I. Bốn thời sinh qua lịch can chi
Mỗi người đều có một lần sinh duy nhất trong Trời Đất này. Nói theo người Tiền sử là trong Thiên và Địa, nói theo cách của thời hiện đại là trong Vũ trụ và trên Trái đất. Người Tiền sử đã đo được vị trí sinh trong Vũ trụ (Thiên) là thời sinh Thiên Can, thời sinh Can có thể gọi là tọa độ Không gian; còn thời sinh Trái đất (Địa) là thời sinh Địa Chi, thời sinh Chi có thể gọi là tọa độ Thời gian.
Có tất cả 10 vị trí sinh Thiên Can là : Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý và 12 vị trí sinh Địa Chi là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Vì thế giới mà chúng ta đang sống là thế giới Âm Dương, nên Không – Thời gian cũng mang tính Âm và tính Dương. Vị trí Thiên Can Dương thì đi với Địa Chi Dương, vị trí Thiên Can Âm thì đi với Địa Chi Âm. Như nói năm Giáp Tý, Giáp Dần, Giáp Thìn…, năm Ất Sửu, Ất Mão, Ất Tỵ…. Nghĩ là cứ vị trí sinh Can Dương thì đi với vị trí sinh Chi Dương, vị trí sinh Can Âm đi với vị trí sinh Can Âm.
Vì Không gian và Thời gian bao giờ cũng đi song hành đồng thời, do vậy khi mô tả thời sinh một người bao giờ cũng nơi đầy đủ cả Can và Chi, như sinh năm Nhâm Thìn, Quý Tỵ, Giáp Ngọ….
II. Tứ trụ thời sinh của một người
Tứ trụ thời sinh của một người là: Năm, Tháng, Ngày, giờ sinh. Ví dụ sinh ngày: 7 tháng 5 năm 2012, lúc 9 giờ 20 sáng theo lịch Dương, nhưng khi dự đoán thi phải quy đổi ra lịch âm là: ngày 17, tháng 5, giờ Tỵ, năm Nhâm Thìn.
Theo lịch âm cũng như vậy, nhưng mỗi một thời sinh lại khác ở chỗ có 2 yếu tố: yếu tố thời sinh trên Trái đất, điều mà người xưa gọi là Địa Chi và yếu tố thời sinh Vũ trụ, điều mà người xưa gọi là Thiên Can. Như sinh năm Nhâm Thìn, Tháng Quý Mão (tháng 2), ngày Đinh Mùi, giờ Bính Thìn.
Ta xếp thời sinh của người này thành 4 cột thời gian hay Tứ trụ như sau:
Thời sinh theo lịch Can Chi của một người được thể hiện qua vị trí sinh trên Trái đất (gọi là Địa Chi) và cùng lúc với vị trí sinh trong Vũ trụ (trên Trời) gọi là Thiên Can có tính chất khác nhau, đó là tính Âm Dương và tính Ngũ hành. Tại sao vậy? Vì thế giới mà chúng ta sinh ra và tồn tại là thế giới Ngũ hành Âm Dương. Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra đến lúc về già, luôn luôn bị chi phối bởi tính Ngũ hành và Âm dương của thế giới này. Nếu nắm được tính Ngũ hành và tính Âm Dương của Bát Tự thời sinh, thì biết trước phần nào cuộc đời của người đó trong hiện tại cũng như trong tương lai. Xuất phát từ nguyên lý của Trời Đất (Thiên Địa àThiên Can Địa Chi) đó, mà người Tiền sử đã lập ra cách dự báo số phận một người gọi là Tứ Trụ Bát Tự. Cũng có thể gọi vắn tắt là dự báo theo Tứ Trụ hay theo Bát Tự.
III. Tính chất thời gian can chi
Theo học thuyết Âm Dương, nhân loại trên Trái đất sống trong thế giới Ngũ hành (thế giới có 5 loại chất) và luôn bị Ngũ hành chi phối mọi hoạt động sống của mình. Do vậy, thời gian trên Trái đất cũng là thòi gian theo Ngũ hành. Để phân biệt được tính Ngũ hành của thời gian Trái đất, ta phải xem xét qua thời gian Can Chi.
