close

Ngựa là một trong những động vật được con người thuần hóa sớm nhất, nhưng nó không giống với trâu, dê, lợn, chó,… chỉ đáp ứng nhu cầu về sinh hoạt và sản xuất cho con người. Trong xã hội nông nghiệp, ngựa cũng được dùng để làm việc, dùng để kéo xe, nhưng tác dụng lớn hơn của ngựa là làm ngựa chiến, hoặc để cưỡi, hoặc để kéo xe, trợ giúp con người trong chiến đấu. Trong thời kỳ binh khí còn thô sơ, ngoài người và binh đao ra, có vẻ ngựa cũng là thứ vũ khí quyết định đến thắng bại trong cuộc chiến. Cũng không có gì lạ khi các vị hoàng đế, tướng quân luôn quý trọng ngựa, coi ngựa như sinh mạng của mình.

pháp khí phong thủy - phong thủy trọng hùng
pháp khí phong thủy – phong thủy trọng hùng

Hiện nay vẫn có thể thấy những ghi chép và hiện vật cổ liên quan tới sự yêu quý ngựa của các vua chúa và tướng lĩnh thời xưa. Nổi bật nhất là “thiên mã” (ngựa trời), từ đó người ta đã sáng tạo ra hình tượng “mã đạp phi yến”, tức ngựa dẫm lên chim én, hình bên dưới là bức tượng đồng thời Hán được khai quật ở Vũ Uy tỉnh Cam Túc, tạo hình như ngựa đang bay, chân đạp lên con chim én đang bay, rất đặc biệt, sinh động và có thần. Đồng thời người ta còn liên hệ tuấn mã với rồng. Trong truyền thuyết có con rồng lưng cõng Hà đồ, gọi là mã long, hay long mã, vì trông nó giống ngựa, Phục Hy cũng dựa vào Hà đồ hay còn gọi là “Mã đồ”, mới vạch thành Bát quái. Nhưng, những truyền thuyết hư cấu này coi hơi xa xôi đối với quần chúng nhân dân. Những người dân bình thường gọi ngựa là “long câu” (ngựa rồng), đồng thời cũng ví những đứa trẻ thông minh lanh lợi với long câu, từ đó tìm thấy được ngụ ý cát tường thực tế hơn.

Mọi người yêu quý ngựa, coi ngựa là vật cát tường, đương nhiên sẽ thường xuyên sử dụng hình tượng ngựa. Về điêu khắc ngựa, có tác phẩm Chiêu Lăng lục tuấn, Mã đạp phi yến, và các binh mã dùng trong mộ Tần Thủy Hoàng đều là những đại diện tiêu biểu. Điều thú vị là, thời trước còn dùng vàng, đồng để đúc thành móng ngựa, cũng mang ngụ ý may mắn. Trong “Hán thư – Vũ Đế Kỷ” có viết, năm Thái Thủy thứ 2, Hán Vũ đế hạ chiếu dùng vàng để đúc thành hình móng kỳ lân và móng ngựa, Nhan Sư Cổ nói:” Vũ Đế muốn thể hiện điều tốt lành, nên cho đúc thành hình móng kỳ lân và móng ngựa.”

pháp khí phong thủy - phong thủy trọng hùng
pháp khí phong thủy – phong thủy trọng hùng

Ngựa thường được thể hiện nhiều nhất thông qua hội họa, từ cổ chí kim, thời đại nào cũng không thiếu người vẽ ngựa tài giỏi, như Hàn Cán thời Đường, Lý Công Lân thời Tống, và Từ Bi Hồng thời nay. Trong đó phần lớn đều vẽ tám con tuấn mã (tương truyền là tám con ngựa của Chu Mục Vương). Những hình vẽ tuấn mã này đều thể hiện sức sống mãnh liệt và tinh thần tiến về phía trước. Cũng có những câu nói cát tường, như “Mã đáo thành công” (mau chóng thành công). Hình vẽ cát tường truyền thống cũng thường lấy ngựa làm đối tượng, như mã thượng phong hầu, mã báo bình an…(st)

Từ Khóa : bột tẩy uếbột trừ tàdịch vụ cúng kiếnfengshuikhai quang điểm nhãnla kinh tiếng việtpháp khi phong thủyphong thủyphong thủy nhà đấtthầy phong thủytrọng hùngvật khí phong thủyvật phẩm phong thủyxem ngàyxem ngày giờ tốtxem ngày nhập trạchxem ngày động thổxem phong thuyÝ nghĩa của Ngựa phong thủy
Phong Thủy

Tác giả Phong Thủy

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.