng hợpThư giãnTrải nghiệm cuộc sống

Ý nghĩa của 64 quẻ Dịch. Quẻ 24: Địa Lôi Phục

dịch lý – phong thủy trọng hùng

Mỗi khi hữu sự, muốn biết sự việc tốt hay xấu thế nào, thì người xưa thường xem quẻ Dịch để nhận được câu trả lời từ quẻ Dịch qua phương pháp đoán theo sáu hào. Phương pháp gieo quẻ cụ thể như sau:

dịch lý - phong thủy trọng hùng
dịch lý – phong thủy trọng hùng

Dùng ba đồng tiền cổ, thường là những đồng xu bằng đồng, và quy ước: 1 mặt có chữ là mặt dương, 1 mặt không có chữ là mặt âm. Úp 3 đồng tiền vào giửa 2 lòng bàn tay trong vòng vài phút và suy nghĩ tới việc mình muốn hỏi.

Khi dùng 3 đồng tiền bỏ vào lòng bàn tay, úp 2 tay lại để im trong vài phút làm cho từ trường của đồng tiền và từ trường của con người liên thông với nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, bất cứ việc gì có liên quan cũng làm ta xúc cảm. Xúc cảm thì sẽ phát ra thông tin, nên chỉ cần ở trong lòng chăm chú nghĩ về việc mình dự đoán, đó gọi là tập trung ý niệm, sẽ phát tin tức ra ngoài.

Chỉ khi ý niệm của người xin đoán tập trung thì đồng tiền mới thông qua phản hồi thông tin để phản ánh một cách chính xác trung thực qua mặt sấp, mặt ngửa của nó.

Khi gieo quẻ cần tìm chỗ yên tinh, thành tâm, quần áo chỉnh tề, tập trung vào câu cần hỏi, nắm 3 đồng xu trong lòng 2 bàn tay chừng vài phút cho tinh thần tập trung thanh thản chuyên nhất vào câu hỏi, sau đó gieo 3 đồng xu trên 1 cái đĩa, gieo tất cả 6 lần để lập quẻ.

Kết quả gieo quẻ:

– 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
– 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
– 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
– 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Hào có vòng tròn “o” là hào dương động, hào có dấu “x” gọi là hào âm động.

Trong quẻ hào có vòng tròn “o” và hào có dấu “x” gọi là hào động. Động thì biến, dương động biến thành âm, âm động biến thành dương.

Trong một quẻ sáu hào toàn động thì toàn biến, sáu hào đều không động là không biến. Một vạch liền là “thiếu dương”, 2 vạch đứt là “thiếu âm”. Vòng tròn “o” là “lão dương” chủ về việc quá khứ, dấu “x” là “lão âm” chủ về việc tương lai. Vòng tròn “o” là hào động, dấu “x” là hào biến. Dưới đây là 1 quẻ làm ví dụ:

Thứ tự quẻ theo các lần sắp xếp từ dưới lên:

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Lúc xếp hào thì xếp từ dưới lên trên. Lúc xếp tên quẻ thì lại xếp từ trên xuống dưới. Quẻ này có quẻ nội là Chấn, quẻ ngoại là Đoài, là kim trên, mộc dưới, là quẻ “Trạch lôi tùy”.

Quẻ ngoại: Đoài vi trạch.
Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp: Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Quẻ nội: Chấn vi lôi.
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Người xưa trong thực tiễn dự đoán đã phát hiện bát quái và ngũ hành có quan hệ mật thiết với nhau.

Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn đã tổng kết ra các thuộc tính của các quẻ trong 8 cung, đồng thời phát hiện ra 6 hào của mỗi quẻ lại có thuộc tính với ngũ hành của nó và hàm chứa một thông tin nào đó, gọi là “tượng hào”.

Để cung cấp cho độc giả tham khảo, dưới đây xin giới thiệu ý nghĩa của từng quẻ Dịch trong 64 quẻ Dịch, và ý nghĩa của từng tượng hào trong mỗi quẻ Dịch.

Quẻ 24 |::::: Địa Lôi Phục (復 fù)

Quẻ Địa Lôi Phục, đồ hình |::::: còn gọi là quẻ Phục (復 fu4), là quẻ thứ 24 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☳ (|:: 震 zhen4) Chấn hay Sấm (雷) và Ngoại quái là ☷ (::: 坤 kun1) Khôn hay Đất (地).

Giải nghĩa: Phản dã. Tái hồi. Lại có, trở về, bên ngoài, phản phục. Sơn ngoại thanh sơn chi tượng: tượng ngoài núi lại còn có núi nữa.

Vật không bao giờ tới cùng tận; quẻ Bác, hào dương ở trên cùng thì lại quay trở xuống ở dưới cùng (cùng thượng phản hạ); cho nên sau quẻ Bác tới quẻ Phục. Phục là trở lại (phát sinh ở dưới). Như vậy là đạo tiểu nhân thịnh cực thì phải tiêu, đạo quân tử suy cực thì lại thịnh lần.

Thoán từ.
復: 亨, 出入无疾, 朋來无咎.
反復其道, 七日來復, 利有攸往
Phục: Hanh, Xuất nhập vô tật, bằng lai vô cữu.
Phản phục kì đạo, thất nhật lai phục, lợi hữu du vãng.
Dịch: Trở lại: Hanh thông. Ra vào không gặp tai nạn, bạn bè sẽ lần lượt tới, không lầm lỗi nữa. Vận trời phản phục (tráo đi trở lại), cứ bảy ngày thì trở lại, hành động việc gì cũng có lợi.

Giảng: Khí dương bây giờ trở lại, cho nên hanh thông. Người quân tử (dương) ra vào tự do, không bị tai nạn; rồi sẽ có các hào dương khác kéo nhau tới, cũng như bạn bè tới, không còn lầm lỗi nữa (ý muốn nói; sau quẻ này sẽ tới quẻ Lâm, có hai hào dương ở dưới, rồi tới quẻ Thái, có ba hào dương ở dưới, tới quẻ Đại tráng (4 hào dương) quẻ Quải, (5 hào dương) quẻ Càn (cả 6 hào đều dương), thế là sáu quẻ dương cứ tăng lần. đó là vận phản phục của trời đất, cứ bảy ngày thì trở lại. Chữ nhật (ngày) ở đây thay cho chữ hào; bảy ngày mới trở lại vì sau quẻ Càn, tới quẻ Cấu, một hào âm sinh ở dưới 5 hào dương, ngược lại với quẻ Phục (một hào dương ở dưới 5 hào âm), lúc đó mới hết một vòng (1).

