close

Có nên tỉa chân nhang cuối năm hay không, hay cách tỉa chân nhang thế nào cho đúng để gia đình không phạm phải đại kị là câu hỏi được nhiều người đặt ra, đặc biệt là trong mỗi dịp tết đến xuân về?

Liệu quan niệm của bạn về vấn đề này có chính xác, hãy tham khảo những thông tin được đưa ra dưới đây!

1. Có nên tỉa chân nhang hay không?

tỉa chân nhang cuối năm - phong thủy trọng hùng
tỉa chân nhang cuối năm – phong thủy trọng hùng

Từ trước đến nay, người ta hay có quan niệm nhà nào có bát nhang càng đầy, nhang cháy hết cũng không bị rụng thì đó là nhà tốt phước, được tổ tiên hài lòng và phù hộ, bát nhang cũng sẽ càng linh thiêng.

Chính vì quan niệm này mà nhiều nhà giữ bát hương từ năm nay qua năm khác, nhang cắm chồng chéo lên nhau, chân nhang này chèn lên chân nhang khác.

Trên thực tế, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Bát nhang đầy, theo quan niệm tâm linh, nhang mới sẽ không chạm chân được vào bát nhang, từ đó khiến việc thắp hương bớt đi ý nghĩa.

Hơn nữa, bát nhanh quá đầy, nhiều tàn nhang sẽ dễ rơi rụng, gây ra bụi khó khăn cho việc dọn dẹp, thậm chí ảnh hưởng đến bầu không khí ở trong phòng.

Ngoài ra, bát nhang quá đầy khi thắp hương có thể dễ gây ra hỏa hoạn nếu người thắp nhang không chú ý, rất nguy hiểm cho gia đình.

Vì thế, việc tỉa chân nhang là vô cùng cần thiết, vừa khiến bàn thờ trở nên sạch sẽ hơn, bát nhang trông gọn gàng hơn, vừa thể hiện được lòng thành kính với tổ tiên, lại có thể tránh được những mối nguy rình rập cho mỗi hộ gia đình.

2. Tỉa chân nhang như thế nào cho đúng?

tỉa chân nhang cuối năm - phong thủy trọng hùng
tỉa chân nhang cuối năm – phong thủy trọng hùng

Chọn ngày

Theo phong tục, việc đầu tiên trước khi tỉa chân nhang là phải chọn ngày tốt.

Thực ra trái với quan niệm của nhiều người, phải tỉa vào những dịp giáp Tết hoặc lễ cúng ông Công ông Táo thì mới không phạm vào đại kỵ của thần linh, gia chủ hoàn toàn có thể chọn một ngày bất kì trong năm để thực hiện việc này.

Quan trọng là bạn phải chọn được ngày lành tháng tốt, phù hợp với tuổi của gia chủ, và cần phải thực hiện với lòng thành kính là được.

Riêng đối với những nhà giữ tục thắp hương hàng ngày nên bát hương rất nhanh đầy, nếu không chịu tỉa mà cứ giữ lâu dài thì tỷ lệ gây ra hỏa hoạn sẽ là rất cao. Những gia đình này tốt nhất nên tỉa chân nhang định kì.

Lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang

Bước thứ hai sau khi chọn được ngày lành là bạn cần phải thắp hương để xin phép thần linh và gia tiên cho phép mình được tiến hành lau dọn. Người tiến hành tỉa chân nhang không nhất thiết phải là thầy trong chùa, mà có thể là gia chủ hoặc những người có vai vế cao trong gia đình.

Trong quá trình lau dọn bàn thờ, chú ý lau cẩn thận, sạch sẽ, không được làm với thái độ qua loa. Lau dọn bàn thờ cuối năm đúng cách để gia tiên phù hộ năm mới tấn tài tấn lộc.

Còn đối với việc vệ sinh bát hương, nếu bạn hương có quá nhiều tro thì bạn nên xúc từng thìa nhỏ ra ngoài, không nên vì sốt ruột mà rút cả nắm nhang hay đổ tro đi một cách bừa bãi.

Khi lau bát nhang, bạn có thể lau bằng khăn ẩm giặt bằng rượu pha với gừng giã nhỏ hoặc lau bằng nước thơm.

Khi cắm chân nhang cũ vào, bạn chỉ cần để lại khoảng năm chân nhang, sau đó căn chỉnh lại vị trí bát hương sao cho ngay ngắn, đúng với chỗ ban đầu.

Chú ý, bạn nên giữ bát nhang ở nguyên vị trí cũ, có thể có chút xê dịch trong quá trình lau dọn nhưng không nên bê bát hương ra chỗ khác.

Với tàn tro không sử dụng, bạn nên hỏa táng hoặc chôn dưới đất, dưới gốc cây to. Không được vứt tàn nhang bừa bãi, đặc biệt là ở những nơi rác thải ô uế.(st)

Bài viết mang tính tham khảo.

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ Khóa : dọn bàn thờphong thủy loan đầuPhong thủy Trọng Hùngthầy phong thủytỉa bát nhangtỉa chân nhang
Phong Thủy

Tác giả Phong Thủy

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.