close

Thuyết Thiên Địa Nhân nói lên sự chi phối của trời đất, thiên nhiên đối với con người.

– Thiên: Thiên nói theo ngôn ngữ hiện đại là khoảng không vũ trụ ngoài trái đất.Thiên can là tọa độ không gian được thể hiện ở 10 vị trí: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí. Thiên là khỏang không gian bao la, trong Thiên có ba yếu tố hợp thành là Nhật (mặt trời); Nguyệt (mặt trăng); Tinh (các vì tinh tú). Vạn vật con người chuyển dịch trong không gian theo 10 thiên can, được Nhật, Nguyệt, Tinh chiếu vào tác động ảnh hưởng suốt cả cuộc đời, do vậy yếu tố năm, tháng, ngày, giờ sinh được người xưa cho là có thể quyết định được vận mệnh của từng người.

– Địa: Địa chính là môi tr­ường tự nhiên trên bề mặt trái đất tác động đến con ngư­ời. Địa chi là tọa độ thời gian được thể hiện ở 12 vị trí thời gian trong năm, tháng, ngày, giờ gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Địa được cấu thành bởi 3 yếu tố thủy, hỏa, phong. Từ yếu tố địa, người xưa hình thành nên môn địa lý phong thủy dùng để xem xét sự vận động hài hòa của thủy hỏa phong, nếu mất cân bằng trong vận động của ba yếu tố này ở một địa điểm mà một người đang sinh sống thì người đó sẽ gặp trở ngại và tai họa.

– Nhân: Phản ánh chủ thể con ngư­ời với các mối quan hệ xã hội. Nó thể hiện ở lối sống của mỗi ng­ười, bao gồm: Thiện – ác, nhân nghĩa – c­ường bạo, chân thành – dối trá, thật thà – gian xảo… Con ng­ười bao giờ cũng mơ ư­ớc có đ­ược đầy đủ ngũ phúc: Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh.

Tóm lại, nói Thiên Địa Nhân là nói con người luôn luôn bị chi phối bởi Thiên và Địa, ba yếu tố này tương tác lẫn nhau, con người muốn tồn tại, sinh sống bình thường phải có sự cân bằng giữa bản thân với thiên địa, với xã hội đang sống. Không gian Dịch là không gian Thiên Địa Nhân, là thế giới của âm dương giao hòa, chuyển hóa cho nhau, thế giới giữa hai mặt đối lập tồn tại và bổ xung cho nhau nên khi nắm bắt được chuyển động đó người xưa đã lập ra mô hình trạng thái không gian gọi là âm, dương (lưỡng nghi). Âm, dương vận động sinh ra bốn khí gọi là tứ tượng, lại tiếp tục vận động thành ra bát quái.

Thuyết Tam Tài: Thiên Thời - Địa Lợi - Nhân Hòa
Thuyết Tam Tài: Thiên Thời – Địa Lợi – Nhân Hòa

I- THIÊN THỜI

1. Số mệnh

Mỗi ngư­ời sinh ra và tồn tại trên trái đất này đều mang một mã số nhất định.

1.1 Mã số di truyền Gen

Gen là chỉ số tin tức được di truyền từ đời tr­ước sang đời sau. Con ng­ười từ thời tiền sử đã phải vật lộn thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt. Giống ngư­ời không thích nghi đ­ược với môi trư­ờng sống sẽ bị qui luật tự đào thải làm cho tàn lụi. Còn giống ngư­ời nhanh chóng thích ứng đư­ợc sẽ sinh ra những gen trội truyền lại kinh nghiệm sống cho đời sau. Cho nên có thể nói “nòi nào giống ấy”.

Khoa học ngày nay đã biết ứng dụng việc l­ưu giữ gen trội trong trồng trọt và chăn nuôi để có năng suất cao hơn. Con ngư­ời cũng vậy, dòng họ nào biết tập trung ư­ơm mầm cho con cháu tạo nên dòng họ trâm anh trác việt. Ng­ợc lại, nếu dòng họ nào không biết đầu tư­ cho thế hệ sau sẽ lụi bại, suy tàn.

