Của cải có hai loại, hoặc do khai vận kiếm được hoặc nhờ tích lũy tiết kiệm mà có. Bát tự không giữ được tiền là lá số của người dù làm ra bao nhiêu cũng không hề có tích lũy, không có tài sản lớn.
1. Tài vượng Thân nhược
Mệnh cách Tài vượng Thân nhược đa số là nhà giàu mới nổi. Nhờ gặp đúng thời cơ, có vận may mà đột nhiên phất nhanh, của cải thu về không kể hết, không phải dựa vào sự nỗ lực cần cù của bản thân hay quá trình phấn đấu lâu dài. Ví dụ như chứng khoán bất ngờ khởi sắc hay nhận được di sản thừa kế,…
Những người này có tài vận vô cùng vượng, một đêm thành đại gia nhưng bát tự không giữ được tiền, mệnh cách kỵ Kim vượng, của cải nhanh tới nhanh đi, không thể đại phú đại quý một đời được.
Sách luận mệnh có ghi rõ, Thân nhược Tài vượng là người phú bần, nói đơn giản chính là bát tự có Tài quá vượng nhưng mệnh chủ yếu, Thân vượng mới có thể thắng Tài, Thân kém quá không chịu nổi Tài thì tiền đến rồi tiền lại đi.
2. Tài nhược Sát vượng
Tài nhược Sát vượng sinh ra là người phú quý, nhận được tài sản thừa kế từ đời trước nên bản thân sinh hoạt rất thoải mái, đa số là hạnh phúc. Vì thiếu gian khổ, không dốc sức làm việc nên đa số không hiểu rằng của cải không dễ kiếm, không có năng lực kiếm tiền.
Quen giàu sang, chỉ biết tiêu tiền nhưng không biết làm ra tiền, càng ngày càng suy giảm. Đây là lý do mà tiền bạc giảm sút, tài vượng không thể lâu dài. Mệnh người thừa kế không giữ được tiền.
3. Mệnh gặp Kiếp Tài
Làm cha mẹ hầu hết đều vì con cái mà dốc sức làm việc, đặc biệt là người xuất thân từ gia đình bình thường lại càng có chí tiến thủ. Bản thân không được sung sướng nên không ngừng cưng chiều con, lấy con cái làm trung tâm cuộc sống. Kiên trì tích lũy gia sản để con kế thừa là chuyện đương nhiên.
Đời thứ hai kế thừa sản nghiệp cha mẹ, giàu có nhưng không dài lâu. Bát tự không giữ được tiền, có Kiếp Tài mất của, tuy rằng vốn không nghèo nhưng tài phú truyền tới đời mình thì không thể tụ được.
4. Thân cường Tỷ Kiếp vượng
Sách luận mệnh có câu, Thân vượng Tỷ Kiếp trùng điệp là mệnh cùng đường. Người này không những khắc thê, khổ một đời mà tiền cũng chẳng giữ được. Thân cường và Thân nhược để chỉ bát tự ngày sinh mạnh hay yếu, quá vượng không tốt mà quá nhược cũng không hay, hình thành sự mất cân bằng âm dương.
5. Tài tinh bị lộ
Tài nên giấu, giấu được thì mới dồi dào, nói cách khác là trong mệnh có Tài tinh ẩn giấu thì số sung sướng, Tài tinh lộ ra làm người hào phóng, thích tiêu tiền, không giữ được tiền. Đây là dạng bát tự thoái tài điển hình.
Người này dù có bỏ công tích lũy tài sản cũng không như ý, dễ bị lừa gạt, lấy trộm mà mất đi. Bát tự này ứng nghiệm vô cùng, người trước giàu có, sau một đêm thành trắng tay không hề hiếm.
6. Tài vượng khắc Ấn
Số mệnh có Tài là kị thần, không có duyên với tiền, đặc biệt là khi tổ hợp bát tự có Tài khắc Ấn, Thân yếu nhược. Thân vượng mới khắc được Tài, hỗ trợ cho Ấn, Thân nhược thì Tài thắng thế, khắc chế Ấn tinh, thường xuyên gặp rủi ro, sự cố dẫn tới mất tiền.
Một trường hợp khác là Tài sinh ra trong Quan Sát, Quan Sát khắc thân nên sinh tai ương, vì tham ô, nhận hội lộ bị tố cáo mà tịch thu gia sản, vướng vào vòng lao lý.
7. Chi ngày tọa Tỷ Kiếp
Bát tự có thể dự đoán số mệnh, định hướng tương lai, trong đó ngày sinh với tổ hợp thiên can địa chi chính là quan trọng nhất, có quan hệ sâu sắc nhất. Bát tự mệnh cách xem xét ngày sinh có tinh thần tương tự như ngũ hành, đại biểu là Tỷ Kiếp. Tỷ Kiếp, tên mang ý nghĩa là thoái tài, tài lộc bị cướp đi.
Nguy hiểm nhất là chi ngày tọa Kiếp tinh bởi chi ngày gần vị trí của Nhật Nguyên nhất. Nhật Nguyên đại diện cho chính mình, vị trí của chính mình bị hao tổn tài lực thì trong cuộc sống rất gian nan trong việc kiếm tiền, có tiền cũng không giữ được, lúc nào cũng thiếu thốn.
Ngày tọa Kiếp Tài là các ngày Mậu Thìn, Quý Hợi, Kỷ Mùi, Ất Mão. Nếu sinh vào những ngày này tức là phạm bát tự khó khăn về tài chính.(st)
Bài viết mang tính tham khảo.