Thoán truyện giảng thêm: Sở dĩ ra vào không bị tai nạn, bạn bè kéo tới, không còn lầm lỗi, vì tượng của quẻ: nội quái Chấn là động, ngoại quái Khôn là thuận; hoạt động mà thuận theo đạo trời thì tốt. Cái đạo của trời đó là tĩnh lâu rôi thì động, ác nhiều rồi thì thiện, có vậy vạn vật mới sinh sôi nẩy nở. Xem quẻ Phục này thấy một hào dương bắt đầu trở lại, tức là thấy cái lòng yêu, nuôi dưỡng vạn vật của trời đất (kiến thiên địa chí tâm).

Đại tượng truyện bảo các vua đời xưa tới ngày đông chí, ngày mà dương bắt đầu sinh (tượng của quẻ Phục: sấm nấp ở dưới đất) thì đóng các cửa ải, không cho khách đi đường và con buôn qua lại mà vua cũng không đi xem xét các địa phương, là có ý muốn yên lặng để nuôi cái khí dương mới sinh.

Hào từ.
1.
初九: 不遠復, 无祇悔, 元吉.
Sơ cửu: Bất viễn phục, vô kì hối, nguyên cát.
Dịch: Hào 1, dương. Tuy lầm lỗi nhưng thời gian chẳng xa, trở lại tốt lành ngay, thì không đến nỗi ăn năn lớn; rất tốt (chữ Kì ở đây có nghĩa là lớn).

Giảng: Hào 1, dương cương, ở đầu quẻ Phục, có nghĩa là người đầu tiên trở lại đạo, biết tu thân, nên rất tốt.
Theo Hệ từ hạ truyện chương V, thì Khổng tử cho rằng Nhan Hồi có đức của hào 1 này, vì Nhan có lỗi lầm gì thì biết ngay mà biết rồi thì sửa liền không mắc lần thứ nhì nữa.

2.
六二: 休復, 吉.
Lục nhị: Hưu phục, cát.
Dịch: Hào 2, âm: Trở lại đẹp đẽ (hữu), tốt.

Giảng: Hào này âm nhu đắc trung, chính, vốn tốt rồi, mà lại ở gần hào 1 là người quân tử, tức là người biết khắc kỉ, trở lại đạo nhân nghĩa; cho nên tuy là âm mà tốt lành.

3.
六三: 頻復, 厲, 无咎.
Lục tam: Tần phục, lệ, vô cửu.
Dịch: hào 3, âm (Mắc lỗi nhưng) sửa lại nhiều lần, tuy đáng nguy, mà kết quả không có lỗi.

Giảng: Hào này bất trung, bất chính, lại ở thời cuối cùng của nội quái Chấn (có nghĩa là động), ví như người không bền chí, theo điều thiện không được lâu, sửa lỗi rồi lại mắc lỗi trở lại, như thế là đáng nguy (lệ), nhưng lại biết phục thiện sửa đi sửa lại nhiều lần, nên rốt cuộc không có lỗi.

4.
六四: 中行, 獨復.
Lục tứ: Trung hành, độc phục.
Dịch: Hào 4, âm: ở giữa các tiểu nhân (các hào âm: 2,3 và 5,6 ) mà một mình trở lại theo quân tử (hào 1), tức theo đạo.

Giảng: hào này âm nhu, đắc chính ở giữa các hào âm, nhưng chỉ một mình nó ứng với hào 1 là dương, quân tử, cho nên Hào từ khen là một mình nó biết theo người thiện.

5.
六五: 敦復, 无悔.
Lục ngũ: Đôn phục, vô hối.
Dịch: Hào 5, âm: Có đức dày trở lại điều thiện, không có gì hối hận.

Giảng: Hào này nhu thuận, đắc trung lại ở vị tôn quí, như một người có đức dày phục thiện (trở lại điều thiện), biết tự sửa mình, cho nên không hối hận.

6.
上六: 迷復, 凶.有災眚.
用行師, 終有大敗, 以其國君凶, 至于十年, 不克征.
Thượng lục: Mê phục, hung, hữu tai sảnh,
Dụng hành sư, chung hữu đại bại, dĩ kì quốc quân hung, chí vu thập niên, bất khắc chính.
Dịch: Hào trên cùng, âm: Mê muội, không trở lại, sẽ bị tai vạ từ ngoài đưa đến (tai) và tự mình gây nên (sảnh); đã vậy lại cậy võ lực mà dùng quân đàn áp người, rốt cuộc sẽ đại bại, làm cho quốc quân cũng bị khốn nạn (hung), tới mười năm (tới chung cục) cũng không khá được.

Giảng: hào này ở trên cùng, như kẻ tiểu nhân hôn mê đến cùng cực, không biết trở lại, cho nên bị đủ thứ tai vạ. Nó có thế lực nhất trong các hào âm (đám tiểu nhân ) vì ở trên cùng, muốn dùng võ lực đàn áp người, rốt cuộc sẽ đại bại, gây vạ lây cho nước nó, không bao giờ khá được. Chữ thập (số 10) là số cuối cùng (số 1 là số đầu) cho nên thập niên ở đây có nghĩa là tới cùng, chớ không nhất định là 10 năm.

Tiểu tượng truyện bảo hào trên cùng này sở dĩ hung là vì làm trái đạo vua (phản quân đạo), tức đạo của hào 1. Hào 1 này là hào dương duy nhất trong quẻ, làm chủ cả quẻ cho nên gọi là vua.

