Ở gia đình, tượng Phật thờ cúng phải do pháp sư chính tín hoặc cao tăng Phật giáo khai quang.
Những tượng Phật được thờ cúng mà chưa được khai quang thường ít linh nghiệm.
Cách làm đúng là, nếu muốn cúng bái tượng thần trong nhà, nên chính thức tìm một vị cao tăng đã đắc đạo hoặc thông qua Phật đường chính tín tiến hành khai quang. Nếu không tốt nhất không nên thờ phụng. Bởi vì có nhiều khả năng bạn đang cúng bái linh giới mà không biết, từ đó có thể đem lại hiệu quả trái ngược.
Cúng bái thổ công, thổ địa thuộc vào phương thức cảm tạ của Đạo giáo.
Nếu trong nhà có thờ phụng chính thần hoặc bản thân đã quy y hoặc tu hành Phật pháp thì thần thổ địa không cần ở lại nhà bạn để đảm nhiệm chức vụ nữa, lý do là bạn đã được các thần thiên bộ hoặc Bồ tát che chở, thần đất ở dưới thấp không cần phải lưu trú lại nữa. Vì thế, người đã quy y hoặc tu hành Phật pháp, trong nhà không cần thiết phải thờ thổ địa. Còn người bình thường chưa tu hành có thể thờ địa chủ thần.
Thờ tượng Phật trong nhà, tượng Phật phải được khai quang
Nhiều gia đình thích thờ tượng Phật, chủ yếu là tránh tà, nếu sự nghiệp không thành công, tinh thần không phấn chấn, ăn uống không tốt… đặt thờ tượng Phật, có Phật bảo vệ, tâm lý được ký thác, để đạt được hiệu quả tốt đẹp. Tuy nhiên, trong nhà thờ Phật, trước hết cần phải mời cao tăng đắc đạo tiến hành khai quang cho tượng Phật đó. Nếu không sẽ không có tác dụng tránh tà ma ngược lại có khi còn ảnh hưởng đến phong thủy nhà ở.
Ở Việt Nam rất nhiều người thờ Quan Đế. Thờ Quan Đế là văn hóa truyền thống của Trung Quốc, đại diện cho tín ngưỡng Quan Vân Trường hóa Phật. Trong văn hóa Phật giáo sau này cũng coi Quan Đế là Hộ pháp Già Lam, làm Hộ pháp bảo vệ cho đức Phật. Tín ngưỡng này rõ ràng hòa trộn tín ngưỡng Phật – Đạo.
Quan Đế thuộc Hỏa, người khuyết Hỏa có thể thờ Quan Đế, hình tượng Hỏa tính của Quan Đế và Hỏa tính bát tự có thể tăng thêm Hỏa vận. Thắp hương trong nhà cũng là hình thức hấp thụ Hỏa. Vì thế, thờ Quan Đế, hiệu ứng phong thủy khá nhiều. Thông thường, Quan Đế thích hợp thờ ở các cơ quan, đơn vị hơn là nhà ở.
Quán Âm thuộc Kim. Nếu dụng thần cần Kim, có thể thờ tượng Bồ tát màu trắng, tốt nhất là chọn loại bằng gốm trắng. Người kỵ Kim nhưng thích hợp Quán Âm, có thể đặt tượng Quán Âm nhiều màu làm bằng gỗ. Bạn giải thích thế nào về cành dương liễu bên tượng Quán Âm? Thực tế trong phong thủy đó là cách lấy Mộc để cân bằng Kim Thủy của Quán Âm, để người cần Mộc cũng có thể thờ.
Tượng Quan Đế
Tên đầy đủ là Quan Thánh Đế Quân, thường được gọi là Quan Công, tức là quan võ nước Thục thời Tam Quốc mà dân gian Trung Quốc và Đạo giáo tôn sùng. Hình tượng Quan Đế thường là mặt đỏ. Hình tượng Hỏa tính của Quan Đế và Hỏa tính bát tự có thể tăng thêm Hỏa vận. Vì thế, người khuyết Hỏa có thể thờ bái vị thần này.
Tượng Quán Âm
Quán Âm thuộc Kim, người khuyết Kim thờ tượng Quán Âm có thể trợ vận. Người kỵ Kim nếu muốn thờ Quán Âm có thể dùng tượng Quán Âm nhiều màu sắc hoặc được làm bằng gỗ.
Một thiên thần khác mà người Trung Quốc hay thờ cúng đó là Tề Thiên Đại Thánh. Thờ loài vật thông minh như khỉ đương nhiên về mặt trí tuệ khá hợp lý, đây là một tư tưởng của Đạo giáo. Nhưng trong bát tự, nếu trẻ khuyết Kim, cần Thân Kim để bổ sung thì người mẹ có thể tặng trẻ hình tượng tề Thiên Đại Thánh, ngoài việc bổ sung cho sự khuyết Kim, cũng do phải thu nạp Quý Thủy, vì Quý Thủy đại diện cho linh giới. Người khuyết Thủy khuyết Kim, có xu hướng thờ thần, thờ quỷ, đặc biệt thích thờ quỷ. Điều này tuy không phải chính tín, nhưng do Ngũ hành cần nên có thể vận dụng.
Thông thường, sau khi đại vận hành đến một giai đoạn nào đó, tách rời khỏi Hỏa vận mà gia nhập vào Kim Thủy đại vận thì không cần phải dựa vào thờ thần quỷ để trợ vận nữa.
Ví dụ, người trong bát tự khuyết Thủy có thể thờ Thiên Hậu Nương Nương. Bất luận thờ vị thần nào cũng đều bắt nguồn từ việc bản thân cần loại Ngũ hành đó xuất hiện bên cạnh mình, chỉ cần thông qua phong thủy và phương pháp cải vận khuyết mệnh để bổ sung đủ Ngũ hành cho mình, không nhất thiết phải thông qua thờ thần để nạp vận tránh sa vào vòng luẩn quẩn.(st)
Phong Thủy Trọng Hùng
0937.85.1992