1. Rằm tháng 7 cúng ở chùa trước
Trong dịp rằm tháng 7, nghi lễ Vu Lan báo hiếu không thể không tiến hành. Đây là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Ngay từ những ngày đầu tháng 7 âm lịch, phật tử tới các chùa rất đông để đăng kí cầu siêu, nguyện cầu cho cha mẹ hiện tiền được an lạc, mẹ cha quá vãng được siêu sinh tịnh độ.
Lễ cúng ngày rằm tháng 7 không nằm ở mâm cao cỗ đầy, mà ở thái độ và tấm lòng thiện lương, thành kính của mỗi người. Mỗi nơi có cách cúng lễ khác nhau, nhưng giống nhau ở tấm lòng thành, tâm hướng thiện với các hoạt động thể hiện nét đẹp truyền thống văn hóa của người Việt. Lễ cúng rằm tháng 7 báo hiếu cha mẹ nên tiến hành ở chùa trước và vào ban ngày bởi ở đó nhờ công đức, thần lực của chư tăng nên các hương linh gia tiên được siêu sinh rất tốt.
Ngoài lễ Vu Lan, còn có lễ cúng cô hồn, có thể tiến hành ở chùa hay ở tư gia đều được, nhưng nên cúng vào buổi chiều tối. Tất cả các chùa đều làm lễ cúng cô hồn trong một ngày nhất định từ ngày đầu tháng tới rằm. Mâm lễ cúng cô hồn đặt ngoài sân, tránh xa bậu cửa, không quy định về hướng lễ.
2. Điều cần tránh khi lễ chùa trong ngày rằm tháng 7
– Nên sắm lễ chay: Đến dâng hương cầu cúng ở các chùa nên sắm các lễ chay như hương, hoa, oản phẩm, xôi, chè… Không nên sắm lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợ), thịt gà, giò chả… Tuyệt đối không được dâng lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính điện), tức nơi thờ tự chính của chùa. Lễ mặn chỉ được chấp nhận nếu như chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu. Nhất là đối với lễ cúng cô hồn, không cúng xôi, gà, heo. Chỉ cúng cô hồn bằng các món ăn chay, không cúng đồ mặn vì sẽ khơi dậy tham, sân, si.
– Không chỉ riêng ngày Rằm tháng 7, khi lên chùa dâng hương lễ Phật, cần ăn mặc giản dị, sạch sẽ, kín đáo. Không lấy cành lộc mang về đặt lên ban thờ nhà mình. Cành lộc chứa nhiều trường khí âm, bất lợi cho gia tiên, thần linh tại gia.(st)
Phong Thủy Trọng Hùng
0937.85.1992