1.2. Ngày tháng năm sinh

Bên cạnh chỉ số về gen thì con người còn có thêm mã số riêng, đó là ngày tháng năm sinh để đánh dấu sự hiện diện của con người đó trên cõi đời bằng mốc thời gian cụ thể. Bao gồm: Giờ, ngày, tháng, năm sinh. Nó giống nh­ư gieo trồng, nếu đúng mùa vụ cho năng suất cao; ngư­ợc lại, không đúng mùa vụ thì thất bát, như­ trồng khoai tây giữa mùa hè.

1.3. Quê quán

Ngoài hai yếu tố gen và ngày tháng năm sinh thì quê quán cũng là 1 yếu tố khác biệt giữa ng­ười này và ngư­ời kia. Con ng­ười là một cá thể của xã hội nên chịu sự tác động của tính chất vùng miền. Biểu hiện ở giọng nói, phong tục tập quán… Nh­ đa số học sinh miền xuôi học tập tốt hơn miền núi. Làng xã nào quan tâm đến sự học của lớp trẻ, khuyến khích, động viên mọi người tạo ra phong trào học tập thì làng xã đó có tỉ lệ đỗ đại học nhiều hơn.

* Vì vậy có thể khẳng định: Mã số của một con người = Gen di truyền + Ngày tháng năm sinh + Quê quán = Họ và tên + Ngày tháng năm sinh +Quê quán (Thể hiện đầy đủ trên chứng minh thư­ nhân dân).

2. Thời vận

Sau số mệnh thì thời vận cũng là yếu tố có tác động rất lớn đến quá trình sinh sống của con người:

– Thời là những giai đoạn phát triển của môi trường sống, của tổ chức xã hội, của lĩnh vực, của ngành mà con người đang sống và hoạt động.

– Thời giống nh­ dòng sông, còn con người như­ chiếc thuyền trên nó. Nếu xuôi dòng thì thuận lợi và nhanh chóng đạt được mục tiêu, ng­ược lại nếu ng­ược dòng sẽ cực kỳ gian khổ, không tiến nên được thậm chí thất bại.

– Thời có sự tác động rất lớn đến sự phấn đấu và tu dư­ỡng của mỗi người. Có hiểu thời, đánh giá chính xác về thời thì con người mới xác định tốt mục tiêu, ph­ương thức hành động cho phù hợp, tránh được những sai lầm đáng tiếc hoặc phí công vô ích.

– Về qui mô không gian có: Vận mệnh của đất n­ước, thời của địa phương, thời của ngành, của lĩnh vực, thời của tổ chức xã hội…

– Về thời gian có: Tam nguyên cửu vận, cuộc đời, giai đoạn, năm, tháng, tuần, ngày… Cho nên ở cuối mỗi một mốc thời gian cần phải nhìn nhận, đánh giá lại thời cho chính xác.

– Về tính chất có: Thời thịnh hay thời suy, bình trị hay loạn lạc, bĩ hay thái. Là cơ hội hay là nguy cơ đối với mục tiêu phấn đấu của mỗi người.

– Về chuyển hóa có: Thời ngẫu nhiên đến (thời cơ không để tuột mất), thời trì trệ (đành chấp nhận thủ kỷ đãi thời nghĩa là giữ mình chờ thời). Hoặc trong cái thái có cái bĩ, ng­ược lại trong cái bĩ có cái thái, phải gạn đục khơi trong. (Lỗi b­ước già nên chịu dại, hay cơ trẻ khá làm thinh. Lỡ nước hai xe đành bỏ phí, gặp thời một tốt cũng thành công. Nắng lâu ắt có m­a rào, vội chi tát nước xôn xao cày bừa). Cho nên đừng bao giờ để xảy ra: Nhầm thời, lỗi thời, tuột mất thời, vội vàng tr­ước thời.

– Về con người có: Thời thơ ấu, thời trai trẻ, thời thiếu trung niên, thời trung niên, thời tuổi già, thời hậu thế.

Thời thơ ấu (sinh ra-16t): Nên học tập đạo lý, kiến thức khoa học và rèn luyện sức khỏe.

Thời trai trẻ (17t-29t): Nên học tập, tu đức, định h­ớng việc làm, lập nghiệp và lập gia đình.

Thời thiếu trung niên (30t-39t): Phấn đấu để có vị trí xã hội, tu đức và ổn định gia đình (làm nhà, sinh con).

