Đối với người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, nghi thức an táng cho người đã mất rất quan trọng bởi theo tâm linh, sẽ ảnh hưởng tới gia trạch, con cháu đời sau. Hiện tượng trùng tang là một trong những biến cố đáng sợ mà bất kì gia đình nào cũng muốn tránh. Cách tính trùng tang như thế nào? Xin mời theo dõi bài viết dưới đây.
1. Trùng tang là gì?
Trùng tang là hiện tượng người mất không đúng số đúng mệnh, mất vào ngày giờ không hợp tuổi, không dứt khoát nên sau khi mất đi trong nhà sẽ có họa. Sau 3 ngày an táng, trong vòng 49 ngày sau ngày mất, trong vòng 3 năm sau ngày mất trong nhà có người mất theo thì được xác định là trùng tang. Người mất liên tiếp thì là trùng tang liên táng.
Trùng tang liên táng là nghiêm trọng nhất, tức là có nhiều người thân mất theo, nhẹ thì hai người người nặng có thể là cả họ, nhân khẩu đông đúc sau vài ba năm đã trở nên vắng vẻ.
Chính vì vậy mà người Việt vô cùng coi trọng nghi thức xem ngày giờ qua đời. Nếu phạm trùng tang thì lập tức tố chức lễ trấn trùng tang để yên ổn những người ở lại. Thậm chí có một ngôi chùa cực kì nổi tiếng về trấn trùng, nhốt trùng là chùa Hàm Long ở Bắc Ninh. Những gia đình có người thân mất không đúng ngày đúng giờ thường tới chùa làm lễ để nhốt trùng nhốt vong lại.
2. Cách tính trùng tang như thế nào?
Cách tính trùng tang không khó, mỗi người đều có thể tự tính để xác định người thân có mình có phạm phải trường hợp xấu này hay không. Dựa vào tuổi của người mất và ngày giờ mất, có 3 trường hợp xảy ra:
– Nhập mộ: người đã khuất đươc yên nghỉ, tốt lành, không phạm phải hung hiểm.
– Thiên di: người đã khuất mất do lẽ trời, do trời đưa đi nên thuận theo tự nhiên, yên ổn.
– Trùng tang: người mất chưa đúng số đúng mệnh, cần làm lễ trấn trùng tang.
Khi tính toán, xem xét nếu trong tuổi, tháng, ngày, giờ của người đã mất chỉ cần có một yếu tố “nhập mộ” thì không sao cả, đều bình thường nhưng nếu không có nhập mộ mà lại có trùng tang thì là hung hiểm.
Cách tính trùng tang như sau: Theo 12 địa chi, nam bắt đầu từ Dần tính theo chiều thuận Dần Mão Thìn Tị…., nữ bắt đầu từ Thân tính theo chiều nghịch Thân Mùi Ngọ Tị….
Cung tuổi: cứ 10 tuổi tính một cung, 20 tuổi cung tiếp theo cho tới hết số tuổi chẵn thì mỗi tuổi lẻ tính là một cung.
Ví dụ: Nam thọ 64 tuổi thì 10 tuổi cung Dần, 20 tuổi cung Mão, 30 tuổi cung Thìn, 40 tuổi cung Tị, 50 tuổi Ngọ, 60 tuổi cung Mùi, 61 tuổi cung Thân, 62 tuổi cung Dậu, 63 tuổi cung Tuất, 64 tuổi cung Hợi. Người này cung tuổi mất vào cung Hợi.
Nữ thọ 62 tuổi thì 10 tuổi cung Thân, 20 tuổi cung Mùi, 20 tuổi cung Ngọ, 40 tuổi cung Tị, 50 tuổi cung Thìn, 60 tuổi cung Mão, 61 tuổi cung Dần, 62 tuổi cung Sửu. Người này cung tuổi mất vào cung Sửu.
Cung tháng: cung tháng nối tiếp cung tuổi theo quy tắc mỗi tháng ứng với một cung.
Ví dụ: Nam thọ 64 tuổi ở trên mất vào tháng 3 thì cung tuổi là cung Hợi, tháng 1 là Tý, tháng 2 là Sửu, tháng 3 là Dần. Cung tháng của người này là cung Dần.
Nữ thọ 62 tuổi ở trên mất tháng 8 thì cung tuổi là cung Sửu, tháng 1 là Tý, tháng 2 là Hợi, tháng 3 là Tuất, tháng 4 là Dậu, tháng 5 là Thân, tháng 6 là Mùi, tháng 7 là Thân, tháng 8 là Ngọ. Cung tháng của người này là cung Ngọ.
Cung ngày: cung ngày nối tiếp cung tháng theo quy tắc mỗi ngày ứng với một cung.
Ví dụ: Nam thọ 64 tuổi mất tháng 3 vào ngày 3 thì cung tuổi là cung Hợi, cung tháng là cung Dần. Ngày 1 là Mão, ngày 2 là Thìn, ngày 3 là Tị. Cung ngày của người này là cung Tị.
Nữ thọ 62 tuổi mất tháng 8 vào ngày 7 thì cung tuổi là cung Sửu, cung tháng là cung Ngọ. Ngày 1 là Tị, ngày 2 là Thìn, ngày 3 là Mão, ngày 4 là Dần, ngày 5 là Sửu, ngày 6 là Tý, ngày 7 là Hợi. Cung ngày của người này là cung Hợi.