Quẻ này xét về sự sửa lỗi để trở về đường chính. Tốt nhất là hạng người tự nhận thấy lỗi rồi sửa liền, không mắc phải lần nữa, rồi tới hạng ở gần người tốt, mà bắt chước vui vẻ làm điều nhân, nghĩa; sau tới hạng có đức dày trở lại điều thiện, hạng ở giữa kẻ xấu mà một mình theo đạo; hạng không bền chí, giữ điều thiện được lâu, nhưng biết phục thiện thì cũng không lỗi.
Xấu nhất là hạng mê muội không biết trở lại đường chính. Ý nghĩa không có gì đặc biệt. (st)

Xem
Âm dương tạp luậnDịch lý chiêm đoánGóc tổng hợpThư giãnTrải nghiệm cuộc sống

Ý nghĩa của 64 quẻ Dịch. Quẻ 23: Sơn Địa Bác

dịch lý – phong thủy trọng hùng

Mỗi khi hữu sự, muốn biết sự việc tốt hay xấu thế nào, thì người xưa thường xem quẻ Dịch để nhận được câu trả lời từ quẻ Dịch qua phương pháp đoán theo sáu hào. Phương pháp gieo quẻ cụ thể như sau:

dịch lý - phong thủy trọng hùng
dịch lý – phong thủy trọng hùng

Dùng ba đồng tiền cổ, thường là những đồng xu bằng đồng, và quy ước: 1 mặt có chữ là mặt dương, 1 mặt không có chữ là mặt âm. Úp 3 đồng tiền vào giửa 2 lòng bàn tay trong vòng vài phút và suy nghĩ tới việc mình muốn hỏi.

Khi dùng 3 đồng tiền bỏ vào lòng bàn tay, úp 2 tay lại để im trong vài phút làm cho từ trường của đồng tiền và từ trường của con người liên thông với nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, bất cứ việc gì có liên quan cũng làm ta xúc cảm. Xúc cảm thì sẽ phát ra thông tin, nên chỉ cần ở trong lòng chăm chú nghĩ về việc mình dự đoán, đó gọi là tập trung ý niệm, sẽ phát tin tức ra ngoài.

Chỉ khi ý niệm của người xin đoán tập trung thì đồng tiền mới thông qua phản hồi thông tin để phản ánh một cách chính xác trung thực qua mặt sấp, mặt ngửa của nó.

Khi gieo quẻ cần tìm chỗ yên tinh, thành tâm, quần áo chỉnh tề, tập trung vào câu cần hỏi, nắm 3 đồng xu trong lòng 2 bàn tay chừng vài phút cho tinh thần tập trung thanh thản chuyên nhất vào câu hỏi, sau đó gieo 3 đồng xu trên 1 cái đĩa, gieo tất cả 6 lần để lập quẻ.

Kết quả gieo quẻ:

– 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
– 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
– 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
– 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Hào có vòng tròn “o” là hào dương động, hào có dấu “x” gọi là hào âm động.

Trong quẻ hào có vòng tròn “o” và hào có dấu “x” gọi là hào động. Động thì biến, dương động biến thành âm, âm động biến thành dương.

Trong một quẻ sáu hào toàn động thì toàn biến, sáu hào đều không động là không biến. Một vạch liền là “thiếu dương”, 2 vạch đứt là “thiếu âm”. Vòng tròn “o” là “lão dương” chủ về việc quá khứ, dấu “x” là “lão âm” chủ về việc tương lai. Vòng tròn “o” là hào động, dấu “x” là hào biến. Dưới đây là 1 quẻ làm ví dụ:

Thứ tự quẻ theo các lần sắp xếp từ dưới lên:

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Lúc xếp hào thì xếp từ dưới lên trên. Lúc xếp tên quẻ thì lại xếp từ trên xuống dưới. Quẻ này có quẻ nội là Chấn, quẻ ngoại là Đoài, là kim trên, mộc dưới, là quẻ “Trạch lôi tùy”.

Quẻ ngoại: Đoài vi trạch.
Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp: Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Quẻ nội: Chấn vi lôi.
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Người xưa trong thực tiễn dự đoán đã phát hiện bát quái và ngũ hành có quan hệ mật thiết với nhau.

Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn đã tổng kết ra các thuộc tính của các quẻ trong 8 cung, đồng thời phát hiện ra 6 hào của mỗi quẻ lại có thuộc tính với ngũ hành của nó và hàm chứa một thông tin nào đó, gọi là “tượng hào”.

Để cung cấp cho độc giả tham khảo, dưới đây xin giới thiệu ý nghĩa của từng quẻ Dịch trong 64 quẻ Dịch, và ý nghĩa của từng tượng hào trong mỗi quẻ Dịch.

Quẻ 23 :::::| Sơn Địa Bác (剝 bō)

Quẻ Sơn Địa Bác đồ hình :::::| còn gọi là quẻ Bác (剝 bo1), là quẻ thứ 23 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☷ (::: 坤 kun1) Khôn hay Đất (地) và Ngoại quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山).

Giải nghĩa: Lạc dã. Tiêu điều. Đẽo gọt, lột cướp đi, không có lợi, rụng rớt, đến rồi lại đi, tản lạc, lạt lẽo nhau, xa lìa nhau, hoang vắng, buồn thảm. Lục thân băng thán chi tượng: tượng bà con thân thích xa lìa nhau.
Văn Vương viết thoán từ: Bác: Bất lợi hữu du vãng.

Chu Công viết hào từ:
Sơ lục: Bác sàng dĩ túc, miệt trinh, hung.
Lục nhị: Bác sàng dĩ biện, miệt trinh, hung.
Lục tam: Bác chi, vô cữu.
Lục tứ: Bác sàng dĩ phu, hung.
Lục ngũ: Quán ngư, dĩ cung nhân sủng, vô bất lợi.
Thượng cửu: Thạc quả bất thực, quân tử đắc dư, tiểu nhân bác lư.

Bí là trang sức, trau giồi; trau giồi tới cực điểm thì mòn hết. Cho nên sau quẻ Bí tới quẻ Bác. Bác là mòn, là bóc, lột bỏ cho tiêu mòn lần đi.

Thoán từ
剝: 不利有攸往.
Bác: Bất lợi hữu du vãng.
Dịch: Tiêu mòn: Hễ tiến tới (hành động) thì không lợi.

Giảng: Theo tượng quẻ, năm hào âm chiếm chỗ của dương, âm tới lúc cực thịnh, dương chỉ còn có một hào, sắp đến lúc tiêu hết. Do đó gọi là quẻ thịnh, dương, chỉ còn một hào sắp đến lúc tiêu hết. Do đó gọi là quẻ Bác. Ở thời tiểu nhân đắc chí hoành hành, quân tử (hào dương ở trên cùng) chỉ nên chờ thời, không nên hành động. Chờ thời vì theo luật tự nhiên, âm thịnh cực rồi sẽ suy, mà dương suy cực rồi sẽ thịnh . (Lão Tử khuyên: “đại trí nhược ngu, đại dũng nhược khiếp, đại xảo nhược chuyết (vụng) “nghĩa là phải tạm giấu cái khôn, cái khéo, cái dũng của mình để được yên thân đợi chờ cơ hội).