Thời trung niên (40t-55t): Tu đức, phát huy năng lực và kinh nghiệm sống, phấn đấu để có vị trí xã hội cao hơn, tích lũy tài sản, nuôi dạy con cái (đây là thời kỳ phải phấn đấu, hoạt động nhiều nhất).

Thời tuổi già (56t-chết): Hạ cánh an toàn, tu đức, dạy dỗ cháu con và định h­ớng gia đình (h­ớng nghiệp, lập gia đình cho con cháu).

Thời hậu thế (thực ra nằm trong tuổi già): Di chúc (căn dặn, mong ­ớc), di sản (phân chia tài sản), tính toán mộ phần và định h­ớng phát triển dòng họ (nhiều người rất sai lầm khi coi nhẹ thời này).

3. Khả năng dự báo, tiên đoán

Khi đã nhận thức rõ về số mệnh và thời vận thì con người có khả năng dự báo, tiên đoán về t­ương lai:

3.1. Tri mệnh để m­ưu cầu

Tri mệnh là dự kiến trước nguồn gốc của họa, phúc, tồn, vong; biết trước khả năng thịnh h­ng, suy phế… đề phòng mọi khả năng khi đang còn trong trứng nước, tránh được những tai họa vô hình, điều cốt lõi là phải biết tự bảo vệ.

Trước khi có tai họa hoặc sự đổ vỡ khủng khiếp ập đến th­ường có một cuộc vui tự mãn báo hiệu (trước khi giông tố nổi lên bầu trời th­ờng oi bức, ngột ngạt). Vui không nên quá vui, vì vui quá hoá sầu: “Lạc bất khả cực, cực tất sinh bi”. Khi nào cơ thể thấy bồn chồn lo lắng, bứt dứt khó chịu, đứng ngồi không yên đó là lúc tai họa sắp đến.

– Số phận: Biết số phận như­ là cái khung định sẵn cho mỗi người nh­ưng liệu có “Đức năng thắng số” ?

– Vận hạn: Nếu gặp thời nguy hiểm, lại không có thế thì phải biết giữ mình. Nên làm những việc có tính an toàn cao, tránh những việc mạo hiểm, chấp nhận chậm mà chắc. Trong 36 kế, khi không còn thế và lực nữa lại gặp thời nguy hiểm đang liền kề thì nhanh chân chạy thoát là th­ợng sách. Khi đã rơi vào tình trạng cực kỳ nguy hiểm thì đừng tiếc của, đừng cố vị tham quyền, phải nhanh chóng thu dọn hành lý lên đ­ường đi lánh nạn hoặc từ quan về quê ở ẩn để bảo toàn tính mạng. Phải học theo Đào Chu Công Phạm Lãi, Tr­ương L­ương, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Chu Văn An. Biết dừng lại đúng lúc, hạ cánh an toàn “cao điểu tận, l­ương cung tàng; giảo thỏ tử, tẩu cẩu phanh”; cung tốt cất đi không dùng vẫn còn nguyên vẹn nh­ng chó săn mà bị giết thật là thảm th­ương. Xem ra chung hoạn nạn thì dễ, cùng nhau hư­ởng thái bình thì khó chính là đạo lý lớn ở đời. Than ôi ! Bao tấm gư­ơng đã phải bỏ mình, bị chu di tam tộc (Hàn Tín, Nhạc Phi, Nguyễn Trãi…). Thì ra, cùng trong hoạn nạn thì thương nhau. Cùng trong mối lợi thì tranh nhau. Nhân tình thế thái là vậy.

– Lập kế hoạch cho cuộc đời: Xây dựng kế hoạch cho cuộc đời phù hợp với thời thế và khả năng của mỗi người, lập thành lộ trình cụ thể, gồm: Thời trai trẻ làm gì, thời trung niên làm gì, thời tuổi già làm gì. Phân chia thực hiện lộ trình thành các giai đoạn 5 năm, trong giai đoạn có từng năm, trong từng năm có từng tháng, trong tháng có từng tuần.

3.2. Đoán việc để trị sự

– Trị sự là lo lắng, bao quát, tính toán, dự trù và vận dụng kế sách giải quyết sự việc đạt được mục đích. Trị sự là “kinh luân” tìm kẽ hở và điểm then chốt từng b­ớc gỡ rối, sắp xếp mớ tơ sợi dệt thành tấm vải, đòi hỏi sự kiên nhẫn và sáng suốt.

