close

Theo quan niệm truyền thống, các Táo quân là người coi sóc bếp lửa trong gia đình sẽ cưỡi cá chép bay về trời, thay mặt gia chủ bẩm báo mọi sự trong gia đình năm cũ đã qua; cũng đồng thời thay gia chủ bày tỏ mong muốn một năm mới vạn sự an lành, đủ ăn đủ mặc. Cách bày mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo thường được ông bà, cha mẹ chỉ dạy cho con cháu.

phong thủy trọng hùng
phong thủy trọng hùng

Lễ vật cúng Táo công gồm mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc – hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy…

cúng ông công ông táo - phong thủy trọng hùng
cúng ông công ông táo – phong thủy trọng hùng

Mâm cỗ cúng Táo quân trong truyền thống bao gồm rất nhiều món như: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh mọc, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, 1 tập giấy tiền, vàng mã.

cúng ông công ông táo - phong thủy trọng hùng
cúng ông công ông táo – phong thủy trọng hùng

Cách bày mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Trong đó, không thể thiếu món cá chép (sống hoặc rán), vì theo quan niệm, cá chép chính là phương tiện để ông Táo lên trời.

Trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có bàn thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở bàn thờ này. Nếu không có bàn thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở bàn thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, bàn thờ luôn được coi là ăng ten để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.

Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Cá chép được coi là linh vật đưa Táo quân lên trời, vì vậy khi cúng lễ nên đặt cá chép ở gần khu vực thờ cúng. Nếu có bàn thờ trong bếp thì đặt ở khu bếp, còn chưa có thì đặt gần bàn thờ thần linh trong nhà.

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời.

Văn khấn lễ ông Công ông Táo

NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT (3 lần) !
Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân !
Tín chủ con là :………….
Ngụ tại :………………..

Nhằm ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời :
Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.

Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Phục duy cẩn cáo.

(st)

Từ Khóa : bột tẩy uếbột trừ tàCách bày mâm cúng ông Côngdịch vụ cúng kiếnfengshuikhai quang điểm nhãnla kinh tiếng việtông Táo đầy đủ và chuẩn nhấtpháp khi phong thủyphong thủyphong thủy nhà đấtthầy phong thủytrọng hùngvật khí phong thủyvật phẩm phong thủyxem bát tựxem ngàyxem ngày giờ tốtxem ngày nhập trạchxem ngày động thổxem phong thuyxem tử vi
Phong Thủy

Tác giả Phong Thủy

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.