Thoán truyện: giảng thêm: nên thuận đạo trời mà ngưng mọi hoạt động vì nội quái là Khôn, có nghĩa là thuận, ngoại quái là Chấn có nghĩa là ngưng; mà đạo trời là hết hao mòn (tiêu) thì sẽ phát sinh (tức) – nói về các chào dương; mà hết đầy (doanh) thì sẽ trống không (hư) – nói về các hào âm trong quẻ này.

Đại tượng truyện: chỉ xét tượng của quẻ mà đưa ra một nghĩa khác: ngoại quái là núi, nội quái là đất; núi ở trên đất, đất là nền móng của núi; đất có dày thì núi mới vững; vậy người trên (nhà cầm quyền) phải lo cho dân an cư lạc nghiệp thì địa vị của người trên mới vững. Ý đó thêm vào, không có trong thoán từ.

Hào từ:
1.
初六: 剝床以足, 蔑貞, 凶.
Sơ lục: Bác sàng dĩ túc, miệt trinh, hung.
Dịch: Hào 1, âm: như cắt (phá hoại) chân giường, dần dần sẽ làm tiêu diệt đạo chính của người quân tử, xấu.

Giảng: âm (tiểu nhân) bắt đầu tiêu diệt dương (quân tử ), cũng như bắt đầu phá cái giường từ dưới chân trở lên.

2.
六二: 剝床以辨, 蔑貞, 凶.
Lục nhị: bác sàng dĩ biện, miệt trinh, hung.
Dịch: Hào 2, âm: như phá tới then giường (có người dịch là thành giường, hay sườn giường), tiêu diệt đạo chính của người quân tử, xấu.

Giảng: Nghĩa hào này cũng như hào 1: bọn tiểu nhân đã tiến thêm một bước nữa, phá tới then giường rồi, chưa tới mặt giường.

3.
六三: 剝之, 无咎.
Lục tam: Bác chi, vô cữu.
Dịch: Hào 3 âm: Phá bỏ bè đảng của mình, không có lỗi.

Giảng: Hào này cũng là âm nhu, tiểu nhân, nhưng vì ứng với hào dương, quân tử, ở trên cùng, cho nên theo hào đó mà bỏ các hào âm ở trên và dưới nó (tức các hào 1, 2, 4) chịu mất lòng với các hào âm này (lời Tiểu tượng truyện) mà theo đạo chính, cho nên không có lỗi.

4.
六四: 剝床以膚, 凶.
Lục tứ: Bác sàng dĩ phu, hung.
Dịch: hào 4, âm: phá giường mà xẻo tới da thịt người nằm trên giường nữa, xấu.

Giảng: Hào âm này đã lên tới ngoại quái, thế là tiểu nhân đã hoành hành, quân tử bị hại quá đau, tai họa bức thiết quá rồi; xấu.

5.
六五: 貫魚, 以宮人寵, 无不利.
Lục ngũ: Quán ngư, dĩ cung nhân sủng, vô bất lợi.
Dịch: Hào 5, âm: Dắt bầy cung nhân như một xâu cá (ám chỉ bầy tiểu nhân), để lên hầu vua (tức theo người quân tử, hào dương ở trên cùng), như vậy là tiểu nhân biết thuận tòng quân tử, không có gì là không lợi.

Giảng: Hào này làm thủ lãnh bầy âm. Theo nghĩa mấy hào trên, chúng ta tưởng hào này càng phá mạnh hạng quân tử hơn nữa; nhưng ngược lại. Hào từ lấy lẽ rằng hào 5, ở sát hào dương ở trên cùng thân cận với 6, chịu ảnh hưởng tốt của 6, nên dắt cả bầy âm (ví như một xâu cá – cá thuộc loài âm) để theo hào 6 quân tử cũng như bà hậu dắt bầy cung phi lên hầu vua. Thế là theo đạo chính, cho nên không gì là không lợi.

Sở dĩ cổ nhân tới hào này bỏ cái nghĩa âm tiêu diệt dương, mà cho cái nghĩa âm thuận theo dương, là để khuyến khích tiểu nhân cải tà qui chánh, mà giúp đỡ quân tử. Kinh dịch “Vị quân tử mưu” (lo tính cho quân tử) là nghĩa đó. Có thể như vậy. Lý do chính thì coi hào sau ta sẽ thấy.

6.
上九: 碩果不食, 君子得輿, 小人剝廬.
Thượng cửu: thạc quả bất thực,
Quân tử đắc dư, tiểu nhân bác lư.
Dịch: Hào trên cùng, dương: Còn một trái lớn trên cây, không hái xuống ăn (ý nói dương tức quân tử không bao giờ hết). Quân tử ở hào này được quần chúng (dư) theo; còn tiểu nhân thì biết rằng nếu diệt hết quân tử tức lá phá đổ nhà chúng ở (chúng cũng không còn).

Giảng: Cả quẻ chỉ có mỗi hào này là dương cho nên ví với trái cây lớn còn lại trên cây, không hái xuống ăn thì có ngày nó sẽ rụng mà mọc mầm, như vậy là đạo quân tử không bao giờ hết. Hào 3 và 5 kéo các hào âm khác theo hào dương này, cho nên bảo là quân tử được dân chúng theo. Hào dương này ở trên cùng, cũng như cái nhà che cho tất cả các hào âm ở dưới. Nếu bọn tiểu nhân phá nhà đó cho sập – nghĩa bóng là không còn quân tử thì quốc gia suy vong, chủng tộc tiêu diệt- thì chúng cũng không sống được, không có chốn dung thân.

Vậy ta thấy sở dĩ Chu Công, người viết Hào từ, cho hào 5 theo hào trên cùng (âm theo dương) là vì lẽ có thế xã hội mới tồn tại được, không khi nào người tốt bị diệt hết.

Quẻ này nói về thời âm thịnh dương suy, tiểu nhân tàn hại quân tử, tiểu nhân tuy rất đông, nhưng vẫn có một số (hào 3 và 5) hiểu đạo cải quá, đứng về phe quân tử, và khi xã hội lâm nguy thì ủng hộ quân tử. Người quân tử mới đầu chỉ nên im hơi lặng tiếng mà chờ thời, chuẩn bị cho lúc thịnh trở lại.