Việc xem xét tính chất thời gian Can Chi nhằm mục đích phân tích thực trạng của đối tượng dự báo theo Tứ trụ, đặc biệt là tính Ngũ hành của thời gian Can Chi được xem xét nhiều nhất. Sau đây là những tính chất đó.
1. Tính Âm Dương của thời gian Can Chi
Thời gian vận động trên trái đất này theo nhịp âm dương. Cứ một ngày (hay tháng, năm giờ) khởi đầu là dương thì thời gian tiếp theo là âm. Cứ khởi đầu là một toạ độ không gian (thập can) dương thì toạ độ không gian tiếp theo là âm, rồi lại dương. Quy luật vận động của toạ độ thời gian (địa chi) cũng như vậy. Một quy luật khác của thời gian là: Toạ độ không gian Dương kết hợp với toạ độ thời gian Dương, toạ độ không gian âm kết hợp với toạ độ thời gian âm. Để có cách nhìn toàn cục quy luật này, ta có thể tìm nhanh thời gian can chi qua bảng sau:
Nhìn vào bảng trên, các can dương phối với Can Dương, Âm phối với Âm. Ví như chỉ có những năm (tháng ngày hay giờ) là Giáp Tý, Giáp Dần, Giáp Thìn, Giáp Ngọ, Giáp Thân, Giáp Tuất.., Ất Sửu, Ất Mão, Ất Tỵ, Ất Mùi, Ất Dậu, Ất Hợi… Các trường hợp khác tính thời gian can chi tương tự như cách trên.
Cũng từ bảng trên, các Can: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm là dương, còn Ất, Đinh, Mậu, Tân, Quý là âm. Vậy năm nào có Can Dương là năm Dương, năm Can Âm là năm Âm, như năm Bính Tuất (2006) là năm Dương vì Bính Dương… Người sinh năm Dương thì nữ là Dương nữ, nam là Dương nam; sinh năm Âm nữ là Âm nữ, nam là Âm nam. Đối với thời gian tháng, ngày, giờ cũng tính tương tự.
2. Tính Ngũ hành của thời gian Can Chi
Đây là diễn giải: thời gian Can và Chi hay Can Chi thuộc loại chất nào, chúng quan hệ với nhau ra sao trong thế giới Ngũ hành này.
a. Thuộc tính Ngũ hành của Thập Can và Địa Chi
Theo dịch lý, trong không gian 4 chiều nơi loài người đang tồn tại, vạn vật, con người, thời gian… có 5 thuộc tính khác nhau là: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Các thuộc tính này khi kết hợp với nhau có thể tạo ra sự phát triển, điều mà dịch học gọi là tương sinh; cũng có thể kìm hãm nhau trong phát triển hoặc tiêu diệt nhau, điều mà dịch lý gọi là tương khắc hay không làm gì cho nhau gọi là tỵ hoà. Sư tương sinh và tương khắc như sau:
Ví dụ:Tý khắc Tỵ nhưng Tý sinh Mão và sinh Dần… Dậu và Kim sinh Tý và sinh Hợi…
Đối với 12 địa Chi hay 12 Tọa độ thời gian (TĐTG), thuộc tính ngũ hành như sau:
Tý: Dương Thuỷ
Ngọ : Dương Hoả
Sửu: Âm Thổ
Mùi : Âm Thổ
Dần: Dương Mộc
Thân: Dương Kim
Mão: Âm Mộc
Dậu : Âm Kim
Thìn: Dương Thổ
Tuất : Dương Thổ
Tỵ: Âm Hoả
Hợi : Âm Thuỷ
Đối với 10 thiên Can hay 10 Tọa độ không gian (TĐKG), thuộc tính ngũ hành như sau:
Giáp: Dương Mộc
Kỷ: Âm Thổ
Ất: Âm Mộc
Canh: Dương Kim
Bính: Dương Hoả
Tân: Âm Kim
Đinh: Âm Hoả
Nhâm: Dương Thuỷ
Mậu: Dương Thổ
Quý: Âm Thuỷ
b. Xác định Can cho tháng Giêng để tìm Can các tháng khác
Trên thực tế nhiều khi chỉ biết Chi của tháng, không biết Can tháng đó là gì, người ta đưa ra luật Ngũ Dần để tính Can cho tháng Giêng (bao giờ cũng là tháng Dần), qua đó để biết can của tháng cần tìm. Luật Ngũ Dần như sau:
Ví dụ như tháng Tám năm Bính Tuất (2006) là Can gì? Tra bảng trên, tháng Giêng năm Bính Tuất là Canh Dần, tháng Tám là tháng Dậu, từ Canh, Tân, Nhâm… tính đi đến thứ tám là Đinh. Vậy tháng 8 âm năm Bính Tuất là Đinh Dậu.
