close

Dịch lý chiêm đoán

Âm dương tạp luậnDịch lý chiêm đoánGóc tổng hợpThư giãnTrải nghiệm cuộc sống

Ý nghĩa của 64 quẻ Dịch. Quẻ 40: Lôi Thủy Giải

dịch lý – phong thủy trọng hùng

Mỗi khi hữu sự, muốn biết sự việc tốt hay xấu thế nào, thì người xưa thường xem quẻ Dịch để nhận được câu trả lời từ quẻ Dịch qua phương pháp đoán theo sáu hào. Phương pháp gieo quẻ cụ thể như sau:

Dùng ba đồng tiền cổ, thường là những đồng xu bằng đồng, và quy ước: 1 mặt có chữ là mặt dương, 1 mặt không có chữ là mặt âm. Úp 3 đồng tiền vào giửa 2 lòng bàn tay trong vòng vài phút và suy nghĩ tới việc mình muốn hỏi.

Khi dùng 3 đồng tiền bỏ vào lòng bàn tay, úp 2 tay lại để im trong vài phút làm cho từ trường của đồng tiền và từ trường của con người liên thông với nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, bất cứ việc gì có liên quan cũng làm ta xúc cảm. Xúc cảm thì sẽ phát ra thông tin, nên chỉ cần ở trong lòng chăm chú nghĩ về việc mình dự đoán, đó gọi là tập trung ý niệm, sẽ phát tin tức ra ngoài.

Chỉ khi ý niệm của người xin đoán tập trung thì đồng tiền mới thông qua phản hồi thông tin để phản ánh một cách chính xác trung thực qua mặt sấp, mặt ngửa của nó.

Khi gieo quẻ cần tìm chỗ yên tinh, thành tâm, quần áo chỉnh tề, tập trung vào câu cần hỏi, nắm 3 đồng xu trong lòng 2 bàn tay chừng vài phút cho tinh thần tập trung thanh thản chuyên nhất vào câu hỏi, sau đó gieo 3 đồng xu trên 1 cái đĩa, gieo tất cả 6 lần để lập quẻ.

Kết quả gieo quẻ:

– 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
– 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
– 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
– 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Hào có vòng tròn “o” là hào dương động, hào có dấu “x” gọi là hào âm động.

Trong quẻ hào có vòng tròn “o” và hào có dấu “x” gọi là hào động. Động thì biến, dương động biến thành âm, âm động biến thành dương.

Trong một quẻ sáu hào toàn động thì toàn biến, sáu hào đều không động là không biến. Một vạch liền là “thiếu dương”, 2 vạch đứt là “thiếu âm”. Vòng tròn “o” là “lão dương” chủ về việc quá khứ, dấu “x” là “lão âm” chủ về việc tương lai. Vòng tròn “o” là hào động, dấu “x” là hào biến. Dưới đây là 1 quẻ làm ví dụ:

Thứ tự quẻ theo các lần sắp xếp từ dưới lên:

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Lúc xếp hào thì xếp từ dưới lên trên. Lúc xếp tên quẻ thì lại xếp từ trên xuống dưới. Quẻ này có quẻ nội là Chấn, quẻ ngoại là Đoài, là kim trên, mộc dưới, là quẻ “Trạch lôi tùy”.

Quẻ ngoại: Đoài vi trạch.
Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp: Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Quẻ nội: Chấn vi lôi.
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Người xưa trong thực tiễn dự đoán đã phát hiện bát quái và ngũ hành có quan hệ mật thiết với nhau.

Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn đã tổng kết ra các thuộc tính của các quẻ trong 8 cung, đồng thời phát hiện ra 6 hào của mỗi quẻ lại có thuộc tính với ngũ hành của nó và hàm chứa một thông tin nào đó, gọi là “tượng hào”.

Để cung cấp cho độc giả tham khảo, dưới đây xin giới thiệu ý nghĩa của từng quẻ Dịch trong 64 quẻ Dịch, và ý nghĩa của từng tượng hào trong mỗi quẻ Dịch.

Quẻ 40 :|:|:: Lôi Thủy Giải (解 xiè)

Quẻ Lôi Thủy Giải, đồ hình :|:|:: còn gọi là quẻ Giải (解 xie4), là quẻ thứ 40 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☵ (:|: 坎 kan3) Khảm hay Nước (水) và Ngoại quái là ☳ (|:: 震 zhen4) Chấn hay Sấm (雷).

Giải nghĩa: Tán dã. Nơi nơi. Làm cho tan đi, như làm tan sự nguy hiểm, giải phóng, giải tán, loan truyền, tuyên truyền, phân phát, lưu thông, ban rải, ân xá. Lôi vũ tác giải chi tượng: tượng sấm động mưa bay.

Thoán từ
解: 利西南, 无所往, 其來復吉. 有攸往, 夙, 吉.
Giải : Lợi Tây nam, vô sở vãng, kì lai phục, cát. Hữu du vãng, túc, cát.
Dịch: tan cởi: đi về Tây nam thì lợi, đừng đa sự, cứ khôi phục lại như cũ thì tốt. Nhưng cũng có điều đáng làm, làm cho chóng thì tốt.

Giảng: Tượng quẻ là âm dương giao hoà với nhau, sấm (Chấn) động và mưa (Khảm) đổ, bao nhiêu khí u uất tan hết, cho nên gọi là Giải. Cũng có thể giảng: Hiểm (Khảm) sinh ra nạn, nhờ động (Chấn) mà thoát nạn nên gọi là Giải.

Khi mọi hoạn nạn đã tan rồi, thì dân chỉ mong an cư lạc nghiệp, người trị dân nên có chính sách khoan đại, giản dị (Tây Nam thuộc Khôn là đường lối khoan đại, bình dị); đừng đa sự, cứ khôi phục trật tự cũ cũng đủ tốt rồi.

Tuy nhiên cũng phải trừ những tệ đã gây ra những hoạn nạn trước kia, cũng phải sửa đổi cho sự bình trị được lâu dài, công việc đó nên làm cho mau xong (vẫn là ý đừng đa sự) thì tốt.

Đại tượng truyện khuyên sau khi giải nạn rồi, nên tha tội cho những kẻ lầm lỗi trước, nếu không tha được thì cũng nên giảm án cho nhẹ đi (quân tử dĩ xá quá, hựu tội).

Hào từ.
1.
初六: 无咎.
Sơ lục: Vô cữu.
Dịch: Hào 1, âm: không lỗi.

Giảng: Mới bắt đầu vào thời cởi mở, hào này âm nhu, mà có dương cương (hào 4) ở trên ứng, cứ lặng lẽ ở yên không sinh sự thì không có lỗi gì cả.

2.
九二: 田獲三狐, 得黃矢, 貞, 吉.
Cửu nhị: Điền hoạch tam hồ, đắc hoàng thỉ, trinh, cát.
Dịch: Hào 2, dương: Đi săn được ba con cáo, được mũi tên màu vàng, giữ đạo chính thì tốt.

Giảng: Không ai biết “ba con cáo” ám chỉ những hào nào, Chu Hi ngỡ là hào âm 1, 3 và trên cùng (trừ hào âm 5). Chỉ có thể đoán ý rằng: hào này dương cương, ứng với hào 5 âm, vị nguyên thủ, cho nên thế khá mạnh, có trách nhiệm với quốc gia trừ bọn tiểu nhân (ba con cáo), mà không mất mũi tên màu vàng (tức đạo trung trực – vàng là màu của trung ương, mũi tên tượng trưng cho việc ngay thẳng: trực). Hào từ khuyên phải giữ vững (trinh) đạo trung đó thì mới tốt.

3.
六三: 負且乘, 致寇至.貞吝.
Lục tam: Phụ thả thừa, trí khấu chí; trinh lận.
Dịch: Hào 3, âm: kẻ mang đội đồ vật mà lại ngồi xe là xui bọn cướp tới, nếu cứ giữ cái thói đó (trinh ở đây nghĩa khác trinh ở hào trên ) thì phải hối hận.

Giảng: Hào này âm nhu, bất chính, bất trung mà ở trên cùng nội quái, tức như kẻ tiểu nhân ở ngôi cao, không khác kẻ vừa mang đội (người nghèo) mà lại ngất ngưởng ngồi xe (như một người sang trọng), chỉ tổ xui cướp tới cướp đồ của mình thôi.

Theo Hệ từ thượng truyện, Chương VIII, Khổng tử bàn rộng ra như sau: ‘người thường mà ngồi xe của người sang là xui kẻ cướp tới cướp đoạt của mình. Người trên khinh nhờn kẻ dưới tàn bạo thì kẻ cướp (giặc) tìm cách đánh đuổi ngay. Giấu cất không kín đáo là dạy cho bọn gian vào lấy của nhà mình; trau giồi nhan sắc là dạy cho bọn gian dâm tới hiếp mình”.

4.
九四: 解而拇, 朋至斯孚.
Cửu tứ: Giải nhi mẫu, bằng chí tư phu.
Dịch: Hào 4, dương: Bỏ ngón chân cái của anh đi (chữ nhi ở đây là đại danh từ) thì bạn (tốt) mới tới và tin cậy anh.

Giảng: Hào này là dương, tuy không chính (vì ở ngôi âm) nhưng ở gần hào 5, vị nguyên thủ, là có địa vị cao. Nó ứng với hào 1 âm, tiểu nhân ở dưới, nên bị nhiều người chê, nếu nó biết tuyệt giao với hào 1 (tượng trưng bằng ngón chân cái, ở chỗ thấp nhất trong cơ thể) thì người tốt mới vui tới mà tin cậy ở nó.

5.
六五: 君子維有解, 吉.有孚于小人.
Lục ngũ: Quân tử duy hữu giải, cát; hữu phu vu tiểu nhân
Dịch: Hào 5, âm: người quân tử phải giải tán bọn tiểu nhân đi thì mới tốt; cứ xem bọn tiểu nhân có lui đi không thì mới biết chắc được mình có quân tử hay không.

Giảng: hào này âm nhu, chưa chắc đã là quân tử, nhưng ở địa vị chí tôn, làm chủ quẻ, cho nên Hào từ khuyên phải tuyệt giao với bọn tiểu nhân (tức ba hào âm kia) thì mới tỏ rằng mình là quân tử được.

6.
上六: 公用射隼于高墉之上.獲之, 无不利.
Thượng lục: Công dụng xạ chuẩn vu cao dung chi thượng. Hoạch chi, vô bất lợi.
Dịch: Hào trên cùng, âm: Một vị công nhắm bắn con chim chuẩn ở trên bức tường cao. Bắn được, không gì là không lợi.

Giảng: đã tới lúc cuối cùng thời giải, nội loạn đã an rồi, nếu còn kẻ ở ngoài dám gây loạn (tượng trưng là con chim chuẩn ở trên bức tường cao). Thì cứ diệt đi, sẽ thành công. Vị “công” ở đây là hào trên cùng.

Theo Hệ từ hạ truyện, Khổng tử giải thích hào này như sau: “chuẩn là một loài chim, cung tên là đồ dùng, kẻ bắn là người. Người quân tử chứa sẳn đồ dùng (tài, đức) ở trong mình, đợi thời mà hoạt động thì có gì chẳng lợi?

Ý nghĩa quẻ này ở trong Thoán từ: dẹp loạn xong thì nên khoan hồng với kẻ lỡ lỗi lầm, đừng đa sự, chỉ cần khôi phục trật tự cũ, và củng cố nó bằng một số công việc, nhưng phải làm cho mau để khỏi phiền nhiễu dân.

Hào 3 cũng có một lời khuyên nên nhớ: giấu cất không kín đáo là dạy cho kẻ trộm vào lấy của nhà mình; trau giồi nhan sắc là dạy cho bọn tà dâm tới hiếp mình. (Mạn tàng hối đạo, dã dung hối dâm). (st)

Xem
Âm dương tạp luậnDịch lý chiêm đoánGóc tổng hợpThư giãnTrải nghiệm cuộc sống

Ý nghĩa của 64 quẻ Dịch. Quẻ 39: Thủy Sơn Kiển

dịch lý – phong thủy trọng hùng

Mỗi khi hữu sự, muốn biết sự việc tốt hay xấu thế nào, thì người xưa thường xem quẻ Dịch để nhận được câu trả lời từ quẻ Dịch qua phương pháp đoán theo sáu hào. Phương pháp gieo quẻ cụ thể như sau:

Dùng ba đồng tiền cổ, thường là những đồng xu bằng đồng, và quy ước: 1 mặt có chữ là mặt dương, 1 mặt không có chữ là mặt âm. Úp 3 đồng tiền vào giửa 2 lòng bàn tay trong vòng vài phút và suy nghĩ tới việc mình muốn hỏi.

Khi dùng 3 đồng tiền bỏ vào lòng bàn tay, úp 2 tay lại để im trong vài phút làm cho từ trường của đồng tiền và từ trường của con người liên thông với nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, bất cứ việc gì có liên quan cũng làm ta xúc cảm. Xúc cảm thì sẽ phát ra thông tin, nên chỉ cần ở trong lòng chăm chú nghĩ về việc mình dự đoán, đó gọi là tập trung ý niệm, sẽ phát tin tức ra ngoài.

Chỉ khi ý niệm của người xin đoán tập trung thì đồng tiền mới thông qua phản hồi thông tin để phản ánh một cách chính xác trung thực qua mặt sấp, mặt ngửa của nó.

Khi gieo quẻ cần tìm chỗ yên tinh, thành tâm, quần áo chỉnh tề, tập trung vào câu cần hỏi, nắm 3 đồng xu trong lòng 2 bàn tay chừng vài phút cho tinh thần tập trung thanh thản chuyên nhất vào câu hỏi, sau đó gieo 3 đồng xu trên 1 cái đĩa, gieo tất cả 6 lần để lập quẻ.

Kết quả gieo quẻ:

– 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
– 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
– 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
– 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Hào có vòng tròn “o” là hào dương động, hào có dấu “x” gọi là hào âm động.

Trong quẻ hào có vòng tròn “o” và hào có dấu “x” gọi là hào động. Động thì biến, dương động biến thành âm, âm động biến thành dương.