Đó là luật âm dương trong vũ trụ; vũ trụ luôn luôn có đủ cả âm, dương ; khi âm cực thịnh, vẫn còn dương, khi dương cực thịnh cũng vẫn còn âm, âm dương cứ thay nhau lên xuống, thế thôi.(st)

Xem
Âm dương tạp luậnDịch lý chiêm đoánGóc tổng hợpThư giãnTrải nghiệm cuộc sống

Ý nghĩa của 64 quẻ Dịch. Quẻ 22: Sơn Hỏa Bí

dịch lý- phong thủy trọng hùng

Mỗi khi hữu sự, muốn biết sự việc tốt hay xấu thế nào, thì người xưa thường xem quẻ Dịch để nhận được câu trả lời từ quẻ Dịch qua phương pháp đoán theo sáu hào. Phương pháp gieo quẻ cụ thể như sau:

dịch lý- phong thủy trọng hùng
dịch lý- phong thủy trọng hùng

Dùng ba đồng tiền cổ, thường là những đồng xu bằng đồng, và quy ước: 1 mặt có chữ là mặt dương, 1 mặt không có chữ là mặt âm. Úp 3 đồng tiền vào giửa 2 lòng bàn tay trong vòng vài phút và suy nghĩ tới việc mình muốn hỏi.

Khi dùng 3 đồng tiền bỏ vào lòng bàn tay, úp 2 tay lại để im trong vài phút làm cho từ trường của đồng tiền và từ trường của con người liên thông với nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, bất cứ việc gì có liên quan cũng làm ta xúc cảm. Xúc cảm thì sẽ phát ra thông tin, nên chỉ cần ở trong lòng chăm chú nghĩ về việc mình dự đoán, đó gọi là tập trung ý niệm, sẽ phát tin tức ra ngoài.

Chỉ khi ý niệm của người xin đoán tập trung thì đồng tiền mới thông qua phản hồi thông tin để phản ánh một cách chính xác trung thực qua mặt sấp, mặt ngửa của nó.

Khi gieo quẻ cần tìm chỗ yên tinh, thành tâm, quần áo chỉnh tề, tập trung vào câu cần hỏi, nắm 3 đồng xu trong lòng 2 bàn tay chừng vài phút cho tinh thần tập trung thanh thản chuyên nhất vào câu hỏi, sau đó gieo 3 đồng xu trên 1 cái đĩa, gieo tất cả 6 lần để lập quẻ.

Kết quả gieo quẻ:

– 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
– 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
– 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
– 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Hào có vòng tròn “o” là hào dương động, hào có dấu “x” gọi là hào âm động.

Trong quẻ hào có vòng tròn “o” và hào có dấu “x” gọi là hào động. Động thì biến, dương động biến thành âm, âm động biến thành dương.

Trong một quẻ sáu hào toàn động thì toàn biến, sáu hào đều không động là không biến. Một vạch liền là “thiếu dương”, 2 vạch đứt là “thiếu âm”. Vòng tròn “o” là “lão dương” chủ về việc quá khứ, dấu “x” là “lão âm” chủ về việc tương lai. Vòng tròn “o” là hào động, dấu “x” là hào biến. Dưới đây là 1 quẻ làm ví dụ:

Thứ tự quẻ theo các lần sắp xếp từ dưới lên:

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Lúc xếp hào thì xếp từ dưới lên trên. Lúc xếp tên quẻ thì lại xếp từ trên xuống dưới. Quẻ này có quẻ nội là Chấn, quẻ ngoại là Đoài, là kim trên, mộc dưới, là quẻ “Trạch lôi tùy”.

Quẻ ngoại: Đoài vi trạch.
Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp: Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Quẻ nội: Chấn vi lôi.
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Người xưa trong thực tiễn dự đoán đã phát hiện bát quái và ngũ hành có quan hệ mật thiết với nhau.

Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn đã tổng kết ra các thuộc tính của các quẻ trong 8 cung, đồng thời phát hiện ra 6 hào của mỗi quẻ lại có thuộc tính với ngũ hành của nó và hàm chứa một thông tin nào đó, gọi là “tượng hào”.

Để cung cấp cho độc giả tham khảo, dưới đây xin giới thiệu ý nghĩa của từng quẻ Dịch trong 64 quẻ Dịch, và ý nghĩa của từng tượng hào trong mỗi quẻ Dịch.

Quẻ 22 |:|::| Sơn Hỏa Bí (賁 bì)

Quẻ Sơn Hỏa Bí, đồ hình |:|::| còn gọi là quẻ Bí (賁 bi4), là quẻ thứ 22 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☲ (|:| 離 li2) Ly hay Hỏa (火) và Ngoại quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山).

Giải nghĩa: Sức dã. Quang minh. Trang sức, sửa sang, trang điểm, thấu suốt, rõ ràng. Quang minh thông đạt chi tượng: quang minh, sáng sủa, thấu suốt.

Đám đông, hợp lại với nhau thì phải có trật tự, uy nghi, có văn vẻ, cho nên tiếp theo quẻ Phệ Hạp là quẻ Búi là văn vẻ, rực rỡ, sáng sủa trang sức.

Thoán từ:
賁: 亨, 小利, 有攸往.
Bí: hanh, tiểu lợi, hữu du vãng.
Dịch: Trang sức văn vẻ thì hanh thông; làm việc gì mà chỉ nhờ ở trang sức thì lợi bé nhỏ mà thôi.

Giảng: Trên là núi, dưới là lửa; lửa chiếu sáng mọi vật ở trên núi, như vậy làm cho núi đẹp lên, trang sức cho núi.
Còn một cách giảng nữa: trong nội quái (vốn là quẻ đơn Càn) hào 2, âm, vốn ở quẻ đơn Khôn, thay vào hào 2 dương của quẻ đơn Càn, thành quẻ đơn Ly, như vậy là tô điểm cho quẻ đơn Càn. Trong ngoại quái (vốn là quẻ đơn Khôn) hào trên cùng vốn ở quẻ đơn Càn, lại thay hào trên cùng của quẻ đơn khôn, thành quẻ đơn Cấn.

Nói cách khác, vắn tắt mà không sai mấy thì nội quái có một hào âm trang sức cho hai hào dương , còn ngoại quái có một hào dương trang sức cho hai hào âm, vì vậy mà gọi là quẻ Bí: trang sức.