c. Xác định Can giờ khi biết Can ngày
Trên thực tế, có trường hợp cần biết Can giờ sinh, người xưa đưa ra luật Ngũ Tý, nghĩa là qua Can của ngày để xác định Can của giờ Tý hôm đó, qua đây để tìm các can giờ tiếp theo cần tìm. Luật Ngũ Tý được mô tả qua bảng sau:
Ví dụ:ngày 1/9 âm năm Bính Tuất (2006) giờ Thìn Can gì? Nhìn lịch 2006 – Bính Tuất tháng 9 âm ngày 1 là ngày Mậu Dần. Vậy giờ Tý hôm đó là giờ Nhâm Tý, đếm đi tiếp là Sửu, Dần… đến giờ Thìn là Bính Thìn. Các trường hợp khác tính tương tự.
IV. Tháng xem tứ trụ là tháng tiết khí
Khi dự báo theo Tứ trụ Bát tự, điều cần biết là tháng sinh của một người thuộc tháng nào của tháng Tiết khí.
Tháng của lịch Âm Dương hay lịch Can Chi được dựng theo tiết khí, nghĩa là ngày bắt đầu của tháng căn cứ vào ngày chuyển tiết sang tháng đó. Như tháng Giêng bắt đầu từ ngày Lập xuân, nghĩa là ngày 1 tháng Giêng (tết Nguyên đán) chưa hẳn đã là ngày của tháng Giêng. Ngày của tháng Giêng bắt đầu từ ngày Lập xuân. Lập xuân có thể đến sớm trong tháng Chạp, ví dụ Lập xuân rơi vào ngày 26 tháng Chạp, thì từ ngày này trở đi như ngày 27, 28, 29… tháng Chạp đã là ngày của tháng Giêng. Khi dự báo, nếu người sinh vào ngày 28 tháng Chạp, coi như là đã sinh vào tháng Giêng của năm sau, mặc dù chưa đến tết nguyên đán. Để xác định vị trí tháng và ngày của từng tháng trong năm, người xưa đã đưa ra cách xác định như sau:
Ví dụ:xem người sinh ngày 25 (Nhâm Dần), tháng Chạp (Qúy Sửu) năm Nhâm Thìn (2012); theo lịch Âm, năm Qúy Tỵ 2013, lập Xuân vào ngày 24 tháng Chạp năm Nhâm Thìn, nghĩa là ngày 24 tháng Chạp năm Nhâm Thìn đã là ngày đầu tiên của năm Qúy Tỵ. Vậy tháng xem Tứ trụ phải là tháng Giêng Giáp Dần năm Qúy Tỵ (chứ không phải là tháng Chạp năm Nhâm Thìn).