Trong một quẻ sáu hào toàn động thì toàn biến, sáu hào đều không động là không biến. Một vạch liền là “thiếu dương”, 2 vạch đứt là “thiếu âm”. Vòng tròn “o” là “lão dương” chủ về việc quá khứ, dấu “x” là “lão âm” chủ về việc tương lai. Vòng tròn “o” là hào động, dấu “x” là hào biến. Dưới đây là 1 quẻ làm ví dụ:

Thứ tự quẻ theo các lần sắp xếp từ dưới lên:

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Lúc xếp hào thì xếp từ dưới lên trên. Lúc xếp tên quẻ thì lại xếp từ trên xuống dưới. Quẻ này có quẻ nội là Chấn, quẻ ngoại là Đoài, là kim trên, mộc dưới, là quẻ “Trạch lôi tùy”.

Quẻ ngoại: Đoài vi trạch.
Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp: Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Quẻ nội: Chấn vi lôi.
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Người xưa trong thực tiễn dự đoán đã phát hiện bát quái và ngũ hành có quan hệ mật thiết với nhau.

Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn đã tổng kết ra các thuộc tính của các quẻ trong 8 cung, đồng thời phát hiện ra 6 hào của mỗi quẻ lại có thuộc tính với ngũ hành của nó và hàm chứa một thông tin nào đó, gọi là “tượng hào”.

Để cung cấp cho độc giả tham khảo, dưới đây xin giới thiệu ý nghĩa của từng quẻ Dịch trong 64 quẻ Dịch, và ý nghĩa của từng tượng hào trong mỗi quẻ Dịch.

Quẻ 39 ::|:|: Thủy Sơn Kiển (蹇 jiǎn)

Quẻ Thủy Sơn Kiển, đồ hình ::|:|: còn gọi là quẻ Kiển 蹇 (jian3), là quẻ thứ 39 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山) và Ngoại quái là ☵ (:|: 坎 kan3) Khảm hay Nước (水).

Giải nghĩa: Nạn dã. Trở ngại. Cản ngăn, chặn lại, chậm chạp, què, khó khăn. Bất năng tiến giả chi tượng: không năng đi.

Thoán từ;
蹇: 利西南, 不利東北, 利見大人, 貞吉.
Kiển: Lợi Tây Nam, bất lợi đông Bắc, lợi kiến đại nhân, trinh cát.
Dịch: Gian nan: đi về Tây nam thì lợi, về đông Bắc thì bật lợi. Gặp đại nhân giúp cho thì lợi; bền giữa đạo chính thì mới tốt.

Giảng: Trước mặt là sông (Khảm), sau lưng là núi(Cấn), tiến lui đều gian nan hiểm trở nên gọi là quẻ Kiển. Phải bỏ đường hiểm trở mà kiếm đường bằng phẳng dễ đi, ở hướng Tây Nam, hướng quẻ Khôn, đừng đi hướng đông Bắc, hướng quẻ Cấn. Dĩ nhiên chúng ta không nên hiểu đúng từng chữ Tây Nam và Đông Bắc, chỉ nên hiểu ý thôi.

Ở thời gian nan này, phải nhờ có người có tài, đức (đại nhân) giúp cho thì mới thoát nạn (lợi kiến đại nhân), và phải bền giữ đạo chính. Đại tượng truyện khuyên phải tự xét mình mà luyện đức (phản thân tu đức).

Hào từ:
1.
初六: 往蹇, 來譽.
Sơ lục: vãng kiển, lai dự.
Dịch: Hào 1, âm: tiến lên thì gặp nạn, lui lại (hoặc ngừng) thì được khen.

Giảng: Vào đầu thời gian nan, hào 1 này âm nhu, không có tài, tiến lên hay hành động thì xấu, chỉ nên chờ thời.

2.
六二: 王臣蹇蹇, 匪躬之故.
Lục nhị: Vương thần kiển kiển, phỉ cung chi cố.
Dịch: Hào 2 âm: bậc bề tôi chịu gán hết gian nan này tới gian nan khác là vì vua, vì nước, chứ không phải vì mình.

Giảng: hào này cũng âm nhu, kém tài, nhưng đắc trung đắc chính, có đức, được vua (hào 5, dương mà cũng trung chính) phó thác việc nước, nên phải chống chỏi với mọi gian nan, không dám từ, mặc dầu tự biết không chắc gì cứu nước, cứu dân được trong thời khó khăn này. Hoàn toàn không vì mình, đáng khen.

3.
九三: 往蹇, 來反.
Cửu tam: Vãng kiển, lai phản.
Dịch: Hào 3, dương: Tiến tới thì mắc nạn, nên trở lại.

Giảng: hào này dương cương đắc chính, nhưng vẫn còn ở nội quái, tức chưa hết nửa thời gian nan, lại thêm hào trên cũng âm nhu, ứng với nó mà không giúp được gì, nên Hào từ khuyên đừng tiến, cứ quay lại với hào âm thì vui vẻ hơn; bề gì cũng là bạn cũ rồi.

4.
六四: 往蹇, 來連.
Lục tứ: Vãng kiển, lai liên.
Dịch: Hào 4, âm: tiến tới thì mắc nạn, nên trở lại mà liên hiệp với các hào dưới.

Giảng: Hào này âm nhu, kém tài, đã tiến lên ngoại quái, quá nữa thời gian nan, nhưng lại gặp hiểm trở (ngoại quái là Khảm) cũng không nên tiến lên, mà nên lùi lại với hào 3, liên hợp với ba hào ở dưới, để thêm thế lực.

5.
九五: 大蹇, 朋來.
Cửu ngũ: Đại kiển, bằng lai.
Dịch: Hào 5, dương: cực kỳ gian nan, nhưng có bạn tới giúp.

Giảng: Ở giữa ngoại quái khảm (hiểm) cho nên cực kỳ gian nan. Hào này như ông vua có tài, nhưng cũng khó thoát được hiểm. May có hào 2 đắc trung, đắc chính ứng với mình, sẳn lòng dắt các bạn tức các hào 1, 3, 5 tới giúp mình. Nhưng các hào ấy đều ít tài, trừ hào 3; như vậy là tay chân của 5 tầm thường cả, không làm nên việc lớn, nên Hào từ không khen là tốt. Cũng không dùng chữ lai, không bảo nên lùi vì địa vị nguyên thủ của 5 không cho phép 5 lùi được, lùi thì trút trách nhiệm cho ai?

6.
上六: 往蹇, 來碩, 吉.利見大人.
Thượng lục: Vãng kiển, lai thạc, cát, lợi kiến đại nhân.
Dịch: Hào trên cùng ,âm; tiến tới thì gian nan, lùi lại thì làm được việc lớn, tốt; nên tìm gặp đại nhân thì có lợi.

Giảng: ở cuối thời gian nan, có cảnh tượng đáng mừng; hào này âm nhu, không một mình mạo hiểm được nên quay lại giúp hào 5, bậc đại nhân (có tài đức), thì lập được công lớn (thạc), tốt.

Gặp thời gian nan, nên thận trọng đợi thời. Riêng vị nguyên thủ phải tìm người tốt giúp mình, liên kết mọi tầng lớp để cùng mình chống đỡ.(st)

Xem
Âm dương tạp luậnDịch lý chiêm đoánGóc tổng hợpThư giãnThuyết tâm linhTrải nghiệm cuộc sống

Ý nghĩa của 64 quẻ Dịch. Quẻ 38: Hỏa Trạch Khuê

dịch lý – phong thủy trọng hùng

Mỗi khi hữu sự, muốn biết sự việc tốt hay xấu thế nào, thì người xưa thường xem quẻ Dịch để nhận được câu trả lời từ quẻ Dịch qua phương pháp đoán theo sáu hào. Phương pháp gieo quẻ cụ thể như sau:

Dùng ba đồng tiền cổ, thường là những đồng xu bằng đồng, và quy ước: 1 mặt có chữ là mặt dương, 1 mặt không có chữ là mặt âm. Úp 3 đồng tiền vào giửa 2 lòng bàn tay trong vòng vài phút và suy nghĩ tới việc mình muốn hỏi.
Khi dùng 3 đồng tiền bỏ vào lòng bàn tay, úp 2 tay lại để im trong vài phút làm cho từ trường của đồng tiền và từ trường của con người liên thông với nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, bất cứ việc gì có liên quan cũng làm ta xúc cảm. Xúc cảm thì sẽ phát ra thông tin, nên chỉ cần ở trong lòng chăm chú nghĩ về việc mình dự đoán, đó gọi là tập trung ý niệm, sẽ phát tin tức ra ngoài.

Chỉ khi ý niệm của người xin đoán tập trung thì đồng tiền mới thông qua phản hồi thông tin để phản ánh một cách chính xác trung thực qua mặt sấp, mặt ngửa của nó.

Khi gieo quẻ cần tìm chỗ yên tinh, thành tâm, quần áo chỉnh tề, tập trung vào câu cần hỏi, nắm 3 đồng xu trong lòng 2 bàn tay chừng vài phút cho tinh thần tập trung thanh thản chuyên nhất vào câu hỏi, sau đó gieo 3 đồng xu trên 1 cái đĩa, gieo tất cả 6 lần để lập quẻ.

Kết quả gieo quẻ:

– 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
– 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
– 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
– 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Hào có vòng tròn “o” là hào dương động, hào có dấu “x” gọi là hào âm động.

Trong quẻ hào có vòng tròn “o” và hào có dấu “x” gọi là hào động. Động thì biến, dương động biến thành âm, âm động biến thành dương.

Trong một quẻ sáu hào toàn động thì toàn biến, sáu hào đều không động là không biến. Một vạch liền là “thiếu dương”, 2 vạch đứt là “thiếu âm”. Vòng tròn “o” là “lão dương” chủ về việc quá khứ, dấu “x” là “lão âm” chủ về việc tương lai. Vòng tròn “o” là hào động, dấu “x” là hào biến. Dưới đây là 1 quẻ làm ví dụ:

Thứ tự quẻ theo các lần sắp xếp từ dưới lên:

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Lúc xếp hào thì xếp từ dưới lên trên. Lúc xếp tên quẻ thì lại xếp từ trên xuống dưới. Quẻ này có quẻ nội là Chấn, quẻ ngoại là Đoài, là kim trên, mộc dưới, là quẻ “Trạch lôi tùy”.

Quẻ ngoại: Đoài vi trạch.
Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp: Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Quẻ nội: Chấn vi lôi.
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Người xưa trong thực tiễn dự đoán đã phát hiện bát quái và ngũ hành có quan hệ mật thiết với nhau.

Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn đã tổng kết ra các thuộc tính của các quẻ trong 8 cung, đồng thời phát hiện ra 6 hào của mỗi quẻ lại có thuộc tính với ngũ hành của nó và hàm chứa một thông tin nào đó, gọi là “tượng hào”.

Để cung cấp cho độc giả tham khảo, dưới đây xin giới thiệu ý nghĩa của từng quẻ Dịch trong 64 quẻ Dịch, và ý nghĩa của từng tượng hào trong mỗi quẻ Dịch.

Quẻ 38 ||:|:| Hỏa Trạch Khuê (睽 kuí)

Quẻ Hỏa Trạch Khuê, đồ hình ||:|:| còn gọi là quẻ Khuê 睽 (kui2), là quẻ thứ 38 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☱ (||: 兌 dui4) Đoài hay Đầm (澤) và Ngoại quái là ☲ (|:| 離 li2) Ly hay Hỏa (火).

Giải nghĩa: Quai dã. Hỗ trợ. Trái lìa, lìa xa, hai bên lợi dụng lẫn nhau, cơ biến quai xảo, như cung tên. Hồ giả hổ oai chi tượng: con hồ (cáo) nhờ oai con hổ.

Thoán từ
睽.小事吉.
Khuê: Tiểu sự cát.
Dịch: Chống đối: việc nhỏ thì tốt.

Giảng: đoài (chằm) ở dưới Ly (lửa). chằm có tính thấm xuống, lửa có tính bốc lên, trên dưới không thông với nhau mà càng ngày càng cách xa nhau.

Quẻ này xấu nhất trong Kinh dịch, ngược hẳn lại với quẻ Cách. Chỉ làm những việc nhỏ cá nhân thì hoạ may được tốt.
Thoán truyện giảng thêm: Đoài là thiếu nữ, Ly là trung nữ, hai chị em ở một nhà mà xu hướng trái nhau (em hướng về cha mẹ, chị hướng về chồng), chí hướng khác nhau, cho nên gọi là khuê.

Tuy nhiên Ðoài có đức vui, Ly có đức sáng, thế là hòa vui mà nương tựa vào đức sáng. Lại thêm hào 5, âm nhu mà tiến lên ở ngôi cao, đắc trung mà thuận ứng với hào 2, dương dương ở dưới, cho nên bảo việc nhỏ thì tốt.

Xét trong vũ trụ, trời đất, một ở trên cao, một ở dưới thấp, vốn là khác nhau, chia lìa nhau, vậy mà công hoá dục vạn vật là của chung trời đất. Trai gái, một dương, một âm, vẫn là trái nhau, vậy mà cảm thông với nhau. Vạn vật tuy khác nhau mà việc sinh hào cùng theo một luật như nhau. Thế là trong chỗ trái nhau vẫn có chỗ giống nhau, tìm ra được chỗ “đồng” đó trong cái “dị”, là biết được cái diệu dụng (công dụng kỳ diệu) của quẻ Khuê, của thời Khuê.

Thoán truyện khuyên ta như vậy. Đại tượng truyện ngược lại khuyên ta ở trong chỗ “đồng” có khi nên “dị”. Ví dụ người quân tử bình thường hành động cũng hợp thiên lý, thuận nhân tình như mọi người (đó là đồng); nhưng gặp thời loạn, đại chúng làm những việc trái với thiên lý thì không ùa theo họ, mà tách riêng ra, cứ giữ thiên lý, dù bị chê bai, bị gian khổ cũng chịu (đó là dị). Vậy không nhất định là phải đồng mới tốt, dị (chia lìa) cũng có lúc tốt.

Hào từ
1.
初九: 悔亡, 喪馬, 勿逐, 自復. 見惡人.无咎.
Sơ cửu: Hối vong, táng mã, vật trục, tự phục kiến ác nhân, vô cữu.
Dịch: Hào 1, dương: hối hận tiêu hết; mất ngựa đừng tìm đuổi, tự nó sẽ về: gặp kẻ ác rồi mới tránh được lỗi.

