close

Bát tự

Bát tựGóc tổng hợpTrải nghiệm cuộc sống

Xem bát tự để làm gì?

xem bát tự – phong thủy trọng hùng

Bát tự còn gọi là tứ trụ là bộ môn khoa học nghiên cứu về chu kỳ thịnh suy, cách khắc chế sinh hóa của ngũ hành…

Đây là một hệ thống lý luận dự đoán vận mệnh con người hoặc hiện tượng thiên nhiên. Xem bát tự được hình thành dựa trên những số liệu thống kê qua cả ngàn năm.

Môn mệnh lý học ưu việt

xem bát tự - phong thủy trọng hùng
xem bát tự – phong thủy trọng hùng

Xem bát tự được coi là mộ bí quyết thành công trong cuộc sống

Nếu trong phong thủy người ta nghiên cứu về tổ chức không gian, bài trí vật dụng… giúp người xem biết cách tiếp cận nguồn sinh khí, hạn chế sát khí… thì việc xem bát tự lại chú trọng đến cung vị và các yếu tố tương khắc về ngũ hành, sinh khắc của thiên can. Có thể nói nôm na, bát tự dùng phương pháp cân bằng ngũ hành để bổ sung cho những người thiếu ngũ hành như thiếu mộc, thiếu hỏa, thiếu kim hay thiếu thủy nhằm cải vận cho vận trình cuộc đời mang lại hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.

Dự đoán những sự việc sẽ xảy ra trong cuộc sống

Đã trải qua hàng ngàn năm, xem bát tự giúp người ứng dụng dự đoán phần nào những sự việc sẽ xảy ra trong cuộc sống hàng ngày như: sự nghiệp, hôn nhân, thời tiết… nhằm đem đến những thuận lợi trong cuộc sống.

xem bát tự - phong thủy trọng hùng
xem bát tự – phong thủy trọng hùng

Bát tự giúp dự đoán được những sự việc sẽ xảy ra

Bát tự chú trọng đến cung vị, cung cấp những tri thức để người dùng qua ngày tháng năm sinh biết được những chỗ thừa, chỗ thiếu để tìm ra những yếu tố giúp cân bằng sự thiếu hụt đó. Xem bát tự cũng cho biết thời vận tốt hay xấu để người dùng sự đoán trước vận mình để tìm những yếu tố hợp lý để cải vận.

Tuy vậy, xem bát tự không phải là việc mê tín. Theo số liệu thống kê không chính thức tại nhiều nước trên thế giới, 70% thành công trong kinh doanh của những người trong giới doanh nhân chân Á có đóng góp không nhỏ của nghệ thuật bài trí theo phong thủy và bát tự.

Trong giới doanh nhân, nhu cầu của họ về xem bát tự cũng rất cao. Nhờ có những kiến thức về bát tự – tứ trụ nên họ biết được điểm mạnh, điểm yếu, những ưu nhược điểm của bản thân để định lượng được phương pháp cải tạo vận mệnh mà người ta còn gọi là thuật cải vận.

Việc xem bát tự dựa vào những yếu tố thiên khắc địa xung cũng dự đoán được đa số các mặt quan trọng trong đời sống như: hôn nhân, giàu nghèo, sang hèn, thăng quan tiến chức, thọ yểu hay tai nạn, bệnh tật, tai họa hay phá sản…(st)

Xem
Bát tựGóc tổng hợpPhong ThủyTrải nghiệm cuộc sống

Tứ trụ bát tự là gì?