Cung giờ: cung giờ nối tiếp cung ngày theo quy tắc mỗi giờ ứng với một cung.
Ví dụ: Nam thọ 64 tuổi mất tháng 3 ngày 3 vào giờ Tý, cung ngày là Tị, cung giờ của người này là Ngọ.
Nữ thọ 62 tuổi mất tháng 8 ngày 7 vào giờ Mão, cung ngày là cung Hợi, giờ Tý là Tuất, giờ Sửu là Dậu, giờ Dần là Thân, giờ Mão là Mùi. Cung giờ của người này là Mùi.
Xét nhập mộ, thiên di, trùng tang theo quy tắc: Dần – Thân – Tị – Hợi thì là gặp cung trùng tang. Tý – Ngọ – Mão – Dậu thì là gặp cung thiên di. Thìn – Tuất – Sửu – Mùi thì là gặp cung nhập mộ.
Chỉ cần trong các cung tuổi, cung tháng, cung ngày, cung giờ có một cung gặp nhập mộ là tốt, không vướng trùng tang.
Ví dụ: Nam thọ 64 tuổi mất tháng 3 ngày 3 vào giờ Tý có cung tuổi là Hợi – trùng tang, cung tháng là Dần – trùng tang, cung ngày là Tị – trùng tang, cung giờ là Ngọ – thiên di. Người này phạm trùng tang.
Nữ thọ 62 tuổi mất tháng 8 ngày 7 vào giờ Mão, cung tuổi là Sửu – nhập mộ, cung tháng là Ngọ – thiên di, cung ngày là cung Hợi – trùng tang, cung giờ là Mùi – nhập mộ. Người này không phạm trùng tang.
Một cách tính trùng tang theo dân gian là cứ qua đời chôn cất, an táng trong ngày Kiếp Sát – ngày đại kị đối với tuổi của người mất thì phạm trùng tang.
Người tuổi Thân – Tý – Thìn kị mất vào giờ Tị, ngày Tị, tháng Tị, năm Tị, tránh chôn vào ngày Tị. Người tuổi Tị – Dậu – Sửu kị mất vào giờ Sửu, ngày Sửu, tháng Sửu, năm Sửu, tránh chôn vào ngày Sửu. Người tuổi Dần – Ngọ – Tuất kị mất vào giờ Hợi, ngày Hợi, tháng Hợi, năm Hợi, tránh chôn vào ngày Hợi. Người tuổi Hợi – Mão – Mùi kị mất vào giờ Thân, ngày Thân, tháng Thân, năm Thân, tránh chôn vào ngày Thân.
Ngoài ra dân gian cũng kiêng các ngày trùng nhật Dần – Thân – Tị – Hợi tức là ngày Dần tháng Dần năm Dần, ngày Thân tháng Thân năm Thân, ngày Tị tháng Tị năm Tị, ngày Hợi tháng Hợi năm Hợi. Tuyệt đối không tẩm liệm, chôn cất, an táng, cải táng người mất bất kể là tuổi nào vào những ngày này để tránh họa trùng tang.
Những ngày trùng tang này vô cùng hiếm trong năm nên hiện tượng trùng tang theo cách tính này cũng cực kì hi hữu.
3. Hóa giải trùng tang như thế nào?
Khi đã biết cách tính trùng tang, trong nhà không may có người mất phạm phải thì cũng đừng quá hoảng hốt, có phương pháp hóa giải trùng tang theo tâm linh như sau:
Người mất lập tức phải gửi lên chùa để nhốt vong trùng lại, không cho chạy ra ngoài kéo theo những người thân khác trong gia đình. Vong ở trong chùa hàng ngày được tụng kinh niệm Phật để sớm ngày siêu độ, cúng cháo thí thực để không đói khát quấy nhiễu.
Nếu trường hợp trùng nhẹ có thể gửi lên chùa gần nhà nhưng trùng nặng, trùng tang liên táng thì nên gửi vào chùa Hàm Long – ngôi chùa nhốt vong lớn nhất cả nước. Khi mang vong lên chùa nên nhờ người ngoài họ, bạn bè hoặc người họ ngoại đứng ra làm lễ để hạn chế trường hợp người mất kéo theo thân nhân.
Việc đưa vong lên chùa nhốt cần kín đáo, bí mật, không bàn bạc tại nhà người mất kẻo vong biết mà trốn tránh. Làm lễ nhanh gọn, đầy đủ và đơn giản, đúng thủ tục là được. Khi đã nhốt vong lên chùa thì người nhà không được lập bàn thờ cúng tại nhà, kể cả ngày giỗ hay lễ Tết cũng phải lên chùa cúng. Chỉ khi đã cải táng, mồ yên mả đẹp, vong về với trời thì mới lập bàn thờ tại nhà.
Trùng tang là một hiện tượng tâm linh, cũng giống như rất nhiều hiện tượng kì bí khác đều chưa thể giải thích, chưa xác định được có thật hay không có thật. Vì thế, cách tính trùng tang hay cách hóa giải trùng tang đều mang tính chất tham khảo, người tin là có, người không tin là không có.
Hi vọng rằng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu dụng nhất tới bạn đọc để “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, có điều kiện thì tránh đi là tốt nhất để đảm bảo gia trạch bình an khỏe mạnh tốt lành.(st)
Bài viết mang tính chất tham khảo.
Phong Thủy Trọng Hùng
0937.85.1992