Giảng: Hào này có tính cương , ở địa vị dưới, trong thời chống đối nhau, thì tất ít kẻ hợp với mình, hành động thì sẽ bị hối hận; nhưng may ở trên có hào 4 cũng dương cương , ứng với mình, tức như có bạn đồng chí, cứ chờ đợi rồi sẽ gặp mà bao nhiêu khó khăn, ân hận sẽ tiêu hết. đối với kẻ ác thì tuy không ưa cũng đừng nên tỏ ra, cứ làm bộ vui vẻ giao thiệp họ, để họ khỏi thù oán.

2.
九二: 遇主于巷, 无咎.
Cửu nhị: Ngộ chủ vu hạng, vô cữu.
Dịch: Hào 2, dương: gặp chủ trong ngõ hẹp (do đường tắt) không có lỗi.

Giảng: Hào này dương cương đắc trung, ứng với hào 5, âm nhu đắc trung, nếu ở trong quẻ Thái (thời thông thuận) thì rất tốt; nhưng ở trong quẻ Khuê (thời chống đối nhau) thì kém vì hào 5 âm nhu có ý kiêng nể hào 2 dương cương, do đó, 2 muốn gặp 5 thì phải dùng đường tắt, rình 5 trong ngõ hẹp như tình cờ gặp nhau vậy. Không có lỗi gì cả, vì thái độ đó chỉ là quyền biến thôi.

3.
六三: 見輿曳, 其牛掣; 其人天且劓.无初有終.
Lục tam: Kiến dư duệ, kì ngưu xệ (hay xiệt);
Kì nhân thiên thả nghị, vô sơ hữu chung.
Dịch: Hảo, âm: Thấy xe dắt tới, nhưng con bò bị (hào 4) cản, không tiến được; như người bị xâm vào mặt, xẻo mũi, mới đầu cách trở, sau hòa hợp với nhau.

Giảng: Hào 3 bất chính (dương mà ở vị âm), ứng với hào trên cùng cũng bất chính. Vì ứng với nhau nên cầu hợp với nhau, 3 muốn tiến lên gặp hào ứng với nó, nhưng bị hào 4 ở trên ngăn chặn, như cỗ xe đã dắt tới rồi mà con bò bị cản, không tiến được. Lại thêm bị hào 2 ở dưới níu kéo lại. Hào 3 phải chống lại 4 và 2, xô xát với chúng mà bị thương ở mặt ở tai (chữ thiên [天 ] ở đây có nghĩa là bị tội xâm vào mặt, chữ nghị [劓] có nghĩa là bị tội xẻo mũi). Nhưng rốt cuộc là (2 và 4) vẫn không thắng được chính (3) và 3 vẫn hòa hợp được với hào trên cùng.

4.
九四: 睽孤, 遇元夫, 交孚, 厲无咎.
Cửu tứ: Khuê cô, ngộ nguyên phu, giao phu, lệ vô cữu.
Dịch: Hào 4, dương: ở thời chia lìa chống đối mà cô lập; nếu gặp được người trai tốt (nguyên phu), mà chí thành kết hợp với nhau (giao phu) thì dù có gặp nguy, kết quả cũng không có lỗi.

Giảng: hào 4 này cô lập vì là dương mà bị hai hào âm bao vây, người trai tốt đây là hào 1, cùng đức (dương) với 4.

5.
六五: 悔亡, 厥宗噬膚, 往, 何咎.
Lục ngũ: hối vong, quyết tôn phệ phu, vãng, hà cữu.
Dịch: Hào 5 âm, hối hận tiêu hết; nếu người cùng phe với mình cắn vào da mình (hết sức giúp đỡ mình) thì tiến đi, không có lỗi gì cả.

Giảng: Hào này không đắc chính (âm mà ở vị dương), ở vào thời chống đối, đáng lẽ xấu, mà nhờ có đức trung, lại có hào 2 dương cương ứng với mình, nên không xấu nữa, hối hận tiêu tan hết. Được vậy là nhờ hào 2 chịu đứng vào một phe với mình, rất thân thiết với mình, như cắn chặt vào da mình.

6.
上九: 睽孤, 見豕負塗, 載鬼一車.先張之弧, 後說之弧, 匪寇, 婚媾.往遇雨則吉.
Thượng cửu: Khuê cô, kiến thỉ phụ đồ, tải quỉ nhất xa. Tiên trương chi hồ, hậu thoát chi hồ, phỉ khấu, hôn cấu. Vãng ngộ vũ tắc cát.
Dịch: Hào trên cùng, dương: ở thời chia lìa mà cô độc (sinh nghi kỵ), thấy con heo đội đầy bùn, thấy chở quỉ đầy một xe. Mới đầu giương cung để bắn, sau buông cung xuống, xin lỗi rằng mình không muốn làm hại hào 3 mà muốn cầu hôn. (Hai bên hòa hợp nhau, vui vẻ) như sau khi nắng lên, gặp cơn mưa, tốt lành gì hơn?

Giảng: Ở vào thời chia lìa, người ta hay nghi kỵ nhau, hào cuối cùng này, dương cương ở địa vị tối cao, không tin ai ở dưới cả, cho nên bị cô độc. Ngay hào 3 âm, chính ứng với mình mà cũng bị mình nghi kỵ, vì 3 ở kẹt vào giữa 2 hào dương, cho rằng 3 theo phe 2 hào dương đó mà chống với mình. Vì nghi kỵ, nên thấy 3 như con heo đội bùn, lại tưởng xe mình chở một bầy quỉ muốn hại mình. Do đó mà đâm hoảng, giương cung muốn bắn 3, nhưng nhờ vẫn còn chút minh mẫn (vì ở trên cùng ngoại quái Ly) nên sau nghĩ lại, buông cung xuống, xin lỗi 3: “Tôi không phải là giặc (kẻ thù) muốn làm hại em đâu, mà trái lại muốn cầu hôn với em” Hết nghị kỵ rồi, hai bên hòa hợp vui vẻ như sau khi nắng lâu gặp trận mưa rào, và cùng giúp nhau cứu đời.

Quẻ Khuê là quẻ xấu nhất trong Kinh Dịch nhưng kết quả lại không có gì xấu. Sáu hào thì có ba hào “vô cửu”, một hào “hối vong” một hào “hữu chung” (hòa hợp với nhau), nhất là hào cuối lại “cát” nữa. Như vậy thì trong cái hoạ vẫn có mầm phúc.

Xem
Âm dương tạp luậnDịch lý chiêm đoánGóc tổng hợpThư giãnThuyết tâm linhTrải nghiệm cuộc sống

Ý nghĩa của 64 quẻ Dịch. Quẻ 37: Phong Hỏa Gia Nhân

dịch lý – phong thủy trọng hùng

Mỗi khi hữu sự, muốn biết sự việc tốt hay xấu thế nào, thì người xưa thường xem quẻ Dịch để nhận được câu trả lời từ quẻ Dịch qua phương pháp đoán theo sáu hào. Phương pháp gieo quẻ cụ thể như sau:

Dùng ba đồng tiền cổ, thường là những đồng xu bằng đồng, và quy ước: 1 mặt có chữ là mặt dương, 1 mặt không có chữ là mặt âm. Úp 3 đồng tiền vào giửa 2 lòng bàn tay trong vòng vài phút và suy nghĩ tới việc mình muốn hỏi.

Khi dùng 3 đồng tiền bỏ vào lòng bàn tay, úp 2 tay lại để im trong vài phút làm cho từ trường của đồng tiền và từ trường của con người liên thông với nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, bất cứ việc gì có liên quan cũng làm ta xúc cảm. Xúc cảm thì sẽ phát ra thông tin, nên chỉ cần ở trong lòng chăm chú nghĩ về việc mình dự đoán, đó gọi là tập trung ý niệm, sẽ phát tin tức ra ngoài.

Chỉ khi ý niệm của người xin đoán tập trung thì đồng tiền mới thông qua phản hồi thông tin để phản ánh một cách chính xác trung thực qua mặt sấp, mặt ngửa của nó.

Khi gieo quẻ cần tìm chỗ yên tinh, thành tâm, quần áo chỉnh tề, tập trung vào câu cần hỏi, nắm 3 đồng xu trong lòng 2 bàn tay chừng vài phút cho tinh thần tập trung thanh thản chuyên nhất vào câu hỏi, sau đó gieo 3 đồng xu trên 1 cái đĩa, gieo tất cả 6 lần để lập quẻ.

Kết quả gieo quẻ:

– 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
– 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
– 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
– 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Hào có vòng tròn “o” là hào dương động, hào có dấu “x” gọi là hào âm động.

Trong quẻ hào có vòng tròn “o” và hào có dấu “x” gọi là hào động. Động thì biến, dương động biến thành âm, âm động biến thành dương.

Trong một quẻ sáu hào toàn động thì toàn biến, sáu hào đều không động là không biến. Một vạch liền là “thiếu dương”, 2 vạch đứt là “thiếu âm”. Vòng tròn “o” là “lão dương” chủ về việc quá khứ, dấu “x” là “lão âm” chủ về việc tương lai. Vòng tròn “o” là hào động, dấu “x” là hào biến. Dưới đây là 1 quẻ làm ví dụ:

Thứ tự quẻ theo các lần sắp xếp từ dưới lên:

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Lúc xếp hào thì xếp từ dưới lên trên. Lúc xếp tên quẻ thì lại xếp từ trên xuống dưới. Quẻ này có quẻ nội là Chấn, quẻ ngoại là Đoài, là kim trên, mộc dưới, là quẻ “Trạch lôi tùy”.

Quẻ ngoại: Đoài vi trạch.
Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp: Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Quẻ nội: Chấn vi lôi.
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Người xưa trong thực tiễn dự đoán đã phát hiện bát quái và ngũ hành có quan hệ mật thiết với nhau.

Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn đã tổng kết ra các thuộc tính của các quẻ trong 8 cung, đồng thời phát hiện ra 6 hào của mỗi quẻ lại có thuộc tính với ngũ hành của nó và hàm chứa một thông tin nào đó, gọi là “tượng hào”.

Để cung cấp cho độc giả tham khảo, dưới đây xin giới thiệu ý nghĩa của từng quẻ Dịch trong 64 quẻ Dịch, và ý nghĩa của từng tượng hào trong mỗi quẻ Dịch.

Quẻ 37 |:|:|| Phong Hỏa Gia Nhân (家人 jiā rén)

Quẻ Phong Hỏa Gia Nhân, đồ hình |:|:|| còn gọi là quẻ Gia Nhân (家人 jia1 ren2), là quẻ thứ 37 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☲ (|:| 離 li2) Ly hay Hỏa (火) và Ngoại quái là ☴ (:|| 巽 xun4) Tốn hay Gió (風).

Giải nghĩa: Đồng dã. Nảy nở. Người nhà, gia đinh, cùng gia đình, đồng chủng, đồng nghiệp, cùng xóm, sinh sôi, khai thác mở mang thêm. Khai hoa kết tử chi tượng: trổ bông sinh trái, nẩy mầm.

Thoán từ :
家人: 利女貞.
Gia nhân : Lợi nữ trinh.
Dịch: người trong nhà: hễ đàn bà mà chính đáng thì có lợi.

Giảng: Nội quái là Ly, sáng suốt; ngoại quái là Tốn thuận. Ở trong thì suốt, xử trí không hồ đồ, ở ngoài thì thuận, như vậy việc tề gia sẽ tốt đẹp. Nói rộng ra việc nước cũng vậy, vì người trong một nước lấy nước làm nhà; mà việc thế giới cũng vậy, vì mỗi nước như một người, cả thế giới như một nhà.

Quẻ này, nội quái Ly là trung nữ, ngoại quái Tốn là trưởng nữ; hào 2, âm làm chủ nội quái, hào 4, âm làm chủ ngoại quái, hai hào đó đều đắc chính cả, cho nên nói đàn bà mà chính đáng thì có lợi.

Tuy chỉ nói “nữ” trinh thôi, nhưng phải hiểu nam cũng cần chính đáng nữa, vì nếu nam không chính đáng thì nữ làm sao chính đáng được.

Cho nên Thoán truyện giải thích: Đàn bà chính đáng ở trong (ám chỉ hào 2, âm ở vị âm trong nội quái), mà đàn ông chính đáng ở ngoài (hào 5, dương, ở vị dương trong ngoại quái); đàn bà lo việc nhà, đàn ông lo việc ở ngoài, cả hai đều giữ đạo chính, đó là hợp với nghĩa lớn của trời đất (nữ chính vị hồ nội, nam chính vị hồ ngoại; nam nữ chính, thiên địa chi đại nghĩa dã).

Nam nữ là nói chung, gồm cả cha mẹ, con cái, anh chị em, vợ chồng, ai nấy đều phải giữ đạo chính hết, chứ không phải chỉ có người trên, chồng không phải giữ đạo. Cha mẹ cũng có đúng đạo cha mẹ thì con mới đúng đạo con, anh em cũng vậy, chồng vợ cũng vậy.

Thời xưa chẳng riêng ở Trung Hoa mà ở khắp các nước theo chế độ phụ quyền như phương Tây cũng vậy, không có bình đẳng giữa nam nữ; nhưng về tư cách, đạo đức, thì nam nữ đều có bổn phận, trách nhiệm ngang nhau.

Đại tượng truyện khuyên: coi tượng quẻ này, gió từ trong lửa phát ra (điều này khoa học đã giảng rồi), người quân tử hiểu rằng trong thiên hạ, việc gì ở ngoài cũng phát từ ở trong; muốn trị nước thì trước phải trị nhà, muốn trị nhà thì trước phải tu thân; mà việc tu thân cốt ở hai điều: nói phải có thực lý; thực sự, không nói suông, vu vơ; làm thì thái độ phải trước sao sau vậy, triệt để từ đầu tới đuôi, đừng thay đổi hoài (quân tử dĩ ngôn hữu vật, như hạnh hữu hằng).

Hào từ:
1.
初九: 閑有家, 悔亡.
Sơ cửu: nhàn hữu gia, hối vong.
Dịch: Hào 1, dương: phòng ngừa ngay từ khi mới có nhà thì không hối hận gì cả.