Bát tự – phong thủy trọng hùng

Xem Tứ trụ Bát tự là cách xem thông qua luận giải các dữ liệu trong 4 cột thời gian (năm, tháng, ngày, giờ sinh) theo lịch Can Chi. Trong từng cột thời gian, người ta an (ghi) các dữ liệu là các Thần trong Thập thần, an Cát tinh và Hung tinh, các mức độ phát vượng hay thịnh suy của vòng Trường sinh vào các Thiên Can của năm, tháng, ngày, giờ sinh… để luận đoán. Để có cách nhìn tổng thể vận trình một đời người, người ta còn xác định Mệnh cung, Cách cục, Đại vận, Tiểu vận, sự Hợp, Xung, Hình, Hại của các Can Chi có trong dữ liệu thời gian sinh và tìm Dụng thần…

Bát tự - phong thủy trọng hùng
Bát tự – phong thủy trọng hùng

1. Các bước tiến hành dự báo

Khi dự báo, người ta thường tiến hành qua các bước sau đây:

Thứ nhất: lập sơ đồ 4 cột thời gian sinh (tứ trụ): cột Năm, cột Tháng, cột Ngày, cột Giờ sinh, lấy cột Ngày sinh làm Nhật chủ (Nhật chủ = thân Mệnh của người được dự báo).

An Thập Thần (10 Thần) vào từng cột thời gian, bằng cách:

– Thông qua hàng Can của Năm, Tháng, Giờ sinh (cột ngày không tính vì đã được chọn làm Nhật chủ).

– Thông qua hàng Can mà địa Chi của năm tháng ngày giờ sinh tàng chứa (xem địa Chi tàng Can hay nhân nguyên).

Trong tự xem Tứ trụ Bát tự, mỗi một Thiên Can tàng chứa một Thần. Như vậy 3 Can: năm, tháng, giờ sinh của một người ứng với 3 Thần (Can ngày là Nhật chủ nên không tính). Mỗi một Địa Chi của 4 thời sinh đều tàng chứa 1 hoặc 2 hay đến 3 Thiên Can, và từ các Thiên Can này lại xác định được nhóm các Thần trong Thập Thần.

Để tìm các thần ứng với một cột thời gian sinh, người xưa lấy Can ngày sinh đối chiếu với 3 hàng Can của năm, tháng, giờ sinh để xác định các Thần trong Thập thần. Sau đó từ các Địa Chi của năm, tháng, ngày, giờ sinh mà xác định các Can hàm chứa trong đó, lại từ các Can này mà xác định các Thần trong Thập Thần. Các Thần được tìm ra được ghi vào 4 cột thời gian.

Để tiện theo dõi cách lập sơ đồ luận giải, xin nêu ra đây hai cơ sở cơ bản nhất khi dự báo theo Tứ trụ Bát tự:

Bảng Thiên Can Ngày sinh (Nhật chủ) tương ứng với 10 Thần (1):

Bát tự - phong thủy trọng hùng
Bát tự – phong thủy trọng hùng

Ví dụ: người sinh năm Mậu Dần, tháng Giáp Tý, Ngày Bính Tý, giờ Canh Dần.

Theo cách trên ta làm như sau: lập 4 cột thời gian, sau đó an Thập thần vào từng cột thời gian bằng cách:

Đầu tiên: lấy can ngày sinh là Bính làm Nhật chủ, đối chiếu với bảng (1) như: Bính với Mậu năm có Thực thần, Bính với Giáp tháng có Thiên ấn, Bính với Canh giờ có Thiên tài. Ta ghi các dữ liệu này vào từng cột thời gian tương ứng.

Tiếp theo: an các Thần có từ hàng Chi, đối chiếu với bảng (2). Ta thấy Dần (năm) chứa: Giáp, Bính, Mậu, lấy Bính (bảng 1) Nhật chủ đối chiếu với: Giáp có Thiên ấn; Bính có Tỷ kiên; Mậu có Thực thần, ghi 3 Thần này vào cột năm.

Tý (tháng) chứa Quý, lấy Bính Nhật chủ đối chiếu với Quý, ta có Chính quan, ghi vào cột tháng.

Tý (ngày sinh) chứa Quý, tương tự lấy Bính Nhật chủ đối chiếu với Quý ta có Chính quan ở cột thời gian.

Dần (giờ sinh) chứa Giáp, Bính, Mậu, tương tự lấy Bính Nhật chủ đối chiếu với các 3 can này, ta có: Thiên ấn, Tỷ kiên, Thực thần ở cột thời gian giờ.