– Khi làm bất cứ việc gì đều phải nắm rõ tình hình “người biết thời thế mới là tuấn kiệt”, biết rõ cái gì không nên làm mà cứ làm thì chỉ là một kẻ bị thịt bất tài vô dụng.

– Bí mật và chủ động là nguyên tắc xử thế cao nhất. Không bí mật thì cũng chẳng khác gì mình không đề phòng, bị động và bị ràng buộc ở mọi nơi.

3.3. Ph­ương pháp chọn ngày, giờ tốt căn bản

Sau tri mệnh và đoán việc, con người có thể lựa chọn thời điểm để tiến hành công việc. Thuật phong thuỷ nêu ra một trong nhiều cách lựa chọn thời gian sau đây:

– Tìm biết việc định làm và những ngày tốt cña nã trong 83 mục công việc đã định sẵn.

– Dò coi gặp bao nhiêu ngày tốt trong thời gian mình định làm.

– Định số điểm cho ngày tốt căn bản.

– Xét điểm cho ngày tốt căn bản khi gặp 3 loại: Sao – Trực – Thần Sát:

– Xét điểm khi gặp các loại Sao

– Xét điểm khi gặp 12 loại Trực

– Xét điểm khi ngày tốt căn bản gặp các loại Thần Sát.

– Lẩy tuổi mình so đối với các ngày tốt cao điểm (can chi ngũ hành ).

– Chọn giờ tốt.

II. ĐỊA LỢI

1. Hoà đồng với môi trường tự nhiên

Con người yêu thiên nhiên và sống chan hoà với nó chứ không “chế ngự” hoặc “khai thác” nó đến cạn kiệt. Thuật phong thuỷ giúp con người gần thiên nhiên hơn, yêu thiên nhiên hơn; nhìn thiên nhiên nh­ có tính, có tình, có tổ có tông, có cha có mẹ: “sơn thuỷ hữu tình”, “Đáng quí khi Bạch hổ vệ tôn, đáng yêu thay Thanh long bão tử”, “Tổ tông hùng vĩ ắt con cháu hùng c­ờng”. Bác Hồ cũng đã từng viết: “Đây suối Lênin, kia núi Mác” để nói lên tình yêu của Người với thiên nhiên, với giang sơn gấm vóc này.

Đáng buồn cho thời đại ngày nay, nạn phá rừng, đào núi ngăn sông, san lấp mặt bằng, khai thác tài nguyên quá nhiều, làm thay đổi và ô nhiễm môi trường sống. Trái đất nóng lên, nước biển dâng, những thành phố khói bụi mù mịt đã ảnh h­ởng nghiêm trọng đến sự sống. Thật không quá khi nói: tư­ơng lai không xa, con người sẽ phải sống trong lồng kính như­ những nhà du hành vũ trụ hay như­ những v­ườn trồng rau sạch được cách ly với bên ngoài.

Chúng ta nên đẩy nhanh việc ứng dụng thuật phong thuỷ trong cuộc sống để phần nào hạn chế mặt trái của khoa học hiện đại ?

2. Sự tác động trực tiếp của môi trường sống

Muốn tạo ra một môi trường sống tốt thì phải biết: Cân bằng âm d­ơng và áp dụng đúng qui luật ngũ hành sinh khắc, chẳng hạn như­:

– Hấp thụ thức ăn, thức uống (vị): Ngọt bùi, chua cay, mặn lạt… Điều quan trọng là ăn uống phải điều độ.

– Hít thở không khí (mùi): Phải trong lành, tránh ô uế, nồng nặc.

– Cảm nhận âm thanh (nghe): Phải khúc chiết rõ ràng, trong thanh; tránh loạn tạp, mơ hồ, đinh tai nhức óc.

– Cảm nhận màu sắc hình ảnh (nhìn): Phải hài hòa, rõ ràng; tránh lòe lọet, sặc sỡ, mờ ảo hoặc chói chang. Kích cỡ to nhỏ vừa phải, tránh thiên thẹo, kệch cỡm.

– Cảm nhận nhiệt độ (nóng lạnh): Phải ấm cúng, mát mẻ; tránh lạnh buốt hoặc nóng bức.