V. Ngũ hành thời gian can chi
Thời gian không đứng biệt lập với không gian, mỗi một vị trí không gian đều có một vị trí thời gian tương ứng đi kèm. Mọi vật chuyển động trong không gian theo 60 vị trí lặp đi lặp lại như một vòng tròn không mối nối từ Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần… rồi lại quay về Giáp Tý… Mỗi một vị trí thời gian như vậy có một tính ngũ hành riêng, điều mà Dịch lý gọi là nạp Giáp. Để tiện tra nhanh tính ngũ hành trong từng vị trí thời gian của một chu kỳ thời gian (năm, tháng, ngày , giờ) có thể đối chiếu qua bảng sau:
Qua bảng trên, ta có thể xác định tính Ngũ hành một cách nhanh chóng bất kỳ một đối tượng nào qua thòi gian sinh. Ví dụ sinh năm Bính Tuất (2006) là Thổ, Giáp Thân là Thủy, Nhâm Thìn là Thuỷ…
VI. Tính chất của thiên can
Toạ độ không gian mà các nhà mệnh lý gọi là Thiên Can hay Thiên nguyên. Thiên nguyên hay thập Can có thể là Can năm, Can ngày, Can giờ. Mỗi một vị trí thời gian sinh của một người nào đó có 4 TĐKG là Can năm, Can tháng, Can ngày, Can giờ. Những Can này phối hợp với nhau có thể tạo ra một vị trí thuận lợi hay bất lợi cho cuộc sống một người nếu sinh vào thời điểm đó. Trong dự báo theo Tứ trụ, người ta lấy Can ngày sinh (gọi là Nhật chủ) để đối chiếu với các Can khác trong tứ trụ để tìm các Thần (10 Thần), tìm sự hợp sự hoá mà dự báo sơ bộ.
1. Quy luật hợp hoá và Ngũ hợp của Thiên Can
Các Can từng cặp liên kết với nhau có hợp, có tất cả 5 cặp Can hợp nhau rồi hóa thành là:
Cần nắm tính ngũ hành của các Chi để xem hợp hóa.
Cần nắm sự tam hợp của 3 Địa Chi để biết trong hợp có hỏa.
Trong dự báo qua Tứ trụ hay 4 cột thời gian, lấy Can Ngày làm chủ để so với Can Tháng hoặc Can Giờ kế hai bên có hợp hay không. Còn Chi tháng nếu thấy Ngũ hành giống sự hóa thì mới gọi là hợp hoá.
Ví dụ:Can ngày là Giáp, Can tháng hay Can giờ là Kỷ là có hợp hoá, vì Giáp hợp Kỷ hoá Thổ. Nếu Can ngày là Kỷ, Can tháng hoặc Can giờ là Giáp, mà Chi tháng hay Chi giờ là Thìn, Tuất, Sửu, Mùi (đều tính Thổ) có ngũ hành giông nhau đều Thổ nên sự hợp này có hoá.
Sơ đồ Tứ trụ có hợp hóa:
Thứ nhất: thiên Can của năm và tháng cùng hợp, Chi năm cùng có Ngũ hành hợp nên được hoá. Ví dụ: năm Canh Thân, tháng Ất, mà Canh hợp Ất hoá Kim, Chi năm là Thân Kim. Có hai trường hợp sau đây cũng coi là sự hợp hoá.
2. Mức độ sinh khắc của Thiên Can
Thứ hai: Can ngày hợp với Can tháng hoặc Can ngày hợp với Can giờ, Chi tháng không hoá, nhưng Ngũ hành mà nó hoá ở trong ba Chi còn lại hợp thành cục thì đây cũng coi là sự hợp có hoá. Ví dụ: Can ngày là Canh, Can tháng là Ất hợp hoá Kim, Chi tháng không phải là Thân hay Dậu (Kim), nhưng 3 Chi của năm, ngày , giờ tam hợp là: Thân Tý Thìn thì sự hợp có hoá.
Trong các cột thời gian, sự sinh khắc của 2 can đứng cạnh nhau mới đáng xét và mối mạnh. Như ngày sinh là Bính Hoả khắc Can năm Canh Kim, nhưng Can tháng đứng giữa hai Can này là Kỷ thổ, mà Thổ sinh Kim, nên lúc này Bính lại “sinh” Canh (Kim) chứ không khắc.