Để xem Tứ trụ một cách chi tiết hơn nữa, người xem cần tiến hành tiếp các bước sau đây:

Thứ hai: xác định Đại vận và tìm Tiểu vận.

Thứ ba: tìm Mệnh cung.

Thứ tư: xác định Cách cục.

Thứ năm: an vòng thiên Can: Trường sinh, Đế vượng, Suy…Bệnh, Mộ…Thai, Dưỡng vào 4 cột thời gian để luận bàn.

Thú sáu: an Không vong và các Thần Sát nêu có vào 4 cột thời gian để luận bàn.

Thứ bảy: xem xét các Chi ở các mức độ: Hợp, Xung, Hình, Hại, Phá… để luận bàn.

Thứ tám: tìm Nguyên cục (lượng) Ngũ hành trong toàn thể 4 cột thời gian để xem mức độ cân bằng hay thiên lệch của các thuộc tính ngũ hành trong tứ trụ mà luận bàn.

Thứ chín: xác định Dụng thần để tự “điều chỉnh” bản thân qua lôgíc cuộc sống, sao cho tốt đẹp lên, hoặc hoá giải cái xấu thành cái tốt.

Thứ mười: luận giải tổng thể một diễn trình cuộc đời qua 9 dữ liệu được xác định như nêu trên.

Trong một số trường hợp chỉ cần biết khái quát sơ bộ cuộc đời của bản thân, bạn đọc chỉ cần lập ra sơ đồ 4 cột thời gian sinh của mình, sau đó: an các Thần trong 10 Thân nếu có: an Hợp Xung của Can và Chi thời sinh; an Không vong, Hình, Hại, Xung, Phá và các Thần và Sát; an các sao trong vòng Trường sinh, tìm Nguyên cục Ngũ hành… sau đó luận bàn là đủ.

2. Ví dụ lập sơ đồ dự báo khi tự xem tứ trụ

Ví dụ: nữ sinh năm Bính Tý, ngày 20 tháng Giêng âm lịch (Giáp Tý), giờ Đinh Mão (từ 5h-7h).

Trong ví dụ này, bảng 4 cột thời gian với các Thần sát, các Thần trong 10 Thần, vòng Trường sinh tương tự như của người nam Bính Tý trên (vì cùng giống nhau năm, tháng, ngày, giờ sinh), nhưng đây là Dương nữ, nên tiểu vận nghịch hành, như 1 tuổi là Bính Dần, 2 tuổi là Ất Sửu, 3 tuổi là Giáp Tý…. Về đại vận như sau:

Bát tự - phong thủy trọng hùng
Bát tự – phong thủy trọng hùng

Ví dụ : nam sinh năm Giáp Thìn, tháng Giáp Tuất, ngày Quý Sửu, giờ Nhâm Tý.

Theo cách tính trên, lấy Quý Sửu làm Nhật chủ, sắp xếp thành 4 cột thời gian, bước đầu tìm Thần qua 3 Can năm tháng giờ như:

Lấy Quý Nhật chủ đối chiếu (bảng 1) với Giáp năm có: Thương quan; với Giáp tháng cũng có Thương quan; với Nhâm giờ có Kiếp tài, ghi các dữ liệu trên theo các cột thời gian tương ứng.

Tìm Can tàng chứa trong các Chi năm tháng ngày giờ, như: Chi Thìn năm chứa: Ất, Quý, Mậu àlấy Quý Nhật chủ đối chiếu với Ất ta có Thực thần; với Mậu ta có Chính quan; với Quý ta có Tỷ kiên, các dữ liệu này ghi vào cột năm.

Chi Tuất tháng chứa Tân, Đinh, Mậu là ta lấy Quý Nhật chủ đối chiếu với Mậu ta có Chính quan, với Đinh ta có Thiên tài, với Tân ta có Thiên ấn, ghi các dữ liệu này vào cột giờ.