Giảng: Hào này dương cương ở đầu quẻ Gia nhân, chính là lúc mới có nhà, nếu biết đề phòng, ngăn ngừa ngay các tật như lười biếng, xa xỉ thì không có gì phải ăn năn. Ý hào này cũng như tục ngữ của ta: Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về.

2.
六二: 无攸遂, 在中饋, 貞吉.
Lục nhị: vô du loại, tại trung quĩ, trinh cát.
Dịch: Hào 2, âm: không việc gì mà tự chuyên lấy thành công (nắm hết trách nhiệm), cứ ở trong nhà lo việc nấu nướng, giữ đạo chính thì tốt.

Giảng: Hào này âm nhu mà ở vị âm, đắc trung đắc chính là người dâu hay con gái thuận tòng, nhún nhường, nhưng bất tài, ở địa vị thấp, nên không gánh vác nổi việc trị gia, không lãnh trách nhiệm lớn được, chỉ nên lo việc nấu nướng ở trong nhà thôi.

3.
九三: 家人嗃嗃, 悔厲, 吉.婦子嘻嘻, 終吝.
Cửu tam: Gia nhân hác hác, hối lệ, cát; phụ tử hi hi, chung lận.
Dịch: Hào 3, dương: người chủ nhà nghiêm khắc, tuy hối hận, có nguy nhưng lại tốt; (nếu quá khoan để cho) dâu con nhí nhảnh chơi đùa thì lại hối tiếc.

Giảng: Hào này là dương ở vị dương, đắc chính nhưng không đắc trung, quá nghiêm khắc, tuy có lúc phải hối hận, gặp nguy, nhưng kết quả lại tốt vì nhà có trật tự, trái lại nếu quá dễ dãi để cho dâu con luông tuồng, thì nhà sẽ suy loạn mà phải hối tiếc.

4.
六四: 富家, 大吉.
Lục tứ: phú gia, đại cát.
Dịch: Hào 4, âm: Làm giàu thịnh cho nhà, rất rốt.

Giảng: Hào này âm nhu, đắc chính ở vào ngoại quái Tốn, ở địa vị cao, như bà mẹ có trách nhiệm làm cho nhà giàu thịnh lên.
Theo Phan Bội Châu, chữ “phú” ở đây không có nghĩa là làm giàu, mà có nghĩa là gia đạo hưng thịnh lên, mọi người hoà hợp nhau, trên ra trên, dưới ra dưới.

5.
九五: 王假有家, 勿恤, 吉.
Cửu ngũ: Vương cách hữu gia, vật tuất, cát.
Dịch: Hào 5 dương : vua (hoặc gia chủ) rất khéo về việc trị gia (cách là rất tốt không có gì phải lo, tốt.

Giảng: Chữ vương ở đây có thể hiểu là vua trong nước hay gia chủ, nếu hiểu là vua thì “trị gia” phải hiểu là “trị quốc”.
Hào này dương cương, đắc trung, đắc chính, lại có hào 2, âm ở dưới ứng với mình, cũng trung, chính; như có người nội trợ hiền giúp đỡ mình, không còn lo lắng gì nữa, tốt.

6.
上九: 有孚, 威如, 終吉.
Thượng cửu: Hữu phu, uy như, chung cát.
Dịch: Hào trên cùng, dương: (người trên) có lòng chí thành và thái độ uy nghiêm (không lờn) thì cuối cùng sẽ tốt.

Giảng: Hào này ở trên cùng quẻ Gia nhân, tức lúc gia đạo đã hoàn thành. Người trên chỉ cần thành tín là người dưới tin, lại nghiêm trang thì đạo được tốt đẹp lâu dài.

Quẻ này dạy cách tề gia, cần nhớ ba điều này:

– Phải ngăn ngừa ngay từ lúc đầu.
– Bất kỳ người nào trong nhà, nhất là những người trên, phải giữ chánh đạo, giữ bổn phận, trách nhiệm của mình.
– Người chủ phải nghiêm, nếu nghiêm thì có điều hối hận đấy, nhưng còn hơn là quá dễ dãi.

Chúng ta để ý: sáu hào không có hào nào xấu; nhưng ba hào dưới thuộc về bước đầu, có lời răn bảo (hào 1: phải phòng ngừa từ lúc đầu, hào 2: phải giữ đạo chính ; hào 3: coi chừng nghiêm quá thì hối hận, nguy); tới hào 4 và 5; kết quả rất tốt, hào cuối chỉ cách giữ được sự tốt đẹp đó tới cùng.(st)

Xem
Âm dương tạp luậnBlog phong thủyDịch lý chiêm đoánGóc tổng hợpPhong ThủyThư giãnTrải nghiệm cuộc sống

Ý nghĩa của 64 quẻ Dịch. Quẻ 36: Địa Hỏa Minh Di

dịch lý – phong thủy trọng hùng

Mỗi khi hữu sự, muốn biết sự việc tốt hay xấu thế nào, thì người xưa thường xem quẻ Dịch để nhận được câu trả lời từ quẻ Dịch qua phương pháp đoán theo sáu hào. Phương pháp gieo quẻ cụ thể như sau:

Dùng ba đồng tiền cổ, thường là những đồng xu bằng đồng, và quy ước: 1 mặt có chữ là mặt dương, 1 mặt không có chữ là mặt âm. Úp 3 đồng tiền vào giửa 2 lòng bàn tay trong vòng vài phút và suy nghĩ tới việc mình muốn hỏi.

Khi dùng 3 đồng tiền bỏ vào lòng bàn tay, úp 2 tay lại để im trong vài phút làm cho từ trường của đồng tiền và từ trường của con người liên thông với nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, bất cứ việc gì có liên quan cũng làm ta xúc cảm. Xúc cảm thì sẽ phát ra thông tin, nên chỉ cần ở trong lòng chăm chú nghĩ về việc mình dự đoán, đó gọi là tập trung ý niệm, sẽ phát tin tức ra ngoài.

Chỉ khi ý niệm của người xin đoán tập trung thì đồng tiền mới thông qua phản hồi thông tin để phản ánh một cách chính xác trung thực qua mặt sấp, mặt ngửa của nó.

Khi gieo quẻ cần tìm chỗ yên tinh, thành tâm, quần áo chỉnh tề, tập trung vào câu cần hỏi, nắm 3 đồng xu trong lòng 2 bàn tay chừng vài phút cho tinh thần tập trung thanh thản chuyên nhất vào câu hỏi, sau đó gieo 3 đồng xu trên 1 cái đĩa, gieo tất cả 6 lần để lập quẻ.

Kết quả gieo quẻ:

– 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
– 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
– 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
– 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Hào có vòng tròn “o” là hào dương động, hào có dấu “x” gọi là hào âm động.

Trong quẻ hào có vòng tròn “o” và hào có dấu “x” gọi là hào động. Động thì biến, dương động biến thành âm, âm động biến thành dương.

Trong một quẻ sáu hào toàn động thì toàn biến, sáu hào đều không động là không biến. Một vạch liền là “thiếu dương”, 2 vạch đứt là “thiếu âm”. Vòng tròn “o” là “lão dương” chủ về việc quá khứ, dấu “x” là “lão âm” chủ về việc tương lai. Vòng tròn “o” là hào động, dấu “x” là hào biến. Dưới đây là 1 quẻ làm ví dụ:

Thứ tự quẻ theo các lần sắp xếp từ dưới lên:
Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Lúc xếp hào thì xếp từ dưới lên trên. Lúc xếp tên quẻ thì lại xếp từ trên xuống dưới. Quẻ này có quẻ nội là Chấn, quẻ ngoại là Đoài, là kim trên, mộc dưới, là quẻ “Trạch lôi tùy”.

Quẻ ngoại: Đoài vi trạch.
Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp: Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Quẻ nội: Chấn vi lôi.
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Người xưa trong thực tiễn dự đoán đã phát hiện bát quái và ngũ hành có quan hệ mật thiết với nhau.

Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn đã tổng kết ra các thuộc tính của các quẻ trong 8 cung, đồng thời phát hiện ra 6 hào của mỗi quẻ lại có thuộc tính với ngũ hành của nó và hàm chứa một thông tin nào đó, gọi là “tượng hào”.

Để cung cấp cho độc giả tham khảo, dưới đây xin giới thiệu ý nghĩa của từng quẻ Dịch trong 64 quẻ Dịch, và ý nghĩa của từng tượng hào trong mỗi quẻ Dịch.

Quẻ 36 |:|::: Địa Hỏa Minh Di (明夷 míng yí)

Quẻ Địa Hỏa Minh Di, đồ hình |:|::: còn gọi là quẻ Minh Di (明夷 ming2 yi2), là quẻ thứ 36 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☲ (|:| 離 li2) Ly hay Hỏa (火) và Ngoại quái là ☷ (::: 坤 kun1) Khôn hay Đất (地).

Giải nghĩa: Thương dã. Hại đau. Thương tích, bệnh hoạn, buồn lo, đau lòng, ánh sáng bị tổn thương. Kinh cức mãn đồ chi tượng: gai góc đầy đường.

Thoán từ.
明夷: 利艱貞.
Minh di: Lợi gian trinh.
Dịch: Ánh sáng bị tổn hại, chịu gian nan, giữ điều chính thì lợi.

Giảng: Quẻ này ngược với quẻ Tấn ở trên; mặt trời (ly) lặn xuống dưới đất (Khôn) ánh sáng bị tổn hại, tối đi (Minh di).
Người quân tử ở thời u ám này, gặp nhiều gian nan, chỉ có cách giữ đức chính trinh của mình thì mới có lợi. Muốn vậy thì ở trong lòng giữ đức sáng mà ở ngoài thì nhu thuận để chống với hoạn nạn như tượng của quẻ Ly là sáng văn minh ở nội quái, Khôn là nhu thuận ở ngoại quái.

Vua Văn Vương bị vua Trụ nghi ngờ, giam vào ngục Dữu Lý, tỏ vẻ rất nhu thuận, không chống đối Trụ, mà để hết tâm trí vào việc viết Thoán từ giảng các quẻ trong Kinh Dịch, nhờ vậy Trụ không có cớ gì để giết, sau thả ông ra.

Không những ở ngoài phải tỏ vẻ nhu thuận, mà có khi còn nên giấu sự sáng suốt của mình đi nữa mà trong lòng vẫn giữ chí hướng, như Cơ tử một hoàng thân của Trụ. Trụ vô đạo, Cơ Tử can không được, giả điên, làm nô lệ, để khỏi bị giết, mong có cơ hội tái tạo lại nhà Ân; khi nhà Ân mất, ông không chết với Trụ, cũng không bỏ nước ra đi.

Võ vương – con Văn Vương – diệt Trụ rồi, trọng tư cách Cơ Tử, mời ra giúp nước, ông không chịu; sau Võ vương cho ra ở Triều Tiên, lập một nước riêng. Như vậy là Cơ Tử giấu sự sáng suốt của mình để giữ vững chí, không làm mất dòng dõi nhà Ân (Hối kì minh, nội nạn nhi năng chính kì chí – Thoán truyện).

Đại tượng truyện bảo quân tử gặp thời Minh di, muốn thống ngự quần chúng nên dùng cách kín đáo mà lại thấy được rõ (dụng hối nhi minh), nghĩa là dùng thủ đoạn làm ngơ cho kẻ tiểu nhân , đừng rạch ròi, nghiêm khắc quá mà sẽ bị hại, tóm lại là làm bộ như không biết để chúng không nghi ngờ mình và để lộ hết dụng tâm của chúng ra mà mình sẽ biết được. Cơ hồ tác giả Đại tượng truyện muốn dùng thuật của Hàn Phi.

Hào từ.
1.
初九: 明夷, 于飛 垂其翼.君子于行, 三日不食, 有攸往, 主人有言.
Sở cửu: Minh di, vu phi thùy kì dực. Quân tử vu hành,
tam nhật bất thực, hữu du vãng, chủ nhân hữu ngôn.
Dịch: Hào 1, dương : ở thời u ám (ánh sáng bị tổn hại), hào này như con chim muốn bay mà cánh rũ xuống. Người quân tử biết thời cơ thì bỏ đi ngay, dù (không có tiền) phải nhịn đói ba ngày, mà đi tới đâu, gặp chủ cũ, cũng bị chủ cũ chê trách.

Giảng: Hào dương ở đầu thời Minh di, là người quân tử gặp thời hắc ám, có thể bị hại như con chim rũ cánh xuống. Cách xử thế là nên bỏ đi ngay, như Phạm Lãi bỏ nước Việt vì biết vua Việt là Câu Tiễn sẽ nghi ngờ mà hại các công thần, nhờ vậy tránh được cái hoạ bị giết như đại phu Chủng.

2.
六二: 明夷, 夷于左股, 用拯馬壯, 吉.
Lục nhị: Minh di, di vu tả cổ, dụng chửng mã tráng, cát.
Dịch: Hào 2, âm: Ở thời ánh sáng bị tổn hại, hào này như bị đau ở đùi bên trái, nhưng cũng mau khỏi, sẽ như con ngựa mạnh mẽ tiến lên, tốt.

Giảng: Hào này làm chủ nội quái Ly (sáng suốt), đắc trung, đắc chính , là bậc quân tử có tài, nhưng ở thời Minh di, hôn ám nên bị tiểu nhân làm hại ít nhiều, như bị thương ở đùi bên trái, nhưng rồi sẽ mau khỏi (dụng chửng), mà như con ngựa mạnh mẽ.
Tốt vì hào 2 trung, chính, lại vẫn thuận theo (vì là hào âm) phép tắc.

3.
九三: 明夷, 于南狩, 得其大首, 不可疾, 貞.
Củu tam: Minh di, vu nam thú, đắc kì đại thủ, bất khả tật, trinh.
Dịch: Hào 3, dương: ở thời ánh sáng bị tổn hại, đi tuần về phương Nam, bắt được kẻ đầu sỏ, nhưng đừng hành động gấp, phải bền chí.