Trong khắc có hợp, sự hợp mất sự khắc thì không còn là khắc nữa. Ví dụ Bính Hoả khắc Canh (Kim), nhưng trong 4 cột thời gian có Tân Kim, mà Tân hợp Bính hoá Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, nên Bính Hoả độc lập không khắc nổi Canh Kim nên sự khắc không còn.
Can ngày sinh bị Can khác khắc, Can khắc đó lại bị Can khác khắc, do đó Can ngày không còn bị khắc nữa. Ví dụ Can ngày là Canh Kim bị Can tháng Bính Hoả khắc, Bính hoả lại bị Can giờ (hay năm) Nhâm Thuỷ khắc, lúc này Can Canh không còn bị khắc.
3. Sự hợp hóa của Can ngày cho biết điều gì?
Trong dự báo theo Tứ trụ Bát tự, lấy Can ngày sinh làm chủ, so với Can tháng và Can giờ sinh kế bên Can ngày để tìm sự hoá hợp. Qua sự hợp hóa này, sơ bộ cho ta số phận khái quát một người. Sau đây là quan điểm của các nhà mệnh lý xưa đưa ra để tham khảo.
Can ngày Giáp hợp Kỷ hoá Thổ: người xưa cho rằng đây là mệnh trung chính, chủ về yên phận thủ thường, trọng tín nghĩa. Nếu trong mệnh cục (cách xác định mệnh cục xin xem phần dưới đây) không có Thổ mà có Thất sát thì đó là người thiếu tình nghĩa, người giảo hoạt, tính thô thiển (chú ý: Kỷ ở đây có thể là Can tháng hoặc Can giờ, các trường hợp dưới đây xét tương tự). Trường hợp này như sơ đồ Tứ trụ có hợp hóa nêu trên đây.
Sơ đồ Tứ trụ ngày Giáp gặp Kỷ:
Can ngày Giáp hợp Kỷ: nếu gặp Ất mộc thì thể tài có hao tổn, nếu gặp Đinh hoả thì được lộc cũng như không, nếu gặp Tân Kim thì cao sang, nhà cao cửa rộng, nếu gặp Mậu Thổ thì giàu sang, nhà cao lộng lẫy, nếu gặp Quý Thuỷ thì cuộc đời sẽ hạnh phúc, nếu gặp Canh Kim thì gia thế hưng thịnh, nếu gặp Bính Hoả thì hưởng lộc nhiều.
Sơ đồ Tứ trụ Giáp hợp Kỷ gặp Tân Mão:
Can ngày Kỷ hợp Giáp: nếu gặp Đinh hoả thì bị người khác chèn ép, nêu gặp Ất Mộc thì tự mình gây hoạ, nếu gặp Tân thì giàu sang phú quý, nếu gặp Canh thì cô đơn nghèo khó, nếu gặp Qúy Thuỷ thì chức cao trọng vọng.
Sơ đồ Tứ trụ Kỷ hợp Giáp gặp Đinh:
Can ngày Ất hợp Canh hoá Kim: cho biết là người trọng nhân nghĩa, ứng xử cương nhu đúng mức. Nếu trong 4 cột thời gian có Thiên quan hoặc vận kém rơi vào Tử, Tuyệt thì là người cố chấp, thiếu nhân nghĩa.
Sơ đồ Tứ trụ ngày Ẩt hợp Canh:
Can ngày Ất hợp Canh: nếu gặp Bính Hoả thì khó khăn trong cuộc sống, nếu gặp Nhâm Thuỷ thì vinh hoa phú quý, gặp Đinh Hoả thì vui vẻ trong cuộc sống, nếu gặp Kỷ Thổ thì nhà nhiều của, nếu gặp Tân Kim thì gió sương, nếu gặp Giáp Mộc thì lúa gạo đầy nhà.