Chi Sửu ngày chứa Quý, Tân, Kỷ là ta lấy Quý Nhật chủ đối chiếu với Kỷ ta có Thất sát, với Tân ta có Thiên ấn, với Quý ta có Tỷ kiên, ghi các dữ liệu này vào cột ngày.

Chi Tý giờ chứa Quý àta lấy Quý nhật chủ đối chiếu với Quý ta có Tỷ kiên, ghi dữ liệu này vào cột giờ.

An vòng Trường sinh: như ghi trong từng cột. Tổng hợp lại, ta có sơ đồ dự báo ban đầu như sau:

Bát tự - phong thủy trọng hùng
Bát tự – phong thủy trọng hùng

(st)

 

Xem
Âm dương tạp luậnBát tựBlog phong thủyDịch lý chiêm đoánGóc tổng hợpThư việnTra năm tuổi tổng hợpTrải nghiệm cuộc sốngTử vi lý số

Xem ngày

Xem ngày tốt xấu – Phong thủy Trọng Hùng

Xem ngày là một việc hết sức quan trọng cho chúng ta…nó là một thông số đặc biệt tượng trưng âm dương điều hòa. Xem ngày có rất nhiều hình thức để xem cho đúng cách…riêng Nhà phong thủy Trọng Hùng Fengshui thì có cách xem kỳ cực thâm sâu hơn.

Xem ngày tốt xấu - Phong thủy Trọng Hùng
Xem ngày tốt xấu – Phong thủy Trọng Hùng

Bước đầu tiên khi gia chủ muốn xem ngày giờ để làm cho những việc quan trọng như: xem ngày động thổ, xem ngày nhập trạch, xem ngày khai trương, xem ngày xuất hành, xem ngày tân gia, xem ngày đám cưới, xem ngày tẩm lịm, xem ngày đám hỏi và nhiều hình thức xem ngày những việc cần thiết … thì bước đầu tiên thì chúng ta nên tránh ngày giờ có kỵ tuổi gia chủ …nhất là không phạm thiên can địa chi và hào động giờ tốt theo kinh dịch cho phù hợp với tuổi gia chủ.

Nhưng cái quan trọng nhất khi xem ngày xong là phải khế hợp với giờ động quẻ theo kinh dịch. Xem động quẻ đó đang ứng với quẻ gì…? tốt hay xấu…? việc này hết sức cẩn trọng và vô cùng thâm sâu.

Khi chọn xong ngày giờ thì phải biết cách chuẩn bị như thế nào cho ứng hợp…với chủ gia.

Hỏi: Việc xem ngày cho những sự việc tác hành đa số người ta rất sợ ngày Tam nương. Vậy xin hỏi Thầy phong thủy Trọng Hùng điều này có nguy hiểm không?

Trả lời: Thật sự không có gì nguy hiểm…mà là rất tốt hơn nữa…là vì xưa kia Vua chúa ưa chọn ngày giờ này là giờ tốt để xuất hành…khi vậy, ưa cấm dân làng không được đi trùng vào giờ ngày này. Ngày giờ này khi vua chúa đi qua, vô tình dân thấy vua là phải cúi đầu quỳ xuống úp mặt xuống đất…khi vua chúa đi qua thì mới ngưởng mặt lên. Do vậy riêng phong thủy Trọng Hùng không xem những ngày mùng 3, mùng 7, 13, 18, 22, và 27 trong mỗi tháng Âm lịch là ngày xấu và kỵ…điều quan trọng nhất là xem kỹ Thiên can và động hào của quẻ giờ là cực kỳ quan trọng cho chúng ta.

Có những thuyết nói về ý nghĩa của ngày Tam nương như sau:

Ngày tam nương (tam nương nhật) theo tín ngưỡng dân gian Trung Quốc là những ngày rất xấu. Do đó, mỗi khi khởi sự làm một việc quan trọng (như khai trương, xuất hành, cưới hỏi, sửa chữa hay cất nhà, v.v…) để khỏi chuốc lấy thất bại, phải tránh khởi sự vào các ngày tam nương, gồm ngày mùng 3, mùng 7, 13, 18, 22, và 27 trong mỗi tháng Âm lịch.