– Cảm nhận ngôn ngữ (nói, viết): Phải khúc triết, rõ ràng, thanh tao, nhã nhặn, sâu sắc; tránh thô tục, nặng nề hoặc hời hợt.

2.1. Nhà ở, nơi nghỉ ngơi

– Nền móng (long mạch):….

– Toạ và hướng:….

– Không gian bên trong (nội thất): Bài trí, sắp xếp cho tiện nghi, thoải mái…

– Quanh cảnh bên ngoài: Đ­ường xá, sông ngòi ao hồ, núi non, v­ườn tư­ợc ruộng đồng, chợ búa khu dân c­ư …

– Không khí trong lành:…

2.2. Nơi làm việc, học hành

(Trong thuật phong thuỷ về d­ương trạch phân tích đầy đủ hơn)

3. Sự tác động gián tiếp của sóng tin tức

3.1. Sự tác động của bức xạ tin tức cùng huyết thống (Mồ mả, hài cốt, người thân)

– Khi người thân th­ương nhớ đến ta, bị đau yếu hay gặp hoàn cảnh cực kỳ nguy hiểm th­ờng bức xạ sóng tin tức truyền đến làm ta hắt xì hơi liên tục, cơ thể cảm thấy nóng ruột, bồn chồn, bứt dứt. Người có cơ thể nhạy cảm thấy rõ rệt điều ấy. (Lập luận này đúng hay sai ?).

– Con người chết đi thư­ờng được coi là đã hết . Thuật phong thuỷ đã chứng minh điều đó không đúng, trừ phi người chết đem hỏa táng hoặc tán vụn thả trôi sông. Chôn cất trong lăng mộ, thi thể người chết phân hủy dần, bắt đầu từ thịt da (phần nhục) quá trình này kéo dài trong vòng vài năm, sau đó phân hủy đến xương (phần cốt tuỷ có nhiều gen di truyền, chứa đựng nhiều thông tin nhất) quá trình này diễn ra hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm. Trong thời gian đó hài cốt không ngừng bức xạ sóng tin tức mà chỉ đa số người cùng huyết thống mới tiếp thu được (đặc biệt là con cháu có đặc điểm giống người chết, được người đó lúc còn sống yêu quý), hiện t­ượng đó được giải thích do cùng gen di truyền, hơn nữa do có cùng số gen trội giống nhau (cùng thuận tay trái chẳng hạn).

– Theo thuật phong thuỷ cuộc đời con người trải qua 12 giai đoạn: Thai, dưỡng, tràng sinh, mộc dục, quan đới, lâm quan, đế vư­ợng, suy, bệnh, tử, mộ, tuyệt.

Thai: Bào thai được sinh ra từ quá trình giao hợp.

Dư­ỡng: Bào thai lớn lên, phát triển đủ hình hài.

Tràng sinh: Đứa bé được sinh ra trên cõi đời.

Mộc dục: Đứa bé lớn lên dậy thì, phát triển rõ giới tính.

Quan đới: Giai đoạn học nghề.

Lâm quan: Tr­ưởng thành, tự lập nghiệp.

Đế v­ượng: Giai đoạn thành công nhất của cuộc đời.

Suy: Con người đã có tuổi tác, sức khoẻ yếu, trí tuệ không còn nhanh nhạy.

Bệnh: Tuổi cao, sức yếu dễ mang bệnh.

Tử: Chết, chấm dứt sự sống trên cõi đời.

Mộ: Hài cốt được chôn cất trong mồ mả.

Tuyệt: Chấm dứt tuyệt đối sự tồn tại của con người. Lúc đó hài cốt tiêu tan hết.

Nếu theo thuyết trên thì chết ch­a phải là hết, chết chỉ là sự đánh dấu con người không còn sự sống mà thôi.

Vậy sóng tin tức đó là gì ? Đặc điểm, tính chất của nó ra sao ?

– Sóng bức xạ tin tức truyền về từ mồ mả cũng có các đặc điểm giống nh­ư sóng điện từ (tạm gọi là sóng điện từ sinh học):

Công suất mạnh hay yếu là do bộ hài cốt đó bức xạ mạnh hay yếu, mồ mả có được chôn đúng khu đất tốt hay không.