Giảng: Hào này ở trên cùng nội quái Ly là cực sáng suốt; nó là dương cương , ở vị dương, vậy là rất cương kiện, nó ứng với hào âm ở trên cùng quẻ Khôn (ngoại quái), hào này cực hôn ám. Nó sẽ đánh đổ hào âm đó. Nó cứ đem binh đi tuần về phương Nam sẽ bắt được tên đầu sỏ phản loạn. Nhưng nó cương cường nóng nảy, nên phải khuyên: đừng gấp, phải bền chí giữ đạo chính.

4.
六四: 入于左腹, 獲明夷之心, 于出門庭.
Lục tứ: Nhập vu tả phúc, hoạch minh di chi tâm, vu xuất môn đình.
Dịch: Hào 4, âm: như vô phía bên trái của bụng (ý nói chỗ u ám); tấm lòng ở thời u ám (minh di) là nên bỏ nhà mà ra đi.

Giảng: Hào này âm nhu, ở vào thời Minh di, mà lại vượt quẻ Ly, sang quẻ Khôn rồi, tức bỏ chỗ sáng sủa, bước vào chỗ tối tăm, cho nên ví như vô phía bên trái của bụng. Nhưng hào này đắc chính (âm ở vị âm) nên có thể rút chân ra khỏi cảnh khốn nạn ấy được: cứ bỏ nhà ra đi, tức tránh cho xa cảnh đó, mặc nó.

5.
六五: 箕子之明夷, 利貞.
Lục ngũ: cơ tử chi Minh di, lợi trinh.
Dịch: Hào 5, âm: như ông Cơ Tử ở thời u ám (Minh di), cứ bền giữ đạo chính thì lợi.

Giảng: Thường các quẻ khác, hào 5 là ngôi chí tôn, quẻ Minh di này hào trên cùng mới là ngôi chí tôn, hào 5 là người thân cận với ngôi chí tôn. Hào trên cùng là ông vua rất hôn ám như vua Trụ, hào 5 là người thân cận có đức trung, như ông Cơ Tử; ông giả điên để khỏi bị Trụ hại mà sau giữ được dòng dõi nhà Ân, như vậy là giữ vững đạo chính, ở ngoài làm ra vẻ hôn mê, mà trong lòng vẫn sáng suốt.

6.
上六: 不明晦, 初登于天, 後入于地.
Thượng lục: Bất minh di, sơ đăng vu thiên, hậu nhập vu địa.
Dịch: Hào trên cùng, âm: không còn là ánh sáng bị tổn thương nữa, lên cao tới trời mà rồi sụp xuống đất.

Giảng: Hào trên cùng, âm; ở cuối cùng thời Minh di, lại ở trên cùng ngoại quái Khôn, tức như người có địa vị tối cao mà lại hôn ám cùng cực; như vậy là tối mù mù, chứ không phải chỉ là ánh sáng bị tổn hại (Minh di), nữa, cho nên Hào từ bảo là “bất minh di”. Có cái tượng lên cao tới trời (địa vị tối cao) mà rồi sụp xuống đất.

Quẻ này khuyên người quân tử ở thời hắc ám quá thì có thể bỏ nhà, nước mà đi; hoặc muốn ở lại thì giấu sự sáng suốt của mình mà giữ vững đạo chính để chờ thời.(st)

Xem
Âm dương tạp luậnDịch lý chiêm đoánGóc tổng hợpThư giãnTrải nghiệm cuộc sống

Ý nghĩa của 64 quẻ Dịch. Quẻ 35: Hỏa Địa Tấn

dịch lý – phong thủy trọng hùng

Mỗi khi hữu sự, muốn biết sự việc tốt hay xấu thế nào, thì người xưa thường xem quẻ Dịch để nhận được câu trả lời từ quẻ Dịch qua phương pháp đoán theo sáu hào. Phương pháp gieo quẻ cụ thể như sau:

Dùng ba đồng tiền cổ, thường là những đồng xu bằng đồng, và quy ước: 1 mặt có chữ là mặt dương, 1 mặt không có chữ là mặt âm. Úp 3 đồng tiền vào giửa 2 lòng bàn tay trong vòng vài phút và suy nghĩ tới việc mình muốn hỏi.

Khi dùng 3 đồng tiền bỏ vào lòng bàn tay, úp 2 tay lại để im trong vài phút làm cho từ trường của đồng tiền và từ trường của con người liên thông với nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, bất cứ việc gì có liên quan cũng làm ta xúc cảm. Xúc cảm thì sẽ phát ra thông tin, nên chỉ cần ở trong lòng chăm chú nghĩ về việc mình dự đoán, đó gọi là tập trung ý niệm, sẽ phát tin tức ra ngoài.

Chỉ khi ý niệm của người xin đoán tập trung thì đồng tiền mới thông qua phản hồi thông tin để phản ánh một cách chính xác trung thực qua mặt sấp, mặt ngửa của nó.

Khi gieo quẻ cần tìm chỗ yên tinh, thành tâm, quần áo chỉnh tề, tập trung vào câu cần hỏi, nắm 3 đồng xu trong lòng 2 bàn tay chừng vài phút cho tinh thần tập trung thanh thản chuyên nhất vào câu hỏi, sau đó gieo 3 đồng xu trên 1 cái đĩa, gieo tất cả 6 lần để lập quẻ.

Kết quả gieo quẻ:

– 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
– 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
– 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
– 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Hào có vòng tròn “o” là hào dương động, hào có dấu “x” gọi là hào âm động.

Trong quẻ hào có vòng tròn “o” và hào có dấu “x” gọi là hào động. Động thì biến, dương động biến thành âm, âm động biến thành dương.

Trong một quẻ sáu hào toàn động thì toàn biến, sáu hào đều không động là không biến. Một vạch liền là “thiếu dương”, 2 vạch đứt là “thiếu âm”. Vòng tròn “o” là “lão dương” chủ về việc quá khứ, dấu “x” là “lão âm” chủ về việc tương lai. Vòng tròn “o” là hào động, dấu “x” là hào biến. Dưới đây là 1 quẻ làm ví dụ:

Thứ tự quẻ theo các lần sắp xếp từ dưới lên:

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Lúc xếp hào thì xếp từ dưới lên trên. Lúc xếp tên quẻ thì lại xếp từ trên xuống dưới. Quẻ này có quẻ nội là Chấn, quẻ ngoại là Đoài, là kim trên, mộc dưới, là quẻ “Trạch lôi tùy”.

Quẻ ngoại: Đoài vi trạch.
Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp: Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Quẻ nội: Chấn vi lôi.
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Người xưa trong thực tiễn dự đoán đã phát hiện bát quái và ngũ hành có quan hệ mật thiết với nhau.

Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn đã tổng kết ra các thuộc tính của các quẻ trong 8 cung, đồng thời phát hiện ra 6 hào của mỗi quẻ lại có thuộc tính với ngũ hành của nó và hàm chứa một thông tin nào đó, gọi là “tượng hào”.

Để cung cấp cho độc giả tham khảo, dưới đây xin giới thiệu ý nghĩa của từng quẻ Dịch trong 64 quẻ Dịch, và ý nghĩa của từng tượng hào trong mỗi quẻ Dịch.

Quẻ 35 :::|:| Hỏa Địa Tấn (晉 jìn)

Quẻ Hỏa Địa Tấn đồ hình :::|:| còn gọi là quẻ Tấn (晉 jĩn), là quẻ thứ 35 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☷ (::: 坤 kún) Khôn hay Đất (地) và Ngoại quái là ☲ (|:| 離 lì) Ly hay Hỏa (火).

Giải nghĩa: Tiến dã. Hiển hiện. Đi hoặc tới, tiến tới gần, theo mực thường, lửa đã hiện trên đất, trưng bày. Long kiến trình tường chi tượng: tượng rồng hiện điềm lành.

Văn Vương viết thoán từ:
Tấn: Khang hầu dụng tích mã phồn thứ, trú nhật tam tiếp (晉: 康侯用錫馬蕃庶, 晝日三接).

Chu Công viết hào từ:
Sơ lục: Tấn như, tồi như, trinh cát, võng phu, dụ, vô cữu.
Lục nhị: Tấn như, sầu như, trinh cát; thụ tư giới phúc vu kỳ vương mẫu.
Lục tam: chúng doãn, hối vong.
Cửu tứ: Tấn như, thạch thử, trinh lệ.
Lục ngũ: Hối vong, thất đắc vật tuất, vãng cát, vô bất lợi.
Thượng cửu: Tấn kỳ giác, duy dụng phạt ấp, lệ cát, vô cữu, trinh lận.

Thoán từ:
晉: 康侯用錫馬蕃庶, 晝日三接.
Tấn: Khang hầu dụng tích mã phồn thứ, trú nhật tam tiếp.
Dịch: tiến lên, bậc hầu có tài trị nước được thưởng ngựa nhiều lần, ban ngày được tiếp tới ba lần.

Giảng: Quẻ này có tượng mặt trời (ly) lên khỏi mặt đất (Khôn), càng lên cao càng sáng, tiến mạnh.
Lại có thể hiểu là người dưới có đức thuận (Khôn) dựa vào bậc trên có đức rất sáng suốt (☲); cho nên ví với một vị hầu có tài trị dân (Khang hầu) được vua tín nhiệm, thưởng (tích) ngựa nhiều lần, nội một ngày mà được vua tiếp tới ba lần.

Thoán truyện giảng thêm: quẻ này hào 5 có cái tượng một hào âm nhu tiến lên địa vị vua chúa: nhu tiên nhi thượng hành. Theo Chu Hi, như vậy là vì quẻ Tấn do quẻ Quán biến thành: hão quẻ Quán là âm, nhảy lên trên, thành 5 quẻ Tấn. Đại tượng truyện khuyên người quân tử xem tượng quẻ Tấn này nên tự làm cho đức của mình càng ngày càng sáng như mặt trời hiện lên khỏi mặt đất rồi tiến mãi lên.

Hào từ:
1.
初六: 晉如, 摧如, 貞吉, 罔孚, 裕. 无咎.
Sơ Lục: tấn như, tồi như, trinh cát, võng phu, dụ, vô cữu.
Dịch: Hào 1 âm: : muốn tiến lên mà bị chắn lại, giữ đạo chính thì tốt; nếu người chẳng tin mình thì nên khoan thai, bình tĩnh, như vậy sẽ không có lỗi.

Giảng: Âm nhu ở dưới cùng, ứng với hào 4, mà 4 lại bất trung, bất chính, nên chẳng giúp mình được gì, mình muốn tiến lên mà như thể bị chặn lại. Trong hoàn cảnh đó, nếu có người không tin mình thì mình chỉ nên khoan thai, bình tĩnh tu thân là sẽ không có lỗi.

2.
六二: 晉如, 愁如, 貞吉; 受茲介福于其王母.
Lục nhị: Tấn như, sầu như, trinh cát;
Thụ tư giới phúc vu kì vương mẫu.
Dịch: Hào 2, âm: Tiến lên mà rầu rĩ, giữ đạo chính thì tốt; sẽ được nhờ phúc lớn của bà nội.

Giảng: Hào này có đức trung chính, đáng lẽ tiến lên được nhưng trên không có người ứng viện (vì hào 5 cũng âm nhu như 2), phải tiến một mình, nên rầu rĩ. Nhưng cứ giữ đạo chính thì chẳng bao lâu sẽ gặp cơ hội tốt: hào 5 ở trên, cũng là hào âm như mình, tuy không giúp được mình trong công việc, nhưng cũng đắc trung như mình, sẽ ban phúc lớn cho mình, và mình sẽ được nhờ hào 5 như được nhờ phúc của bà nội (vương mẫu tức như tổ mẫu) mình vậy.
Sở dĩ ví hào 5 với bà nội vì 5 là âm mà ở trên cao, cách 2 khá xa.

3.
六三: 眾允, 悔亡.
Lục tam: chúng doãn, hối vong.
Dịch: hào 3, âm: mọi người tin cẩn, thì mọi sự hối tiếc sẽ mất đi.

Giảng: hào âm này ở trên cùng nội quái Khôn, bất trung chính, đáng lẽ có điều hối hận, nhưng có hai hào âm ở dưới đều muốn tiến lên với mình, đều tin mình, mình được lòng họ, thì còn gì phải hối tiếc nữa đâu?

4.
九四: 晉如, 鼫鼠, 貞厲.
Cửu tứ: Tấn như, thạch thử, trinh lệ.
Dịch: hào 4, dương : tiến lên, tham lam như con chuột đồng, cứ giữ thói đó thì nguy.

Giảng: Hào này bất chính, bất trung, ở địa vị cao, tham lam muốn giữ ngôi mà lại sợ một bầy âm ở dưới dương hăng hái dắt nhau tiến lên, nên ví với con chuột đồng, vừa tham vừa sợ người .

Nếu nó giữ thói đó (trinh ở đây là bền vững chứ không phải là chính đáng, vì hào 4 vốn bất chính) thì sẽ nguy, bị tai hoạ mà mất ngôi.

5.
六五: 悔亡, 失得勿恤, 往吉, 无不利.
Lục ngũ: hối vong, thất đắc vật tuất, vãng cát, vô bất lợi.
Dịch: Hào 5, âm: không có gì ân hận cả; nếu đừng lo được hay mất, mà cứ tiến thì tốt, không gì là không lợi.

Giảng: Hào này làm chủ quẻ Tấn, có đức sáng suốt (vì ở giữa ngoại quái Ly), lại được ba hào âm ở dưới thuận giúp mình, nên không có gì phải ân hận.

Nhưng nó là âm nhu, e có lòng ham được, sợ mất, cho nên Hào từ khuyên thành bại chẳng màng, cứ giữ đức sáng suốt thì sẽ thành công.

6.
上九: 晉其角, 維用伐邑, 厲吉, 无咎, 貞吝.
Thượng cửu: Tấn kì giác, duy dụng phạt ấp, lệ cát, vô cữu, trinh lận.
Dịch: Hào trên cùng, dương: chỉ tiến cặp sừng thôi, lo trị cái ấp riêng của mình thôi thì dù có nguy, kết quả cũng tốt, không tội lỗi, nhưng dù được điều chỉnh thì cũng đáng thẹn.