Tam nương là “ba người đàn bà”. Theo dân gian Trung Quốc, tam nương gồm ba nàng Muội Hỉ, Đát Kỷ và Bao Tự. Hầu hết sách sử Trung Quốc đều kết tội ba giai nhân tuyệt sắc này là nguyên nhân làm sụp đổ ba triều đại Hạ, Thương, Tây Chu trước Công nguyên (TCN). Các sử gia đều phỏng chừng ba sự kiện “tan nhà đổ nước” này lần lượt xảy ra trong các năm như sau:

  1. Muội Hỉ mê hoặc vua Kiệt (tức Lý Quý , cai trị? – 1600 TCN), làm sụp đổ nhà Hạ (khoảng 2100 TCN – 1600 TCN).
  2. Đát Kỷ (người Việt quen gọi Đắc Kỷ) mê hoặc vua Trụ (tức Đế Tân , cai trị khoảng 1154 TCN – 1066 TCN), làm sụp đổ nhà Thương (khoảng 1600 TCN – 1066 TCN). Huyền thoại đề quyết nàng Đát Kỷ là con cáo cái thành tinh (hồ ly tinh), có phép hoá ra mỹ nhân.
  3. Bao Tự (?-771 TCN) mê hoặc vua U vương (tức Cơ Cung Niết , cai trị 781 TCN – 771 TCN), làm sụp đổ nhà Tây Chu (khoảng 1066 TCN – 771 TCN). Vua U vương chưa bao giờ thấy Bao Tự cười, ra lệnh ai làm cho nàng cười sẽ được thưởng ngàn lạng vàng. Nàng thích nghe tiếng lụa bị xé, vua U vương cho xé lụa ngày đêm để nàng vui, thậm chí còn cho đốt lửa trên các hoả đài để đánh lừa các chư hầu đem quân về cứu Thiên tử nhà Chu (vua U vương).

Bao Tự đứng trên lầu cao, nhìn cảnh chư hầu mắc lỡm, cười ngặt nghẽo. Hậu quả, khi bị quân Khuyển Nhung vây khốn nguy ngập, vua U vương cho đốt lửa trên hoả đài thì các chư hầu không thèm về cứu vì đinh ninh đó là trò lừa bịp cốt làm vui lòng người đẹp.

Theo dân gian Trung Quốc, ngày tam nương là ngày ba nàng Muội Hỉ, Đát Kỷ, Bao Tự được đưa vào nội cung của ba ông vua bị mang tiếng là rất hiếu sắc, tham dâm, bạo ngược vô đạo nói trên. Nhưng vì sao chỉ có ba nàng mà lại kể ra sáu ngày nhập cung? Ngày nào liên quan tới nàng nào? Xưa nay chẳng thấy ai giải thích!

Dù là truyền thuyết, hoang tưởng nhưng tín ngưỡng dân gian lâu đời này đã truyền từ Trung Quốc sang Việt Nam, ảnh hưởng tới không ít quần chúng xưa nay. Thiếu cơ sở khoa học, thiếu bằng chứng xác thực nhưng thói thường vẫn cho rằng “có kiêng có lành”!

Hỏi: Từ những đồn thổi bài viết về Tam nương trên thì theo chuyên gia phong thủy Trọng Hùng đánh giá như thế nào?

Trả lời: Theo quan điểm của tôi thì dứt khoát không theo quan điểm này…điều quan trọng cần thiết là dựa vào Thiên can, địa chi và hào động của giờ tốt mà xem cho gia chủ khi cần…

Nếu chúng ta xem ngày giờ kỹ lưỡng…thì những công việc của bạn hết sức thuận lợi và trôi chảy..tôi khuyên các bạn nên theo dịch vụ xem ngày giờ của phong thủy Trọng Hùng Fengshui là điều hết sức cần thiết…

Xem
1 2 3 4
Trang 4 / 4