“Sống cái nhà, chết cái mồ”, người Việt ta có câu như vậy, ý rằng lúc sống có được cái nhà che mưa che nắng thì khi chết cũng có cái mồ làm nơi an nghỉ giấc trăm năm. Phần mộ chính là nhà của người đã khuất.
Cuối năm chúng ta sơn sửa nhà cửa, quét dọn sạch sẽ cho nhà mình thơm tho sạch sẽ đón Tết thì cũng phải nhớ đi tạ mộ cuối năm, sang sửa cho phần mộ của người thân được gọn gàng, sạch đẹp.
Vậy nên làm lễ tạ mộ cuối năm vào ngày nào? Người ta không ấn định 1 ngày cụ thể để làm lễ tạ mộ cuối năm, nhưng thường thì lễ tạ mộ sẽ được tiến hành vào những ngày cuối tháng Chạp, tức khoảng ngày 20 đến ngày 30 tháng Chạp.
Làm như vậy là để kịp sửa sang mộ phần cho đẹp trước Tết, cũng là nhân dịp này để mời ông bà tổ tiên, mời người thân về nhà cùng cả gia đình ăn Tết vào trưa ngày 30, khi nhà nhà làm lễ cúng Tất niên.
2. Vì sao có lễ tạ mộ cuối năm?
Đây là phong tục, tục lệ có từ xa xưa, thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của con dân đất Việt. Với người dân nước ta, mộ phần là nơi vô cùng thiêng liêng, không chỉ đặt phần thân thể của người đã khuất mà còn là nơi linh hồn trú ngụ khi đã sang thế giới bên kia.
Lễ tạ mộ được tổ chức vào dịp cuối năm cũng là một dịp để con cháu tưởng nhớ về những người đã khuất, cũng là để tạ ơn thần linh, thổ địa khu vực đặt mộ phần đã chiếu cố, bảo vệ cho người đã khuất trong suốt 1 năm ròng.
Lễ này cũng giống như chúng ta làm lễ tạ thần linh, thổ địa gia tiên ở nhà mình đang sống vậy. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, các cụ ta từ xưa đã dạy như vậy.
Đây là khía cạnh tâm linh trong đời sống văn hóa Việt. Người đã mất ngoài việc tồn tại trong tâm tưởng của người đang sống thì còn tồn tại qua việc thờ cúng trên bàn thờ và ngoài mộ phần.
Người ta cho rằng phần Âm và phần Dương luôn có mối liên kết đặc biệt với nhau. Nếu như phần Âm được chăm sóc tốt và đúng cách thì con cháu sẽ được tổ tiên phù hộ, bởi “Âm siêu, Dương thái”. Nếu mộ phần bị bỏ bê, việc thờ cúng bê trễ thì đời sống của người ở cõi trần cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.
Con cháu trong nhà vào thời điểm này trong năm dù đi làm ăn xa cũng sẽ cố gắng trở về, cùng cả gia đình tham gia lễ tạ mộ.
3. Làm lễ tạ mộ cuối năm thế nào cho đúng?
Sau khi xác định được lễ tạ mộ cuối năm vào ngày nào thì gia đình nên sắp xếp thời gian để tiến hành. Công việc chính cần làm trong lễ tạ mộ là dọn dẹp mộ phần cho sạch sẽ gọn gàng. Nên mang theo dụng cụ để nhổ cỏ, rẫy cỏ cho sạch sẽ, sau đó đắp thêm đất cho mồ cao mả đẹp, tránh để chuột, rắn đào hang làm tổ trong mộ.
Sau khi dọn dẹp xong mộ phần, người lớn trong nhà sẽ tiến hành làm lễ cúng khấn. Lễ tạ mộ cuối năm không chỉ là tạ ơn vong linh tổ tiên, người thân mà còn là tạ ơn quan thần linh thổ địa, chư vị tôn thần… đã cho các cụ nương nhờ nơi đó.
Khi đi tạ mộ cũng không nên chỉ tới mộ người thân thiết với mình mà nên đi thắp hương cho các cụ trong dòng họ nhà mình cũng như những ngôi mộ nằm bên cạnh mộ nhà mình. Nếu thấy những nấm mồ “vô chủ” thì nên phát thiện tâm, thắp thêm cho họ nén hương.
Về phần đồ lễ thì điều này tùy thuộc vào phong tục ở từng địa phương cũng như tùy theo điều kiện của từng gia đình. Nếu ở nghĩa trang có ban thờ riêng thần linh, thổ địa thì nên dâng 1 mâm cỗ ở đó, gồm có xôi, gà… Mời bạn đọc thêm Văn khấn tạ mộ phần dịp cuối năm
Ở mâm lễ vật dâng cúng tổ tiên cũng tương tự, có lễ mặn là xôi gà, có lễ hoa quả gồm hoa tươi, trái cây, rượu nước, trầu cau, nhang nến… Có thể đốt thêm tiền vàng hoặc quần áo mã, tuy nhiên chớ nên lạm dụng mà dùng quá nhiều.
Tấm lòng chân thành mới là điều quan trọng nhất, nên thể hiện sự kính trọng, tưởng nhớ người đã khuất, nguyện làm việc thiện để tích đức, hồi hướng công đức cho họ.(st)
Bài viết mang tính tham khảo.
Phong Thủy Trọng Hùng
0937.85.1992