Vật gì cũng vậy: có chất, tinh thần; mà lại thêm văn, hình thức, thì tốt (hanh thông), nhưng nếu chỉ nhờ ở trang sức mà thành công thì lợi ít thôi.

Thoán truyện bàn rộng thêm: âm nhu và dương cương giao với nhau, thay đổi lẫn nhau (tức hào 2 và hào trên cùng như trên mới giảng). Ðó là cái văn vẻ tự nhiên (thiên văn) của trời; còn cái văn vẻ nhân tạo (nhân văn) thì nên hạn chế (quẻ Cấn ở trên có nghĩa là ngăn, hạn chế), vì tuy nó có công giáo hóa thiên hạ, nhưng nhiều quá thì văn thắng chất, xấu.

Đại tượng truyện còn khuyên: Việc chính trị nhỏ thì dùng trang sức được; còn việc quan trọng như phán đoán hình ngục thì đừng nên quả quyết, tô điểm thêm.

Hào từ.
1.
初九: 賁其趾, 舍車而徒.
Sơ cửu: Bí kì chỉ, xả xa nhi đồ.
Dịch: Hào 1, dương, Trang sức, trau giồi ngón chân (địa vị thấp) của mình; bỏ cách sung sướng là ngồi xe mà nên đi bộ (chịu khó nhọc).

Giảng: Hào này dương cương, ở cuối cùng nội quái Ly, tức như người có đức sáng suốt mà ở địa vị thấp nhất. Chỉ nên trau giồi phẩm hạnh của mình trong địa vị đó (ví như ngón chân, bộ phận thấp nhất trong thân thể), mà an bần, chịu đi bộ chứ đừng ngồi xe.

2.
六二: 賁其須.
Lục nhị: Bí kì tu.
Dịch: Hào 2, âm: trang sức bộ râu.
Giảng: Chữ tu ở đây nghĩa là râu, cũng như chữ tu : 鬚

Hào này làm chủ nội quái ly, có công dụng trang sức cho quẻ Ly, đặc biết là cho hào 3 dương ở trên nó, cho nên ví nó như bộ râu trang sức cho cái cằm (hào 3). Nó phải phụ vào hào 3 mà hành động. Hào 3 có tốt thì tác động của hào 2 mới tốt, cũng như phải có cài cằm đẹp thì để râu mới thêm đẹp, nếu cằm xấu thì để râu càng thêm khó coi. Nói rộng ra thì bản chất phải tốt, xứng với sự trang sức; chất và văn phải xứng nhau.

3.
九三: 賁如濡如, 永貞吉.
Cửu tam: Bí như, nhu như,vĩnh trinh cát.
Dịch: Hào 3, dương: Trang sức mà đằm thắm, hễ giữ vững chính đạo thì tốt.

Giảng: Hào này dương cương, đắc chính, lại ở trên cùng nội quái ly, có cái nghĩa rất văn minh; tượng trưng người có tài trang sức cho hai hào âm ở trên và dưới nó, tính rất đằm thắm với hai hào âm (có người dịch “nhu như” là trang sức một cách nhuần nhã, thấm nhuần). Vì vậy mà nên coi chừng, đừng say mê vì tư tình, mà phải bền giữ chính đạo thì mới tốt, không bị người xâm lấn (mạc chi lăng dã: Tiểu tượng truyện).

4.
六四: 賁如皤如, 白馬翰如, 匪寇, 婚媾.
Lục tứ: Bí như, bà (có người đọc là ba) như, bạch mã hàn như, phỉ khấu, hôn cấu.
Dịch: hào 4 âm: Muốn trang sức cho nhau (nhưng không được) nên chỉ thấy trắng toát. Hào 4 như cưỡi ngựa trắng mà chạy như bay (đuổi kịp hào 1), rốt cuộc cưới nhau được vì kẻ gián cách hai bên (hào 3) không phải kẻ cướp (người xấu).

Giảng: hào 4 âm nhu, ứng với hào 1 dương cương, cả hai đều đắc chính ,tình ý hợp nhau, muốn trang sức cho nhau, nhưng bị hào 3 ở giữa ngăn cách, nên không trang sức cho nhau được, chỉ thấy trắng toát (trắng nghĩa là không có màu, không trang sức). Mặc dầu bị 3 cản trở, 4 vẫn cố đuổi theo 1, rốt cuộc 3 vốn cương chính, không phải là xấu, không muốn làm hại 4 và 1, cặp này kết hôn với nhau được.

5.
六五: 賁于丘園, 束帛戔戔, 吝, 終吉.
Lục ngũ: bí vu khâu viên, thúc bạch tiên tiên, lận, chung cát.
Dịch : Hào 5, âm: Trang sức ở gò vườn, mà dùng tấm lụa nhỏ, mỏng, tuy là bủn xỉn, đáng chê cười đấy, nhưng rốt cuộc được tốt lành.

Giảng: Hào 5, âm nhu, đắc trung, làm chủ quẻ Bí; vì là âm nhu nên có tính quá tằn tiện, lo trang sức cái gì hữu dụng như vườn tược thôi, mà lại chỉ dùng tấm lụa nhỏ, mỏng cho đỡ tốn, cho nên bị cười chê, nhưng như vậy còn hơn là xa hoa, mà biết trọng cái gốc là sự chất phác, cho nên cuối cùng vẫn được tốt lành, có hạnh phúc cho dân (hữu hỉ dã: lời Tiểu tượng truyện.)

6.
上九: 白賁, 无咎.
Thượng cửu: Bạch bí, vô cữu.
Dịch: Hào trên cùng, dương: lấy sự tố phác, như màu trắng (không màu mè gì cả) làm trang sức, không có lỗi.

Giảng: Hào này là thời cuối cùng của quẻ Bí, trang sức, màu mè đã cùng cực rồi; mà vật cực tắc phản, người ta lại trở lại sự chất phác, nên không có lỗi gì cả. Trong văn học sử, chúng ta thấy sau những thời duy mĩ quá mức, người ta lại “phục cổ”, trở lại lối văn bình dị, tự nhiên thời xưa.