Giảng: Dương cương mà ở trên cùng quẻ Tấn, có nghĩa là cứng đến cùng cực, mà ham tiến cũng cùng cực, không khác con thú hung hăng chỉ húc bằng cặp sừng. Như vậy không làm được việc lớn, chỉ giữ được cái vị của mình, như trị được cái ấp riêng của mình thôi, dù có nguy thì cũng vẫn thành công đấy. Có điều là ở thời đại Tiến lên mà chỉ làm được vậy, chứ không thành sự nghiệp lớn thì cũng đáng thẹn đáng tiếc.(st)

Xem
Âm dương tạp luậnDịch lý chiêm đoánGóc tổng hợpThư giãnTrải nghiệm cuộc sống

Ý nghĩa của 64 quẻ Dịch. Quẻ 34: Lôi Thiên Đại Tráng

dịch lý – phong thủy trọng hùng

Mỗi khi hữu sự, muốn biết sự việc tốt hay xấu thế nào, thì người xưa thường xem quẻ Dịch để nhận được câu trả lời từ quẻ Dịch qua phương pháp đoán theo sáu hào. Phương pháp gieo quẻ cụ thể như sau:

Dùng ba đồng tiền cổ, thường là những đồng xu bằng đồng, và quy ước: 1 mặt có chữ là mặt dương, 1 mặt không có chữ là mặt âm. Úp 3 đồng tiền vào giửa 2 lòng bàn tay trong vòng vài phút và suy nghĩ tới việc mình muốn hỏi.

Khi dùng 3 đồng tiền bỏ vào lòng bàn tay, úp 2 tay lại để im trong vài phút làm cho từ trường của đồng tiền và từ trường của con người liên thông với nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, bất cứ việc gì có liên quan cũng làm ta xúc cảm. Xúc cảm thì sẽ phát ra thông tin, nên chỉ cần ở trong lòng chăm chú nghĩ về việc mình dự đoán, đó gọi là tập trung ý niệm, sẽ phát tin tức ra ngoài.

Chỉ khi ý niệm của người xin đoán tập trung thì đồng tiền mới thông qua phản hồi thông tin để phản ánh một cách chính xác trung thực qua mặt sấp, mặt ngửa của nó.

Khi gieo quẻ cần tìm chỗ yên tinh, thành tâm, quần áo chỉnh tề, tập trung vào câu cần hỏi, nắm 3 đồng xu trong lòng 2 bàn tay chừng vài phút cho tinh thần tập trung thanh thản chuyên nhất vào câu hỏi, sau đó gieo 3 đồng xu trên 1 cái đĩa, gieo tất cả 6 lần để lập quẻ.

Kết quả gieo quẻ:

– 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
– 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
– 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
– 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Hào có vòng tròn “o” là hào dương động, hào có dấu “x” gọi là hào âm động.

Trong quẻ hào có vòng tròn “o” và hào có dấu “x” gọi là hào động. Động thì biến, dương động biến thành âm, âm động biến thành dương.

Trong một quẻ sáu hào toàn động thì toàn biến, sáu hào đều không động là không biến. Một vạch liền là “thiếu dương”, 2 vạch đứt là “thiếu âm”. Vòng tròn “o” là “lão dương” chủ về việc quá khứ, dấu “x” là “lão âm” chủ về việc tương lai. Vòng tròn “o” là hào động, dấu “x” là hào biến. Dưới đây là 1 quẻ làm ví dụ:

Thứ tự quẻ theo các lần sắp xếp từ dưới lên:

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Lúc xếp hào thì xếp từ dưới lên trên. Lúc xếp tên quẻ thì lại xếp từ trên xuống dưới. Quẻ này có quẻ nội là Chấn, quẻ ngoại là Đoài, là kim trên, mộc dưới, là quẻ “Trạch lôi tùy”.

Quẻ ngoại: Đoài vi trạch.
Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp: Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Quẻ nội: Chấn vi lôi.
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Người xưa trong thực tiễn dự đoán đã phát hiện bát quái và ngũ hành có quan hệ mật thiết với nhau.

Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn đã tổng kết ra các thuộc tính của các quẻ trong 8 cung, đồng thời phát hiện ra 6 hào của mỗi quẻ lại có thuộc tính với ngũ hành của nó và hàm chứa một thông tin nào đó, gọi là “tượng hào”.

Để cung cấp cho độc giả tham khảo, dưới đây xin giới thiệu ý nghĩa của từng quẻ Dịch trong 64 quẻ Dịch, và ý nghĩa của từng tượng hào trong mỗi quẻ Dịch.

Quẻ 34 ||||:: Lôi Thiên Đại Tráng (大壯 dà zhuàng)

Quẻ Lôi Thiên Đại Tráng, đồ hình ||||:: còn gọi là quẻ Đại Tráng (大壯 da4 zhuang4), là quẻ thứ 34 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☰ (||| 乾 qian2) Càn hay Trời (天) và Ngoại quái là ☳ (|:: 震 zhen4) Chấn hay Sấm (雷).

Giải nghĩa: Chí dã. Tự cường. Ý chí riêng, bụng nghĩ, hướng thượng, ý định, vượng sức, thịnh đại, trên cao, chót vót, lên trên, chí khí, có lập trường. Phượng tập đăng sơn chi tượng: tượng phượng đậu trên núi.

Thoán từ:
大壯: 利貞.
Đại tráng, lợi trinh.
Dịch: Lớn mạnh, theo điều chính thì lợi.

Giảng: Quẻ này có 4 nét dương ở dưới, hai nét âm ở trên; dương đã lớn mạnh mà âm sắp bị diệt hết. Quẻ Càn ở trong, quẻ Chấn ở ngoài, thế là có đức dương cương mà động. Lại có thể giảng là sấm vang động ở trên trời, tiếng rất lớn, vang rất xa.

Lớn mạnh thì dĩ nhiên là tốt rồi, nhưng thường tình, gặp thời thịnh, người ta kiêu căng, làm điều bất chính, cho nên thoán từ phải dặn: giữ điều chính, lúc đắc ý nghĩ đến lúc thất ý, thì mới có lợi.

Đại tượng truyện bảo muốn giữ điều chính thì đừng làm cái gì phi lễ. (Quân tử phi lễ phất lí).

Thoán truyện bàn thêm: có chính thì mới có lớn (đại), chính đại là cái “tình” của trời đất, tức cái công dụng hiện ra ngoài của trời đất, (chính đại nhi thiên địa chi tình khả kiến hĩ). Quẻ Phục mới có một nét dương hiện ở dưới cùng, cho nên bảo chỉ thấy cái lòng của trời đất (kiến thiên địa chi tâm), quẻ Đại tráng này, dương đã lớn, được 4 nét rồi, thì thấy được cái tình của trời đất.

Hào từ:
1.
初九: 壯于趾, 征凶, 有孚.
Sơ cửu: Tráng vu chỉ, chinh hung, hữu phu.
Dịch: Hào 1, dương: mạnh ở ngón chân, đi lên thì xấu, có thể tin chắc như vậy (hữu phu ở đây không có nghĩa là có đức tin như những nơi khác).

Giảng: Hào này ở dưới cùng, dương cương, cho nên ví với ngón chân, ở địa vị thấp mà hăng hái muốn tiến, sẽ vấp, xấu.

2.
九二: 貞吉.
Cửu nhị: Trinh cát.
Dịch: Hào 2, dương : có đức chính ,tốt.

Giảng: Hào này dương cương, ở vị nhu, tuy không đắc chính, nhưng đắc trung, mà trung thì không bao giờ bất chính, vậy cũng là tốt.

3.
九三: 小人用壯, 君子用罔.貞厲, 羝羊觸藩, 羸其角.
Cửu tam: Tiểu nhân dụng tráng, quân tử dụng võng.
Trinh lệ, đề dương xúc phiên, luy kì giác.
Dịch: Hào 3, dương: tiểu nhân dùng sức mạnh, quân tử không; dù giữ điều chính cũng nguy, như con cừu đực húc vào cái dậu, bị thương cái sừng.

Giảng: Hào này dương cương, ở vào vị dương (lẻ) trong quẻ Đại tráng, lại ở cuối nội quái Càn, thế là cực kì hung mạnh, dù giữ được chính đáng cũng nguy; quân tử biết vậy mà không hành động, chỉ tiểu nhân mới hung hăng như con cừu đực, húc vào cái dậu.

4.
九四: 貞吉, 悔亡, 藩決不羸.壯于大輿之輹.
Cửu tứ: Trinh cát, hối vong, phiên quyết bất luy, tráng vu đại dư chi phúc.
Dịch: Hào 4, dương : theo điều chính thì tốt, hối hận mất hết; dậu đã mở không khốn nữa, mạnh mẽ tiến lên, như ngồi cỗ xe lớn mà trục xe vững vàng.

Giảng: Hào này dương cương, qua khỏi nội quái là Càn, mà lên ngoại quái là Chấn, là tráng thịnh đến cực điểm; nó ở trên hết các hào dương, làm lãnh tụ đám quân tử, sợ nó hăng quá mà lầm đường nên dặn kĩ: giữ điều chính thì mới tốt, khỏi ân hận.

Ở trên nó là hai hào âm, âm đã đến lúc suy, dễ đánh đổ; như cái dậu ở trước mặt hào 4 đã mở, không còn bị khốn nữa; nó có thể dắt ba hào dương ào ào tiến lên dễ dàng, cơ hội thuận lợi như ngồi cỗ xe lớn mà trục xe vững vàng.

5.
六五: 喪羊于易, 无悔.
Lục ngũ: táng dương vu dị, vô hối.
Dịch: Hào 5, âm: làm mất sự hung hăng của bầy cừu bằng cách vui vẻ dễ dại, thì sẽ không ân hận.

Giảng: Hào này ở vị chí tôn, nhưng vốn âm nhu, không thể áp đảo được 4 hào dương ở dưới, phải vui vẻ dễ dãi với họ thì họ sẽ hết hung hăng. Bốn hào dương đó ví như bầy dê hung hăng. Sở dĩ phải có thái độ đó vì ngôi của 5 quá cao đối với tư cách âm nhu của nó.

6.
上六: 羝羊觸 藩, 不能退, 不能遂, 无攸利, 艱則吉.
Thượng lục: đề dương xúc phiên, bất năng thoái, bất năng toại, vô du lợi, gian tắc cát.
Dịch: Hào trên cùng, âm: Cừu đực húc vào dậu, mắc kẹt, lui không được, tiến cho toại ý cũng không được, không có lợi gì cả; chịu khó nhọc thì tốt.

Giảng: hào này ở trên cùng quẻ Đại tráng là hết thời lớn mạnh, mà cũng ở trên cùng ngoại quái Chấn, là rất ham động mà bất lực (âm nhu); như con cừu đực hung hăng húc vào dậu, mắc kẹt, lui không được, tiến lên cho toại ý cũng không được, không lợi ở chỗ nào cả. Nếu bỏ tính hung hăng húc quàng đi mà chịu khó nhọc thì tốt.

Quẻ này là thời âm suy, dương lớn mạnh lên, đáng lẽ tốt; mà sáu hào không có hào nào thật tốt, chỉ tốt với điều kiện là giữ đạo chính của quân tử; cổ nhân khuyên muốn gặp vận hội tốt thì phải coi chừng hoạ nấp ở đâu đó, nên đề phòng.(st)

Xem
Âm dương tạp luậnDịch lý chiêm đoánGóc tổng hợpThư giãnThuyết tâm linhTrải nghiệm cuộc sống

Ý nghĩa của 64 quẻ Dịch. Quẻ 33: Thiên Sơn Độn

dịch lý – phong thủy trọng hùng

Mỗi khi hữu sự, muốn biết sự việc tốt hay xấu thế nào, thì người xưa thường xem quẻ Dịch để nhận được câu trả lời từ quẻ Dịch qua phương pháp đoán theo sáu hào. Phương pháp gieo quẻ cụ thể như sau:

Dùng ba đồng tiền cổ, thường là những đồng xu bằng đồng, và quy ước: 1 mặt có chữ là mặt dương, 1 mặt không có chữ là mặt âm. Úp 3 đồng tiền vào giửa 2 lòng bàn tay trong vòng vài phút và suy nghĩ tới việc mình muốn hỏi.

Khi dùng 3 đồng tiền bỏ vào lòng bàn tay, úp 2 tay lại để im trong vài phút làm cho từ trường của đồng tiền và từ trường của con người liên thông với nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, bất cứ việc gì có liên quan cũng làm ta xúc cảm. Xúc cảm thì sẽ phát ra thông tin, nên chỉ cần ở trong lòng chăm chú nghĩ về việc mình dự đoán, đó gọi là tập trung ý niệm, sẽ phát tin tức ra ngoài.

Chỉ khi ý niệm của người xin đoán tập trung thì đồng tiền mới thông qua phản hồi thông tin để phản ánh một cách chính xác trung thực qua mặt sấp, mặt ngửa của nó.

Khi gieo quẻ cần tìm chỗ yên tinh, thành tâm, quần áo chỉnh tề, tập trung vào câu cần hỏi, nắm 3 đồng xu trong lòng 2 bàn tay chừng vài phút cho tinh thần tập trung thanh thản chuyên nhất vào câu hỏi, sau đó gieo 3 đồng xu trên 1 cái đĩa, gieo tất cả 6 lần để lập quẻ.

Kết quả gieo quẻ:

– 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
– 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
– 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
– 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Hào có vòng tròn “o” là hào dương động, hào có dấu “x” gọi là hào âm động.

Trong quẻ hào có vòng tròn “o” và hào có dấu “x” gọi là hào động. Động thì biến, dương động biến thành âm, âm động biến thành dương.

Trong một quẻ sáu hào toàn động thì toàn biến, sáu hào đều không động là không biến. Một vạch liền là “thiếu dương”, 2 vạch đứt là “thiếu âm”. Vòng tròn “o” là “lão dương” chủ về việc quá khứ, dấu “x” là “lão âm” chủ về việc tương lai. Vòng tròn “o” là hào động, dấu “x” là hào biến. Dưới đây là 1 quẻ làm ví dụ:

Thứ tự quẻ theo các lần sắp xếp từ dưới lên:

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Lúc xếp hào thì xếp từ dưới lên trên. Lúc xếp tên quẻ thì lại xếp từ trên xuống dưới. Quẻ này có quẻ nội là Chấn, quẻ ngoại là Đoài, là kim trên, mộc dưới, là quẻ “Trạch lôi tùy”.