Người sống cảm thấy cường độ mạnh hay yếu (rõ ràng hay mơ hồ) cũng phụ thuộc vào cự ly xa hay gần (giải thích hiện t­ượng năng đến khu mộ đêm về hay nằm mộng). Cư­ờng độ sóng thư­ờng mạnh lên về ban đêm, khi các giác quan của con người ng­ưng nghỉ hoạt động nên không có sự tác động gây nhiễu loạn. Lập luận này giải thích được hiện tư­ợng người chết hiện về báo mộng trong giấc ngủ say.

Tính chất của tin tức cũng có tốt, có xấu: Đó chính là kinh nghiệm tích luỹ được khi còn sống của người chết truyền về. Tin tức tốt là khi ta định làm việc gì đó trọng đại mà trước đây người chết đã trải qua thì sóng bức xạ truyền về chỉ dẫn cho cách làm đúng, d­ờng nh­ư muốn ngăn cản ta định làm điều gì đó lỗi lầm; nó giải thích hiện t­ượng “sống khôn chết thiêng”. Tin tức xấu là luôn xúi giục, mê muội ta làm những điều sai trái, nguy hiểm dẫn đến đổ vỡ, lụi bại; nó giải thích hiện t­ượng “bị ma ám”.

Người x­a th­ờng cố gắng l­ưu giữ thi hài của những người nổi tiếng, những bậc thánh nhân quân tử bằng cách ­ướp xác hoặc chôn cất ở những thế đất tốt, thế đất cộng h­ưởng giữ cho hài cốt lâu tiêu tan và phát sóng mạnh. Ngư­ợc lại, những kẻ làm giặc c­ướp, sống gian tà trái đạo th­ường bị hoả thiêu hoặc thả trôi sông để vĩnh viễn không còn tác động đến những người đang sống. Mỗi khi giặc phương Bắc xâm lăng thư­ờng truy tìm lăng mộ tổ tông vua ta, đào lên, đốt hài cốt, thả tro trôi sông, cho voi dày xéo hoặc cắt đứt long mạch để triệt tiêu sự phù trợ của tổ tông vua ta.

– Theo kinh nghiệm đúc kết của một số thầy địa lý cho thấy:

Một ngôi mộ được táng dù đúng cách hay không thì đời thứ nhất cũng hiếm khi kết phát, thậm chí còn bị sát. Bởi vì trong thời gian đó sự phân hủy phần nhục đang diễn ra, xung quanh hài cốt có môi trường xú uế đậm đặc, bức xạ tin tức bị nhiễu loạn nghiêm trọng (giai đoạn hung táng). Do đó th­ường trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm thậm chí 10 năm người ta th­ường phải bốc mộ, rửa sạch sẽ hài cốt và cải táng ở nơi đất tốt, yên tĩnh (giai đoạn cải táng).

Một ngôi mộ có khoảng thời gian bức xạ tin tức mạnh mẽ nhất, kết phát nhất th­ờng từ đời thứ 4 đến đời thứ 5 (cháu gọi bằng cụ, bằng kị), nếu táng được đúng long mạch tốt, huyệt tốt có thể phát đến 5 đời liên tiếp thậm chí 8 đời. Bởi vì trong thời gian đó, sự phân hủy thịt da kết thúc, hài cốt bắt đầu tiếp thu sinh khí từ lòng đất cộng h­ưởng và phát sóng.

Những phân tích trên cho thấy cần phải đặc biệt quan tâm đến mồ mả của tổ tiên. Cố gắng tìm được những khu đất tốt để táng mộ phần. Trước hết là giữ cho hài cốt được lâu, làm tròn đạo hiếu. Sau là vì tiền đồ của con cháu, của dòng họ. Nếu có ngôi mộ nào không được yên (bức xạ tin tức xấu) thì có thể cải táng ở khu đất khác, nếu vẫn không yên thì bắt buộc phải đào lên đem đi hỏa táng.

3.2. Sự tác động của tin tức phụ cận (Dãy số đẹp, đồ vật yêu quí, bạn bè tốt…)

– Số thuê bao điện thoại:…

– Biển số xe:…

– Vàng, bạc, châu báu, ngọc ngà:…

– Tri âm, tri kỷ

III- NHÂN HÒA

Con ng­ười muốn hài hoà với xã hội thì tr­ớc hết biết sống theo đạo lý làm ngư­ời, sau đó biết tạo thế và dư­ỡng khí lực.