Đại ý quẻ Bí này là có văn vẻ, có trang sức mới là văn minh, nhưng vẫn nên trọng chất hơn văn, lấy chất làm thể, lấy văn làm dụng, và không nên xa hoa, màu mè quá.(st)

Xem
Âm dương tạp luậnDịch lý chiêm đoánGóc tổng hợpThư giãnTrải nghiệm cuộc sống

Ý nghĩa của 64 quẻ Dịch. Quẻ 21: Hỏa Lôi Phệ Hạp

dịch lý – phong thủy trọng hùng

Mỗi khi hữu sự, muốn biết sự việc tốt hay xấu thế nào, thì người xưa thường xem quẻ Dịch để nhận được câu trả lời từ quẻ Dịch qua phương pháp đoán theo sáu hào. Phương pháp gieo quẻ cụ thể như sau:

dịch lý - phong thủy trọng hùng
dịch lý – phong thủy trọng hùng

Dùng ba đồng tiền cổ, thường là những đồng xu bằng đồng, và quy ước: 1 mặt có chữ là mặt dương, 1 mặt không có chữ là mặt âm. Úp 3 đồng tiền vào giửa 2 lòng bàn tay trong vòng vài phút và suy nghĩ tới việc mình muốn hỏi.

Khi dùng 3 đồng tiền bỏ vào lòng bàn tay, úp 2 tay lại để im trong vài phút làm cho từ trường của đồng tiền và từ trường của con người liên thông với nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, bất cứ việc gì có liên quan cũng làm ta xúc cảm. Xúc cảm thì sẽ phát ra thông tin, nên chỉ cần ở trong lòng chăm chú nghĩ về việc mình dự đoán, đó gọi là tập trung ý niệm, sẽ phát tin tức ra ngoài.

Chỉ khi ý niệm của người xin đoán tập trung thì đồng tiền mới thông qua phản hồi thông tin để phản ánh một cách chính xác trung thực qua mặt sấp, mặt ngửa của nó.

Khi gieo quẻ cần tìm chỗ yên tinh, thành tâm, quần áo chỉnh tề, tập trung vào câu cần hỏi, nắm 3 đồng xu trong lòng 2 bàn tay chừng vài phút cho tinh thần tập trung thanh thản chuyên nhất vào câu hỏi, sau đó gieo 3 đồng xu trên 1 cái đĩa, gieo tất cả 6 lần để lập quẻ.

Kết quả gieo quẻ:

– 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
– 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
– 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
– 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Hào có vòng tròn “o” là hào dương động, hào có dấu “x” gọi là hào âm động.

Trong quẻ hào có vòng tròn “o” và hào có dấu “x” gọi là hào động. Động thì biến, dương động biến thành âm, âm động biến thành dương.

Trong một quẻ sáu hào toàn động thì toàn biến, sáu hào đều không động là không biến. Một vạch liền là “thiếu dương”, 2 vạch đứt là “thiếu âm”. Vòng tròn “o” là “lão dương” chủ về việc quá khứ, dấu “x” là “lão âm” chủ về việc tương lai. Vòng tròn “o” là hào động, dấu “x” là hào biến. Dưới đây là 1 quẻ làm ví dụ:

Thứ tự quẻ theo các lần sắp xếp từ dưới lên:

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Lúc xếp hào thì xếp từ dưới lên trên. Lúc xếp tên quẻ thì lại xếp từ trên xuống dưới. Quẻ này có quẻ nội là Chấn, quẻ ngoại là Đoài, là kim trên, mộc dưới, là quẻ “Trạch lôi tùy”.

Quẻ ngoại: Đoài vi trạch.
Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp: Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Quẻ nội: Chấn vi lôi.
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Người xưa trong thực tiễn dự đoán đã phát hiện bát quái và ngũ hành có quan hệ mật thiết với nhau.

Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn đã tổng kết ra các thuộc tính của các quẻ trong 8 cung, đồng thời phát hiện ra 6 hào của mỗi quẻ lại có thuộc tính với ngũ hành của nó và hàm chứa một thông tin nào đó, gọi là “tượng hào”.

Để cung cấp cho độc giả tham khảo, dưới đây xin giới thiệu ý nghĩa của từng quẻ Dịch trong 64 quẻ Dịch, và ý nghĩa của từng tượng hào trong mỗi quẻ Dịch.

Quẻ 21 |::|:| Hỏa Lôi Phệ Hạp (噬嗑 shì kè)

Quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp, còn gọi là quẻ Phệ Hạp, đồ hình |::|:| (噬嗑 shi4 ke4), là quẻ thứ 21 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☳ (|:: 震 zhen4) Chấn hay Sấm (雷) và Ngoại quái là ☲ (|:| 離 li2) Ly hay Hỏa (火).

Giải nghĩa: Khiết dã. Cấn hợp. Cẩu hợp, bấu víu, bấu quào, dày xéo, đay nghiến, phỏng vấn, hỏi han (học hỏi). Ủy mị bất chấn chi tượng: tượng yếu đuối không chạy được.

Tự quái truyện giảng: tình, lý có chỗ khả quan rồi sau mới hợp nhau được; nhưng muốn cho hợp nhau thì trước hết phải trừ sự ngăn cách đã, cho nên sau quẻ Quan, tới quẻ Phệ hạp. Phệ là cắn, là trừ (sự ngăn cách), hạp là hợp.

Thoán từ:
噬嗑: 亨, 利用獄.
Phệ hạp: Hanh, lợi dụng ngục.
Dịch: Căn để hợp lại, như vậy là hanh thông; dùng vào việc hình ngục thì có lợi .

Giảng: Quẻ Phệ hạp này nói về việc hình ngục.
Hào sơ và hào trên cùng là hai vạch liền, tượng như hàm trên và hàm dưới; ở giữa có ba vạch đứt, là miệng há ra; xen vào một vạch liền như một cái quẻ cản ngang miệng, làm gián cách hai hàm răng; Phải cắn gãy, trừ nó đi rồi hai hàm mới hợp với nhau được.

Trong xã hội, kẻ gián cách đó là bọn gian tà, sàm nịnh bưng bít kẻ trên người dưới mà trên không thông tới dưới, dưới không đạt tới trên. Cho nên phải dùng hình ngục để trừ chúng.

Hình ngục muốn có kết quả thì phải vừa uy, vừa sáng suốt. Nội quái Chấn là uy; ngoại quái Ly là sáng suốt.
Lại xét riêng hào 5, hào làm chủ trong quẻ; nó ở ngôi cao, âm nhu mà đắc trung, là có ý khuyên dùng hình ngục tuy phải uy, phải cương, nhưng vẫn nên có một chút nhu, hiếu sinh; nếu chỉ cương thôi thì hóa ra tàn khốc, hiếu sát mất.