Quẻ ngoại: Đoài vi trạch.
Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp: Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Quẻ nội: Chấn vi lôi.
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Người xưa trong thực tiễn dự đoán đã phát hiện bát quái và ngũ hành có quan hệ mật thiết với nhau.

Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn đã tổng kết ra các thuộc tính của các quẻ trong 8 cung, đồng thời phát hiện ra 6 hào của mỗi quẻ lại có thuộc tính với ngũ hành của nó và hàm chứa một thông tin nào đó, gọi là “tượng hào”.

Để cung cấp cho độc giả tham khảo, dưới đây xin giới thiệu ý nghĩa của từng quẻ Dịch trong 64 quẻ Dịch, và ý nghĩa của từng tượng hào trong mỗi quẻ Dịch.

Quẻ 33 ::|||| Thiên Sơn Độn (遯 dùn)

Quẻ Thiên Sơn Độn, đồ hình ::|||| còn gọi là quẻ Độn (遯 dun4), là quẻ thứ 33 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山) và Ngoại quái là ☰ (||| 乾 qian2) Càn hay Trời (天).

Giải nghĩa: Thoái dã. Ẩn trá. Lui, ẩn khuất, tránh đời, lừa dối, trá hình, có ý trốn tránh, trốn cái mặt thấy cái lưng. Báo ẩn nam sơn chi tượng: tượng con báo ẩn ở núi nam.

Thoán từ:
遯: 亨, 小利貞.
Độn: Hanh, tiểu lợi trinh.
Dịch: Trốn lánh đi thì hanh thông; trong các việc nhỏ, giữ được điều chính thì có lợi.

Giảng: Trên là trời, dưới là núi: ở chân núi thì thấy đỉnh núi là trời, nhưng càng lên càng thấy trời lùi lên cao nữa, tới đỉnh núi thấy trời mù mịt tít vời, như trời trốn lánh núi, cho nên đặt tên quẻ là Độn.

Quẻ này hai hào âm ở dưới đẩy bốn hào dương lên trên, có cái tượng âm (tiểu nhân) mạnh lên, đuổi dương (quân tử) đi, trái hẳn với quẻ Lâm. Độn thuộc về tháng 5, Lâm thuộc về tháng 12.

Ở thời Động, âm dương tiến mạnh, dương nên rút lui đi là hợp thời, được hanh thông (có thể hiểu là : đạo quân tử vẫn hanh thông). Tuy nhiên âm mới có 2, dương còn tới 4, chưa phải là thời Bĩ (cả 3 âm đều tiến lên), nên chưa đến nỗi nào, trong các việc nhỏ, giữ được điều chính thì còn có lợi, còn làm được.

Sở dĩ chưa đến nỗi nào, còn hanh thông vì trong quẻ có hào 5, dương, ứng với hào 2, âm; cả hai đều trung chính. Vậy ở thời đó, chưa nên trốn hẳn, nên tính xem việc nào còn làm được thì làm, tùy cơ ứng biến, cho nên Thoán truyện bảo lẽ tùy thời trong quẻ Độn này rất quan trọng.

Đại tượng truyện khuyên trong thời này quân tử nên xa lánh tiểu nhân, cứ giữ vẻ uy nghiêm, đừng dữ dằn với chúng quá.

Hào từ:
1
初六: 遯尾, 厲, 勿用有攸往.
Sơ lục: độn vĩ, lệ, vật dụng hữu du vãng.
Dịch: Hà 1, âm: Trốn sau cùng, như cái đuôi, nguy đấy, đừng làm gì cả.

Giảng: Hào ở dưới cùng, nên ví với cái đuôi ở lại sau cùng. Nó là âm, nhu nhược, hôn ám, không trốn theo kịp người, còn rù rờ ở sau, nên bảo là nguy.

2.
六二: 執之用黃牛之革, 莫之勝說.
Lục nhị: chấp chi dụng hoàng ngưu chi cách, mạc chi thăng thoát.

Dịch: Hào 2, âm: Hai bên (hào 5 và hào 2) khăng khít (bền chặt) với nhau như buộc vào nhau bằng da bò vàng, không thể nào cởi được.

Giảng: hào 2 âm, đắc trung đắc chính, ứng với hào 5 dương cũng đắc trung đắc chính, cho nên tương đắc, khắng khít với nhau, không thể rời nhau được, 2 không thể bỏ 5 mà trốn được.

Màu vàng (da bò vàng) là màu trung, ám chỉ hai hào đó đều đắc trung.

3.
九三: 係遯, 有疾厲, 畜臣妾, 吉.
Cửu tam: Hệ độn, hữu tật lệ, súc thần thiếp, cát.
Dịch: Hào 3, dương, lúc phải trốn mà bịn rịn tư tình thì nguy; nhưng nuôi kẻ tôi tớ trai gái thì tốt.

Giảng: Hào dương này ở gần hào 2 âm, có vẻ bịn rịn tư tình với hào đó, không thể trốn mau được, như bị bệnh mà nguy; có tư tình đó thì không làm được việc lớn, chỉ nuôi bọn tôi tớ trai gái mình tốt với họ thì họ vui lòng mà dễ sai khiến, được việc cho mình.

4.
九四: 好遯, 君子吉, 小人否.
Cửu tứ: Hiếu độn, quân tử cát, tiểu nhân phủ.
Dịch: Hào 4 dương: Có hệ lụy với người, nhưng trốn được, quân tử thì tốt, tiểu nhân thì không.

Giảng: Hào này cũng tối nghĩa; chữ 好 có người đọc là hảo , chữ 否 có người đọc là bĩ, vì vậy có nhiều cách hiểu, với hào 1 âm nhu, có tình thân thiết (hệ lụy) với nhau; nhưng 4 là quân tử, 1 là tiểu nhân , 4 cắt được tư tình mà trốn đi, theo lệ phải (chính nghĩa); chỉ hạng quân tử mới làm vậy được, tiểu nhân thì không .

5.
九五: 嘉遯, 貞吉.
Cửu ngũ: gia độn, trinh cát.
Dịch: Hào 5, dương, trốn mà theo điều chính cho nên tốt.

Giảng: Hà 5, dương có đức trung chính, ứng với hào 2 cũng trung chính, ở thời Độn, cả 2 hào trung chính dắt nhau trốn bọn tiểu nhân, giữ được điều chính, cho nên tốt.

6.
上九: 肥遯, 无不利.
Thượng cửu: Phi độn, vô bất lợi.
Dịch: Hào trên cùng, dương: trốn mà ung dung, đàng hoàng, không có gì là không lợi.

Giảng: Vào lúc cuối thời Độn, càng trốn được xa càng được tự do. Hào này dương cương quân tử, không bịn rịn với hào nào cả (vì hào 3 cũng là dương), có thể ung dung, đàng hoàng trốn được, không nghi ngại gì cả.

Ý nghĩa quẻ Độn: trốn phải hợp thời; trốn sau cùng là trễ, thì nguy (hào 1) trốn mà còn vương tư tình thì xấu (hảo 3); trốn một cách trung chính thì tốt (hào 5); trốn mà không bịn rịn thì được ung dung (hào 6) . Lại có trường hợp vì hoàn cảnh mà không được trốn đi (hào 2).(st)

Xem
Âm dương tạp luậnDịch lý chiêm đoánGóc tổng hợpThư giãnThuyết tâm linhTrải nghiệm cuộc sống

Ý nghĩa của 64 quẻ Dịch. Quẻ 32: Lôi Phong Hằng

dịch ly – phong thủy trọng hùng

Mỗi khi hữu sự, muốn biết sự việc tốt hay xấu thế nào, thì người xưa thường xem quẻ Dịch để nhận được câu trả lời từ quẻ Dịch qua phương pháp đoán theo sáu hào. Phương pháp gieo quẻ cụ thể như sau:

Dùng ba đồng tiền cổ, thường là những đồng xu bằng đồng, và quy ước: 1 mặt có chữ là mặt dương, 1 mặt không có chữ là mặt âm. Úp 3 đồng tiền vào giửa 2 lòng bàn tay trong vòng vài phút và suy nghĩ tới việc mình muốn hỏi.

Khi dùng 3 đồng tiền bỏ vào lòng bàn tay, úp 2 tay lại để im trong vài phút làm cho từ trường của đồng tiền và từ trường của con người liên thông với nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, bất cứ việc gì có liên quan cũng làm ta xúc cảm. Xúc cảm thì sẽ phát ra thông tin, nên chỉ cần ở trong lòng chăm chú nghĩ về việc mình dự đoán, đó gọi là tập trung ý niệm, sẽ phát tin tức ra ngoài.

Chỉ khi ý niệm của người xin đoán tập trung thì đồng tiền mới thông qua phản hồi thông tin để phản ánh một cách chính xác trung thực qua mặt sấp, mặt ngửa của nó.

Khi gieo quẻ cần tìm chỗ yên tinh, thành tâm, quần áo chỉnh tề, tập trung vào câu cần hỏi, nắm 3 đồng xu trong lòng 2 bàn tay chừng vài phút cho tinh thần tập trung thanh thản chuyên nhất vào câu hỏi, sau đó gieo 3 đồng xu trên 1 cái đĩa, gieo tất cả 6 lần để lập quẻ.

Kết quả gieo quẻ:

– 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
– 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
– 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
– 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Hào có vòng tròn “o” là hào dương động, hào có dấu “x” gọi là hào âm động.

Trong quẻ hào có vòng tròn “o” và hào có dấu “x” gọi là hào động. Động thì biến, dương động biến thành âm, âm động biến thành dương.

Trong một quẻ sáu hào toàn động thì toàn biến, sáu hào đều không động là không biến. Một vạch liền là “thiếu dương”, 2 vạch đứt là “thiếu âm”. Vòng tròn “o” là “lão dương” chủ về việc quá khứ, dấu “x” là “lão âm” chủ về việc tương lai. Vòng tròn “o” là hào động, dấu “x” là hào biến. Dưới đây là 1 quẻ làm ví dụ:

Thứ tự quẻ theo các lần sắp xếp từ dưới lên:

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Lúc xếp hào thì xếp từ dưới lên trên. Lúc xếp tên quẻ thì lại xếp từ trên xuống dưới. Quẻ này có quẻ nội là Chấn, quẻ ngoại là Đoài, là kim trên, mộc dưới, là quẻ “Trạch lôi tùy”.

Quẻ ngoại: Đoài vi trạch.
Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp: Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Quẻ nội: Chấn vi lôi.
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Người xưa trong thực tiễn dự đoán đã phát hiện bát quái và ngũ hành có quan hệ mật thiết với nhau.

Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn đã tổng kết ra các thuộc tính của các quẻ trong 8 cung, đồng thời phát hiện ra 6 hào của mỗi quẻ lại có thuộc tính với ngũ hành của nó và hàm chứa một thông tin nào đó, gọi là “tượng hào”.

Để cung cấp cho độc giả tham khảo, dưới đây xin giới thiệu ý nghĩa của từng quẻ Dịch trong 64 quẻ Dịch, và ý nghĩa của từng tượng hào trong mỗi quẻ Dịch.

Quẻ 32 :|||:: Lôi Phong Hằng (恆 héng)

Quẻ Lôi Phong Hằng, đồ hình :|||:: còn gọi là quẻ Hằng (恆 heng2), là quẻ thứ 32 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☴ (:|| 巽 xun4) Tốn hay Gió (風) và Ngoại quái là ☳ (|:: 震 zhen4) Chấn hay Sấm (雷).

Giải nghĩa: Cửu dã. Trường cửu. Lâu dài, chậm chạp, đạo lâu bền như vợ chồng, kéo dài câu chuyện, thâm giao, nghĩa cố tri, xưa, cũ.

Ở đầu quẻ Hàm, đã nói tại sao sau quẻ Hàm (trai gái cảm nhau) tiếp tới quẻ Hằng (đạo vợ chồng có tính cách lâu dài). Hàm: trên là Chấn trưởng na, dưới là Tốn, trưởng nữ chồng trên, vợ dưới ,rất hợp đạo, thì tất được lâu dài.

Thoán từ :
恆: 亨, 无咎; 利貞, 利有攸往.
Hằng: Hanh, vô cữu; lợi trinh, lợi hữu du vãng.
Dịch: Lâu dài thì hanh thông, không có lỗi; giữ được chính đạo thì có lợi, tiến hành việc gì cũng thành công.

Thoán truyện giảng: Cương (Chấn) ở trên, nhu (Tốn) ở dưới, sấm gió giúp sức nhau, Chấn động trước, Tốn theo sau, thế là thuận đạo. Lại thêm ba hào âm đều ứng với ba hào dương, cũng là nghĩa thuận nữa, cả hai bên đều giữ được đạo chính lâu dài.

Hào từ:

1
初六: 浚恆, 貞凶, 无攸利.
Sơ lục: tuấn hằng, trinh hung, vô du lợi.
Dịch: Hào 1, âm: Quá mong được thân mật lâu dài; cứ quyết (trinh) như vậy, không chịu bỏ thì xấu, không làm gì được thuận lợi cả.

Giảng: Hào 1 ứng với hào 4, nhưng địa vị mình quá thấp, địa vị 4 quá cao, mà 4 là dương cương, chỉ trông lên không ngó xuống mình; lại thêm có 2 hào 2 và 3 ngăn cách vậy mà không biết phận cứ tiến sâu (tuấn là sâu), mong được thân mật lâu dài, keo sơn với 4, thành ra ngu. Cứ kiên cố giữ cách ấy thì xấu.

2.
九二: 悔亡.
Cửu nhị: hối vong.
Dịch: Hào 2, dương: hối hận tiêu hết.

Giảng: Hào này dương cương ở vị âm, đáng lẽ có hối hận, nhưng vì đắc trung lại ứng với hào 5 cũng đắc trung, thế là giữ được đạo trung, nên không có gì hối hận.

3.
九三: 不恆其德, 或承之羞, 貞吝.
Cửu tam: Bất hằng kì đức, hoặc thừa chi tu, trinh lận.
Dịch: Hào 3, dương : không thường giữ được cái đức của mình, có khi bị xấu hổ, dù chính đáng cũng đáng tiếc.

