Ngày cúng rằm tháng 7
Tín ngưỡng dân gian Việt Nam coi tháng 7 là “tháng cô hồn” hay tháng “ma quỷ”. Chính vì thế mà người dân việt Nam có tục lệ cúng bái tháng cô hồn nhằm trừ tà, cầu an, xua tan vận rủi. Trong thời gian này, người dương gian phải cúng cháo, gạo, muối, khoai, lạc, ngũ cốc… cho quỷ đói để chúng không quấy nhiễu cuộc sống của họ.
Trong khi đó, theo đạo Phật thì tháng 7 được coi là tháng lễ Vu Lan báo hiếu gắn liền với chuyện của Tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ diễn ra từ thời Đức Phật còn tại thế.
Vì thế, trước khi trả lời câu hỏi cúng rằm tháng 7 vào ngày nào thì phải phân biệt rõ Lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn là hai lễ cúng hoàn toàn khác nhau. Mặc dù cùng một dịp nhưng có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Lễ xá tội vong nhân thường được làm để cầu cho vong hồn chưa siêu thoát, không nơi nương tựa, không người cúng kiếng. Lễ này rất phổ biến ở miền Bắc nước ta. Còn Lễ Vu Lan được làm rộng rãi ở miền Nam, ngày nay cũng khá phổ biến ra mọi miền khác. Ý nghĩa của ngày này là tưởng nhớ, báo nhiều công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.
Một bên là báo hiếu, một bên là làm phúc. Do hai lễ đó trùng trong ngày rằm tháng 7 nên nhiều người thường lầm tưởng rằng hai lễ đó là một.
Vậy cúng rằm tháng 7 vào ngày nào?
Theo miền Bắc, mọi người cúng thổ công, gia tiên, ông bà trước ngày rằm tháng Bảy tức là trước ngày 15/7. Khác với những ngày rằm khác được cúng đúng ngày nhưng riêng với rằm tháng 7, mọi nhà phải nên cúng trước đó hàng tuần hoặc vài hôm. Bởi quan niệm rằng, vào ngày rằm tháng 7 sẽ có rất nhiều vong hồn được “thả” đi lang thang, các cụ có thể không nhận được gì của con cháu cúng tế.
Đúng ngày rằm tháng Bảy, Phật tổ xá tội vong nhân trong vòng 1 ngày. Mọi linh hồn kể cả tội lỗi, quỷ dữ đều được tự do. Vì vậy, dân gian quan niệm nếu cúng đúng ngày này, sợ rằng sẽ bị những linh hồn này phá phách, rước thêm âm binh và cô hồn vào trong nhà mình. Cũng vì có rất nhiều vong hồn đi lang thang nên nếu hóa vàng mã vào ngày này dễ bị cướp, người thân khó nhận.
Do vậy, trên quần áo, đồ đạc hàng mã thường sẽ ghi rõ tên người nhận, khi cúng cũng đọc rõ tên và xin phép các thần linh thổ địa cho phép vong vào nhận đồ, cúng trước và hóa trước để người thân dễ nhận được.
Thậm chí, cứ từ ngày mùng 10 đến trước ngày chính rằm, các gia đình cúng xong cũng thường hóa vàng mã rước ngày này.
Còn ngày 15/7 sẽ chỉ để cúng các cô hồn vương vất, không nơi nương tựa, đang bị đói ăn. Lúc này mâm cũng được dọn ngoài đường, trước nhà,… nhưng không được để trong nhà, tránh trường hợp các vong hồn theo vào.
Cúng rằm tháng 7 vào giờ nào mới đúng?
Nhiều người băn khoăn cúng cô hồn vào giờ nào thì hợp lý. Theo Đại đức Tâm Kiên, lễ Vu Lan cầu siêu, báo hiếu tổ tiên nên thực hiện ban ngày.
Còn lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội… nên cúng vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn. Bởi ban ngày có ánh sáng, ánh nắng mặt trời rất mạnh trong khi các cô hồn được “mở cửa ngục” thả ra rất yếu. Vì thế, nếu cúng ban ngày, các cô hồn vì sợ ánh sáng, ánh nắng sẽ không dám đến đón nhận những đồ vật phẩm cúng bố thí của các gia đình.
Trái với mâm cúng Phật và gia tiên. Lễ cúng cô hồn được tổ chức vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7. Bởi vì, người ta quan niệm, đây là thời gian những vong linh trên đường trở về địa ngục nên cũng là lúc cúng cô hồn chuẩn nhất. Mọi việc cúng phải được hoàn tất trước 12 giờ ngày 15/7.(st)
Bài viết mang tính chất tham khảo.
Phong Thủy Trọng Hùng
0937.85.1992