Đó là đại ý Thoán truyện. Đại tượng truyện bảo tiên vương theo ý nghĩa quẻ Phệ hạp này mà làm sáng tỏ sự trừng phạt và răn bảo bằng pháp luật. (Tiên vương dĩ minh phạt, sắc pháp: 先王以明罰, 敕法 cũng có người hiểu là sắp đặt pháp luật hoặc ban bố pháp luật)

Hào từ .
1.
初九: 屨校滅趾, 无咎.
Sơ cửu: Lí giảo diệt chỉ, vô cữu.
Dịch: Hào 1, dương : ví như chân đạp vào cái cùm mà đứt ngón chân cái, không có lỗi lớn.

Giảng: Trong quẻ này hào 1 và hào trên cùng là người không có chức vị, bị chịu hình; còn 4 hào kia là người có chức vị áp dụng hình pháp.

Hào 1 ở dưới cùng là hạng dân thường, mới làm bậy mà bị tội nhẹ (cùm chân, chặt ngón chân cái) thì sẽ sợ phép nước mà sau không làm điều ác nữa, cho nên không có lỗi lớn.

2.
六二: 噬膚, 滅鼻, 无咎.
Lục nhị: Phệ phu, diệt tị, vô cữu.
Dịch: Hào 2, âm: Cắn miếng thịt mềm, sứt cái mũi, không có lỗi.

Giảng: hào này cũng như ba hào sau, dùng chữ phệ (cắn) để trỏ người dùng hình pháp.

Hào 2 âm nhu đắc trung, chính lại được hào 5 ứng, tức là người được vua ủy cho quyền hình pháp, vì vậy dễ thu phục được kẻ có tội, công việc dễ như cắn miếng thịt mềm. Nhưng vì hào 2 cưỡi lên hào 1 dương cương, tức như gặp kẻ ương ngạnh, nên phải cưỡi lên hào 1 dương cương, tức như gặp kẻ ương ngạnh, nên phải quá tay một chút, kẻ bị tội chịu hình phạt khá đau, như bị cắn vào mũi, đó là lỗi của hắn chứ hào 2 vẫn là trung chính, không có lỗi.

3.
六三: 噬腊肉, 遇毒, 小吝, 无咎.
Lục tam: Phệ tích nhục, ngộ độc, tiểu lận, vô cữu.
Dịch: Hào 3, âm: Cắn phải miếng thịt có xương lại ngộ độc, đáng ân hận một chút, nhưng không có lỗi.

Giảng: Hảo 3, âm: Không trung chính, dùng hình ngục và không được người phục, có phần bị oán nữa, như cắn phải miếng thịt có xương lại ngộ độc; những ở vào quẻ Phệ hạp, dùng hình pháp để giữ trật tự cho xã hội, cho nên việc làm của mình tuy đáng ân hận, mà không có lỗi lớn.

4.
九四: 噬 乾胏, 得金矢, 利艱貞, 吉.
Cửu tứ: phệ can trỉ (có người đọc là tỉ)
đắc kim thỉ , lợi gian trinh, cát.
Dịch: Hào 4, dương : Cắn phải thứ thịt liền xương mà phơi khô, được mũi tên đồng, chịu khó nhọc mà vững lòng giữ đường chính thì tốt.

Giảng: Hào này dương cương ở gần ngôi chí tôn (hào 5) là người cương trực, có trách nhiệm; lại ở ngoại quái Ly, nên có tài minh đóan, cho nên dù gặp kẻ ngoan cố cũng trị được dễ dàng, như cắn được miếng thịt liền xương (cứng) phơi khô, mà vẫn giữ được đạo cương trực, tượng bằng mũi tên bằng đồng.

Nhưng vì hào này cương, mà cương quyết thì e gặp khó khăn, nên Hào từ khuyên phải chịu khó nhọc, tuy cương mà vị lại nhu (hào thứ 4, chẳn), nên lại khuyên phải vững chí. Có hai điều kiện đó thì mới tốt.

5.
六五: 噬乾肉, 得黃金, 貞厲, 无咎.
Lục ngũ: phệ can nhục, đắc hoàng kim, trinh, lệ, vô cữu.
Dịch: Hào 5, âm: Cắn miếng thịt khô, được vàng (danh dự quí báu); phải giữ vững đạo, thường lo sợ, thì không có lỗi.

Có sách giảng về hai chữ “hoàng kim” như sau: kim là vật quí, tượng trưng ngôi chí tôn của hào 5, hoàng là sắc của đất, của trung ương (đen là màu của phương bắc, đỏ của phương nam, xanh của phương đông, trắng của phương tây), tượng trưng đức trung của hào 5.

6.
上九: 何校滅耳, 凶.
Thượng cửu: Hạ giảo diệt nhĩ, hung.
Dịch: Hào trên cùng, dương : cổ tra vào gông, bị tội cắt tai, xấu.

Giảng: Hào này lại nói về kẻ thụ hình như hào 1. Xấu hơn hào 1, vì dương cương lại ở cuối quẻ, trỏ hạng cực ác, nên bị tội nặng: đeo gông, cắt tai.

Theo hệ từ hạ truyện, chương V thì Khổng tử bàn như sau: “. . .không tích lũy nhiều điều ác thì không đến nỗi bị diệt thân thể (như hào này). Kẻ tiểu nhân cho rằng (. . .) một điều ác nhỏ là vô hại, nên cứ làm; vì vậy mà các điều ác cứ tích lũy tới lúc( . . ) tội hóa lớn mà không thể tha thứ được”.

Quẻ này xét về việc hình ngục, đại ý khuyên: Người xử hình phải sáng suốt trước hết, cương quyết mà cũng cần có đức nhu (để bớt cương đi), có chút từ tâm, và luôn luôn phải giữ đạo chính, thận trọng (hào 5).
Hào 4 cũng tốt, vì vừa cương vừa nhu, có tài và có địa vị.

– Nên răn đe dân từ khi dân mới mắc phải tội nhỏ, nếu không dân sẽ quen làm bậy, ác cứ tích lũy mà mắc tội lớn.(st)

Xem
1 2 3 4 5
Trang 2 / 5