Sự tích ông Công ông Táo cũng được coi là một nét đẹp trong phong tục văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Chính vì thế, hàng năm cứ vào ngày 23 tháng Chạp các gia đình lại sắm sửa những lễ vật cúng ông Công ông Táo về chầu trời
Ông Công ông Táo là các vị thần bếp (hay còn gọi là thần Táo quân) trông nom cuộc sống của toàn bộ gia đình. Thần Táo quân gồm ba vị định đoạt phước cho gia đình: một bà Táo và hai ông Táo (gồm Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần, Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần và Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân). Cứ đến 23 tháng Chạp âm lịch, các Táo sẽ cưỡi cá chép lên thiên đình để bẩm báo với Ngọc Hoàng mọi việc tốt xấu trông năm của từng người trong gia đình. Vì thế, trong ngày này, các gia đình đều làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời rất trọng thể.
Nếu như ngày xưa, các gia đình thường cúng ông Công ông Táo vào đúng ngày 23 tháng Chạp thì ngày nay, do bận rộn nhiều công việc mà mỗi gia đình tự lựa chọn cách cúng Táo Quân khác nhau.
Nhưng ở đây, muốn khuyên mọi người nên chọn thời điểm tốt nhất để cúng lễ này. Theo quan niệm dân gian từ 11h – 13h là giờ Ngọ và đây thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị về trời. Nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Hồng Thuật từ Bảo tàng dân tộc Việt Nam chia sẻ: Trong ngày 23 tháng Chạp, giờ Ngọ (tức từ 11h tới 13h) là giờ tối linh thiêng, thích hợp để đưa ông Công, ông Táo về chầu trời.
Tuy nhiên, hiện nay do ngày 23 tháng Chạp có khi vào đúng ngày gia đình đi làm hết không kịp chuẩn bị thì giờ chuẩn nhất để cúng ông Công ông Táo là từ 7h sáng đến 21h tối ngày 22 tháng Chạp.
Không nhất thiết phải cúng ông Công, ông Táo vào lúc giữa trưa, mà có thể cúng vào bất kỳ lúc nào thuận tiện và được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian, công việc của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.
Nếu gia chủ vì vướng bận công việc quan trọng thì gia chủ dù bận công chuyện gì quan trọng cũng nên hoàn thành việc cúng ông Công ông Táo trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp vì nếu không, sẽ không kịp giờ để các thần lên thiên đình. Nếu để chiều hay thậm chí là tối ngày 23 mới cáo lễ tiễn đưa ông Công ông Táo về Trời, sợ rằng ông Công ông Táo sẽ không nhận được lễ vật tâm thành của gia chủ.
Sau khi làm lễ xong, các gia đình đều cúng cá chép với ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn làm phương tiện cho các Táo chầu trời. Đến trưa ngày 30 Tết, các Táo lại có mặt tại hạ giới để tiếp tục công việc.
Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Công về trời.(st)
Phong Thủy Trọng Hùng
0937.85.1992