Giảng: Hào dương ở vị dương là đắc chính, nếu thường giữ được đức “chính” đó thì tốt; nhưng vì quá cương mà bất đắc trung, lại theo đòi với hào trên cùng âm nhu, thế là bỏ cái đức chính của mình, muốn kết bạn với hào trên cùng, chưa biết chừng bị xấu hổ đấy. Vậy 3 tuy “ chính “ đấy, chỉ vì không thường giữ được đức đó, thì tuy chính mà vẫn đáng tiếc.

4.
九四: 田无禽.
Cửu tứ: Điền vô cầm.
Dịch: Hào 4, dương : như đi săn mà không được cầm thú.

Giảng: Hào dương mà ở vị âm, là không phải chỗ của mình mà cứ ở lâu chỗ đó, vì trong quẻ Hằng thì chẳng nên việc gì, chỉ mất công thôi, như đi săn mà không bắt được cầm thú.

5.
六五: 恆其德, 貞. 婦人吉, 夫子凶.
Lục ngũ: Hằng kỳ đức, trinh. Phụ nhân cát, phu tử hung.
Dịch : Hào 5, âm: giữ được thường (lâu) đức của mình, bền mà chính. Đàn bà thì tốt, đàn ông thì xấu.

Giảng: Hào 5, âm nhu, đắc trung, ứng với hào 2 dương cương cũng đắc trung, nếu cứ thuận tòng từ trước tới sau thì là bền mà chính đáng. Nhưng đó chỉ là đạo của đàn bà như hào 5, âm này thôi; không hợp với đàn ông, vì theo quan niệm thời xưa, phu xướng phụ tùy.

Tiểu tượng truyện giảng thêm, đàn ông phải tìm ra cái gì đáng làm thì làm (phu tử chế nghĩa), chứ cứ một mực theo vợ thì xấu.

6.
上六: 振恆, 凶.
Thượng lục: chấn hằng, hung.
Dịch: Hào trên cùng, âm: cử động hoài, không chịu yên thì xấu.

Giảng: Ở trên cùng quẻ Hằng và ngoại quái Chấn, cho nên nói là ham động quá, lại âm nhu, không bền chí, ở yên không được sẽ thất bại.

Quẻ này quan trọng ở hào 5: đạo phu xướng phụ tùy của Trung Hoa thời xưa. Một lời khuyên là theo lý mà làm, đừng hành động càn.(st)

Xem
Âm dương tạp luậnDịch lý chiêm đoánGóc tổng hợpThư giãnTrải nghiệm cuộc sống

Ý nghĩa của 64 quẻ Dịch. Quẻ 31: Trạch Sơn Hàm

dịch lý – phong thủy trọng hùng

Mỗi khi hữu sự, muốn biết sự việc tốt hay xấu thế nào, thì người xưa thường xem quẻ Dịch để nhận được câu trả lời từ quẻ Dịch qua phương pháp đoán theo sáu hào. Phương pháp gieo quẻ cụ thể như sau:

dịch lý - phong thủy trọng hùng
dịch lý – phong thủy trọng hùng

Dùng ba đồng tiền cổ, thường là những đồng xu bằng đồng, và quy ước: 1 mặt có chữ là mặt dương, 1 mặt không có chữ là mặt âm. Úp 3 đồng tiền vào giửa 2 lòng bàn tay trong vòng vài phút và suy nghĩ tới việc mình muốn hỏi.

Khi dùng 3 đồng tiền bỏ vào lòng bàn tay, úp 2 tay lại để im trong vài phút làm cho từ trường của đồng tiền và từ trường của con người liên thông với nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, bất cứ việc gì có liên quan cũng làm ta xúc cảm. Xúc cảm thì sẽ phát ra thông tin, nên chỉ cần ở trong lòng chăm chú nghĩ về việc mình dự đoán, đó gọi là tập trung ý niệm, sẽ phát tin tức ra ngoài.

Chỉ khi ý niệm của người xin đoán tập trung thì đồng tiền mới thông qua phản hồi thông tin để phản ánh một cách chính xác trung thực qua mặt sấp, mặt ngửa của nó.

Khi gieo quẻ cần tìm chỗ yên tinh, thành tâm, quần áo chỉnh tề, tập trung vào câu cần hỏi, nắm 3 đồng xu trong lòng 2 bàn tay chừng vài phút cho tinh thần tập trung thanh thản chuyên nhất vào câu hỏi, sau đó gieo 3 đồng xu trên 1 cái đĩa, gieo tất cả 6 lần để lập quẻ.

Kết quả gieo quẻ:

– 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
– 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
– 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
– 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Hào có vòng tròn “o” là hào dương động, hào có dấu “x” gọi là hào âm động.

Trong quẻ hào có vòng tròn “o” và hào có dấu “x” gọi là hào động. Động thì biến, dương động biến thành âm, âm động biến thành dương.

Trong một quẻ sáu hào toàn động thì toàn biến, sáu hào đều không động là không biến. Một vạch liền là “thiếu dương”, 2 vạch đứt là “thiếu âm”. Vòng tròn “o” là “lão dương” chủ về việc quá khứ, dấu “x” là “lão âm” chủ về việc tương lai. Vòng tròn “o” là hào động, dấu “x” là hào biến. Dưới đây là 1 quẻ làm ví dụ:

Thứ tự quẻ theo các lần sắp xếp từ dưới lên:

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Lúc xếp hào thì xếp từ dưới lên trên. Lúc xếp tên quẻ thì lại xếp từ trên xuống dưới. Quẻ này có quẻ nội là Chấn, quẻ ngoại là Đoài, là kim trên, mộc dưới, là quẻ “Trạch lôi tùy”.

Quẻ ngoại: Đoài vi trạch.
Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp: Hào dương một vạch liền : ———
Lần 4: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Quẻ nội: Chấn vi lôi.
Lần 3: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o

Người xưa trong thực tiễn dự đoán đã phát hiện bát quái và ngũ hành có quan hệ mật thiết với nhau.

Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn đã tổng kết ra các thuộc tính của các quẻ trong 8 cung, đồng thời phát hiện ra 6 hào của mỗi quẻ lại có thuộc tính với ngũ hành của nó và hàm chứa một thông tin nào đó, gọi là “tượng hào”.

Để cung cấp cho độc giả tham khảo, dưới đây xin giới thiệu ý nghĩa của từng quẻ Dịch trong 64 quẻ Dịch, và ý nghĩa của từng tượng hào trong mỗi quẻ Dịch.

Quẻ 31 ::|||: Trạch Sơn Hàm (咸 xián)

Quẻ Trạch Sơn Hàm, đồ hình ::|||: còn gọi là quẻ Hàm (咸 xian2), là quẻ thứ 31 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山) và Ngoại quái là ☱ (||: 兌 dui4) Đoài hay Đầm (澤).

Giải nghĩa: Cảm dã. Thụ cảm. Cảm xúc, thọ nhận, cảm ứng, nghĩ đến, nghe thấy, xúc động. Nam nữ giao cảm chi tượng: tượng nam nữ có tình ý, tình yêu.

Kinh thượng bắt đầu bằng hai quẻ Càn Khôn: trời, đất. Có trời đất rồi mới có vạn vật, có vạn vật rồi mới có nam, nữ; có nam nữ rồi mới thành vợ chồng, có cha con, vua tôi, trên dưới, lễ nghĩa.

Cho nên đầu kinh thượng là Càn, Khôn, nói về vũ trụ; đầu kinh hạ là Hàm, Hằng, nói về nhân sự. Hàm là trai gái cảm nhau. Hằng là vợ chồng ăn ở với nhau được lâu dài.

Thoán từ:
咸: 亨, 利貞, 取女吉.
Hàm: Hanh, lợi trinh, thú nữ cát.
Dịch: giao cảm thì hanh thông, giữ đạo chính thì lợi, lấy con gái thì tốt.

Giảng: đoài là thiếu nữ ở trên, Cấn là thiếu nam ở dưới (1). Cảm nhau thân thiết không gì bằng thiếu nam, thiếu nữ. Cảm nhau thì tất hanh thông.

Thiếu nữ ở trên, thiếu nam phải hạ mình xuống cạnh thiếu nữ; hồi mới gặp nhau thì phải vậy; chứ nếu thiếu nữ cầu cạnh thiếu nam thì là bất chính, không tốt. Cho nên thoán từ bảo phải giữ đạo chính mới có lợi. Hai bên giữ đạo chính cả thì cưới vợ chắc tốt lành.

Hàm 咸 khác cảm 感 ở điểm: Cảm có chữ Tâm 心 là lòng, hàm thì không. Hàm là tự nhiên hai bên tương hợp, rồi cảm nhau, không có tư ý, không vì một lẽ nào khác, phải hư tâm (trống rỗng trong lòng) .

Đại tượng truyện khuyên: “dĩ hư tâm thụ nhân”. Như trên núi có chỗ trũng xuống (hư) để nước đọng lại mà thành cái chằm.
Hư tâm thì lòng được tĩnh, như cái núi (nội quái là Cấn), mà vui như tính của cái chằm (ngoại quái là Đoài) (chỉ nhi duyệt; lời Thoán truyện); muốn giữ được lòng tĩnh thì phải “khắc kỉ phục lễ” tự chủ được mình mà giữ lễ.

Tóm lại, Thoán từ cho rằng trai gái cảm nhau phải chân thành, tự nhiên, vì nết, vì tài thì mới tốt; mà khi cảm nhau rồi phải tự chủ, giữ lễ, đừng để đến nỗi hóa ra bất chánh.

Coi đạo âm dương giao cảm mà sinh hóa vạn vật, thánh nhân chí thành mà cảm được thiên hạ, thì thấy được chân tình của thiên địa, vạn vật. Đạo cảm nhau quả là quan trọng.

Hào từ:

1
初六: 咸其拇.
Sơ lục: Hàm kì mẫu.
Dịch: Hào 1, âm: Như cảm ngón chân cái.

Giảng: Hào từ lấy thân người làm thí dụ. Hào 1 ở dưới cùng. Nó ứng với hào 4, thấp mà cảm với trên cao, sức cảm còn nhỏ, chưa động được lòng người, mới hơi động được ngón chân thôi. Không khen cũng không chê.

2.
六二: 咸其腓, 凶; 居吉.
Lục nhị: Hàm kì phì, hung; cư cát.
Dịch: Hào 2, âm: Cảm được bắp chân, xấu; ở yên thì tốt.

Giảng: Hào 2, cao hơn một chút, ví như bắp chân. Nó ứng với hào 5, nhưng nó là âm, phận gái, mà còn ở dưới thấp, nếu nóng lòng cầu thân với 5 thì xấu. Nó nên giữ nết trung chính (vì là hào 2 đắc trung, đắc chính) của nó thì mới tốt, như vậy mới hợp đạo lý.

Thoán truyện bảo: quẻ Hàm này, hễ tĩnh thì tốt; cho nên hào 2 này khuyên không nên động.

3.
九三: 咸其股, 執其隨, 往吝.
Cửu tam: Hàm kì cổ, chấp kì tùy, vãng lận.
Dịch: Hào 3, dương : cảm được tới đùi, chỉ muốn theo người, cứ như vậy mà tíến thì xấu.

Giảng: Hào này ở trên cùng nội quái, nên ví với bắp đùi. Nó là dương cương, ham tiến, muốn theo hào 4 cũng dương cương ở trên nó; trong thời Hàm, nên tĩnh mà nó động, lại động theo người nữa, đáng chê.

4.
九四: 貞吉悔亡; 憧憧往來, 朋從爾思.
Cửu tứ: Trinh cát hối vong; đồng đồng vãng lai, bằng tòng nhĩ tư.
Dịch: Hào 4, dương: hễ chính đáng thì tốt, mà mất hết những điều đáng ăn năn. Nhược bằng nếu lăng xăng tính toán có qua có lại với nhau thì những người qua lại với anh chỉ là những người anh nghĩ tới mà thôi (ý nói: số bạn không đông, đoàn thể không lớn).

Giảng: Hào này đã lên ngoại quái, dương cương, lại ở quẻ đoài (vui vẻ), tức là có tình hoà duyệt, nặng về cảm tính, cho nên ví với trái tim (tấm lòng). Tình cảm phải chính đáng, chí công vô tư, như vậy mới tốt, không phải ăn năn. Nếu có óc tính toán, tốt với người để mong người tốt lại với mình, có đi có lại thì số bạn không được đông.

Theo Hệ từ truyện, Chương V, Khổng tử giảng hào này rất kỷ:

“ Đạo lý trong thiên hạ, cần gì phải ngẫm nghĩ bằng ý riêng, tính toán bằng mẹo vặt, vì thiên hạ đường đi tuy khác nhau mà qui kết thì ý như nhau: tính toán trăm lối mà cuối cùng chỉ tóm vào một lẽ (lẽ đó là có cảm thì có ứng, ứng lại gây ra cảm) cần gì phải ngẫm nghĩ bằng ý riêng, tính toán bằng mẹo vặt. . .”

5.
九五: 咸其脢, 无悔.
Cửu ngũ: Cảm kì mỗi, vô hối.
Dịch: Hào 5, dương : Cảm tới bắp thịt ở trên lưng, không hối hận.

Giảng: Bắp thịt ở trên lưng, cao hơn tim (hay lòng) mà trái với tim, không cảm được vật. Không cảm được vật mà cũng không có tư tâm, tư ý, nên cũng không có gì hối hận. Có lẽ vì hào 5 này dương cương, ở vị rất cao, trung, chính, cách biệt dân chúng quá, cho nên Chu Hi bảo là “không cảm được vật” chẳng?

6.
上六: 咸其輔, 頰, 舌.
Thượng lục: Hàm kì phụ, giáp , thiệt.
Dịch: Hào trên cùng, âm: Cảm người bằng mép, má, lưỡi.

Giảng: Hào này ở trên cùng Hàm, nên ví với mép, má, lưỡi. Nó là âm nhu ở trong ngoại quái Đoài (vui vẻ), ham cảm người ta bằng miệng lưỡi, không thành thực. Chẳng cần nói cũng biết là đáng chê rồi.

Đạo cảm người phải chí thành, tự nhiên, không dùng trí tính toán, nhưng cũng không nên có tư ý, tư tâm.(st)

Xem
1 2 3 5
Trang 1 / 5