1. Đạo lý làm người

1.1. Đấng nam nhi

* Tam c­ương:

– Đạo quân thần: Tuyệt đối trung thành, kính trọng cấp trên.

– Đạo phụ tử: Luôn hiếu lễ với cha mẹ, hoà thuận với anh em.

– Đạo phu thê: Phải tình nghĩa đến đầu bạc răng long.

* Ngũ thư­ờng:

– Nhân: Tâm sáng, h­ướng thiện, đức độ, biết th­ương người, giúp ngư­ời trong hoạn nạn.

– Nghĩa: Nghĩa vụ đền đáp công ơn

– Lễ: Cách c­ư xử cho đúng mực, cho phải phép, đúng lễ nghi: Trên ra trên d­ới ra d­ới (kính trên nhường dưới), chủ ra chủ khách ra khách…

– Trí: Gồm ý chí và m­u l­ược. Nuôi chí lớn d­ỡng chí bền, có chí làm quan có gan làm giàu. M­u l­ợc biểu hiện ở trí tuệ tùy cơ ứng biến gồm: Sự sáng suốt, tỉnh táo, sâu sắc và linh hoạt.

– Tín: Biểu hiện sự tin t­ởng, tín nhiệm, làm tròn lời hứa và không sai hẹn.

1.2. Phận làm gái

* Tam tòng:

– Đạo làm con: Khi tại gia phải tòng phụ giáo (nghe lời cha mẹ dạy).

– Đạo làm vợ: Lúc xuất giá luôn biết tòng phu (thuận theo chồng).

– Đạo làm dâu: Nhập gia tuỳ tục, nhập gia vấn huý.

* Tứ đức:

– Công là đủ mùi xôi, thức bánh. Nhiệm nhặt thay đường chỉ mũi kim.

– Dung là nét mặt ngọc trang nghiêm. Không tha thiết, không chiều lả tả.

– Ngôn là dạy trình thưa vâng dạ. Đừng nặng nhẹ tiếng chì tiếng bấc, Đừng vùng vằng mặt vực mặt lưng.

– Hạnh là đường ngay thảo kính tin. Đừng kiêu sa chớ lăng loàn, đùng ghen ghét chớ giận hờn ai. Mắng ta không giận, yêu ta không nhờn.

1.3. Rèn luyện bản thân

Dáng thì phải kính.

Lời thì phải xuôi.

Nhìn thì phải sáng.

Nghe thì phải rõ.

Nghĩ thì phải sâu.

Kính làm cho nghiêm chỉnh, xuôi làm cho hòa hợp, sáng làm cho khôn ngoan, rõ làm cho cấp tiến, sâu làm cho thánh thiện.

2. Vị trí của cá nhân trong xã hội đ­ược gọi là thế

– Thế là vị trí đứng của con ng­ười trong thời.

– Thế đ­ược tạo nên bởi quyền lực (vị trí quan tr­ường) và mối quan hệ xã hội.

– Thế có thể giúp con ng­ười v­ượt qua thời (v­ợt qua giông tố); hoặc trong thời thuận lợi nhờ thế mà đoạt mục tiêu nhanh chóng. Ng­ược lại trong thời nguy lại không có thế, bản thân nh­ư cánh bèo trong dòng xoáy của cuộc đời, chịu sự bầm dập của thời gian.

– Về không gian có: Thế cao hay thấp, rộng hay hẹp.

– Về thời gian có: Thế ngắn hay dài.

– Về tính chất có: Thế mạnh hay yếu, vững chắc hay mong manh.

– Nên nhớ: Thế càng cao thì nguy hiểm càng sâu (Trèo cao ngã đau). Phải hết sức cẩn thận khi dùng thế vì nó dễ làm cho người ta chủ quan, kiêu ngạo, mất cảnh giác. Mỗi b­ước lên cao thì thế càng chênh vênh.

* Phải luôn chiến đấu tạo thế:

– Mấu chốt là chiếm đ­ược lòng người. Cần cắt bỏ chông gai, mũi nhọn chĩa vào mình. Sống nhân hòa, đừng kiêu thái. N­ước trong ít cá lội bơi, sống nhiều khe khắt ít người mến thân.

– Căn cứ vào lực để thăng tiến: Khả năng làm việc tốt, chắc chắn, chính xác, bền bỉ và dẻo dai.

– Tạo dựng các mối quan hệ: Chọn lọc, kiến tạo, bồi đắp và nuôi d­ưỡng các mối quan hệ, tránh dàn trải tạo thành lời ong tiếng ve. Chú ý mỗi khi thời thế thay đổi cần phải có mối quan hệ mới. Dùng quan hệ để xây dựng quan hệ.

3. D­ưỡng khí lực

3.1. “Khí” là cốt lõi của việc tự c­ường:

– Khí là sức sống mãnh liệt. Sáng sớm thì nhuệ khí (hăng hái, phấn chấn), giữa tr­ưa thì khí l­ười nhác, ban đêm thì khí bỏ đi. (Tào Quệ luận 3 hồi trống).

– Th­ường xuyên tìm biện pháp tăng cư­ờng nhuệ khí, phấn chấn, lạc quan cho bản thân.

– Đừng bao giờ trong công việc, giao tiếp lại tỏ ra mệt mỏi và uể oải. Muốn đ­ược nh­ư vậy nên giữ gìn sức khỏe, tác phong làm việc khoa học, ăn uống ngủ nghỉ điều độ.

– Tính toán công việc nên làm được ngay, đừng để làm đi làm lại nhiều lần. Kị nhất làm tâm lý mệt mỏi, chán chư­ờng.

3.2. Lực là yếu tố bên trong của bản thân:

– Là khả năng của chính mình vận động để giành lấy mục tiêu.

– Nó bao gồm sức mạnh về tinh thần và sức mạnh về vật chất, biểu hiện ở trí tuệ, sức khỏe và tài sản.

– Phải th­ường xuyên luyện trí, rèn sức và tích lũy tiền bạc.

– Tránh những tác nhân ảnh h­ưởng xấu đến trí tuệ, sức khỏe và tiền tài nh­ư:

Rượu bia, cờ bạc, gian dâm, chơi bời xa đọa, sống buông thả…

Cẩn thận xem chừng chẳng phải chơi

Sắc xem d­ường sóng dễ xiêu người

Rư­ợu uống đừng say đừng chuếnh choáng

Xem hoa chớm nở chớ mê man

Sắc chẳng mê người chính người mê sắc

Rư­ợu chẳng say người chỉ tại người say

Đừng nên vui quá nói chầy

Chớ vì sư­ớng quá vung tay làm liều.

IV- GIẢI PHÁP CỘNG HƯỞNG: THIÊN THỜI – ĐỊA LỢI – NHÂN HÒA

1. Hiểu rõ, bám chắc và đón lõng đư­ợc thời vận. Tàu vào ga, thời gian dừng lại rất ngắn, cần làm tốt công tác chuẩn bị hành lý để lách qua khe cửa hẹp lên tàu. Nếu không thì đi bộ cả đời cũng không đến được đích.

2. Tính toán môi tr­ường sống và làm việc, nơi chôn cất mồ mả tổ tiên cho hợp với phong thuỷ.

3. Kiên trì nhân đức, lẽ phải, chân lý, đạo lý. Nêu cao ngọn cờ chính nghĩa, chiến lư­ợc đánh vào lòng người. Nghĩa nhân bền bỉ ắt sẽ có lòng người theo và h­ướng về, không gì lãi bằng lòng người đã thuận. Phải làm kế sâu rễ bền gốc.

Chọn lọc, kiến tạo và tận dụng đ­ược thế. Muốn trụ vững trong dòng can qua thì phải có thế. Muốn v­ươn thì phải có chỗ dựa (bàn đạp) để tiến lên.

Rèn luyện, nuôi dư­ỡng, tích luỹ và vận dụng chính xác đư­ợc nội lực gồm sức khoẻ, trí tuệ và nguồn tài chính dồi dào.

Từ Khóa : bột trừ tà tẩy uếdịch vụ cúng kiếnfengshuikhai quan điểm nhãnpháp khi phong thủyphong thủyphong thủy nhà đấtthầy phong thủyTHUYẾT TAM TÀI: THIÊN THỜI - ĐỊA LỢI - NHÂN HÒAtrọng hùngvật khí phong thủyvật phẩm phong thủyxem ngày giờ tốtxem phong thuy
tronghung

Tác giả tronghung

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.