Sơ đồ Tứ trụ ngày Ất hợp Canh gặp Bính:
Can ngày Canh hợp Ất: nếu gặp Tân Kim thì có hao mòn, nếu gặp Bính Hoả thì trì trệ, nếu gặp Đinh Hoả như rồng gặp nước, nếu gặp Quý Thuỷ thì tài sản trôi nổi và người sẽ sống lâu, nếu gặp Nhâm Thuỷ thì tài lộc ngày cành phát triển, nêu gặp Mậu Thổ thì không giàu sang cũng nổi tiếng.
Sơ đồ Tứ trụ ngày Canh hợp Ất gặp Tân:
Can ngày Bính hợp Tân hoá Thuỷ: là sự uy nghiêm, người trang nghiêm, trí lực dồi dào. Nếu trong 4 cột thời gian có Thất sát hoặc gặp vận Tử, Tuyệt thì là người vô tình, thô bạo.
Sơ đồ Tứ trụ Can ngày Bính hợp Tân:
Can ngày Bính hợp Tân: nếu gặp Mậu thổ thì công thành danh toại, nếu gặp Ất mộc thì quyền cao chức trọng, nếu gặp Quý thuỷ hay Kỷ Thổ thì cửa nhà danh giá, nếu gặp Nhâm Thuỷ thì dễ gặp tai hoạ.
Sơ đồ Tứ trụ ngày Bính hợp Tân gặp Mậu:
Can ngày Tân hợp Bính: nếu gặp Mậu Thổ và Canh Kim thì công thành danh toại.
Sơ đồ Can ngày Tân hợp Bính gặp Mậu:
Can ngày Đinh hợp Nhâm hoá Mộc: sự hợp này chủ về nhân nghĩa và sống lâu, người tính nhân từ, tuổi thọ cao. Nữ giới nếu trong mệnh Thuỷ cực vượng quá làm Mộc suy thì sự hợp không hay. Nếu đóng ở Tử, Tuyệt thì phá tán tài sản vì tửu sắc.
Can ngày Đinh hợp với Nhâm: nếu gặp Bính Hoả thì số nhàn, gặp Tân thì cuộc đời hay gặp may và phú quý, nếu gặp Mậu Thổ thì cuộc sống an nhàn, nếu gặp Quý Thuỷ thì cô đơn nơi tha hương, nếu gặp Ất Mộc thì không giàu, nếu còn có Canh Kim nhiều trong các cột thời gian thì cuộc đời không danh vọng, nếu gặp Giáp hoặc Thìn thì chức vị và lộc dồi dào, vẹn toàn.
Sơ đồ Tứ trụ ngày Đinh hợp Nhâm gặp Tân:
Can ngày Nhâm hợp với Đinh: nếu gặp Giáp Mộc thường hay thất bại, nếu gặp Tân Kim thì ruộng vườn bát ngát, nếu gặp Bính Hoả thì thành anh hùng hào kiệt, nếu gặp Quý Thuỷ thì kinh doanh vất vả, nếu gặp Kỷ Thổ thì có chức quyền, nếu gặp Mậu Thổ thì bồng bềnh trôi dạt, nếu gặp Canh Kim thì mọi việc khó thành, nếu gặp Ất Mộc thì không thọ.
Sơ đồ Tứ trụ ngày Nhâm hợp Đinh gặp Bính:
Can ngày Mậu hợp Quý hoá Hoả: thể hiện sự vô tình vô nghĩa, có dáng vẻ bề ngoài thanh cao nhưng nội tâm mờ ám. Nếu là nam giới là người nay đây mai đó, ham chơi hơn làm, nếu là nữ giới thì lấy chồng đẹp.
Sơ đồ Tứ trụ ngày Mậu hợp Quý:
Can ngày Mậu hợp với Quý: nếu gặp Ất Mộc thì cuối đời thành đạt, nếu gặp Nhâm Thuỷ thì tự thân làm giàu, nếu gặp Bính Hoả thì khó có phúc lộc, nếu gặp Canh Kim thì thường gặp điều hanh thông, nếu gặp Kỷ Thổ thì không hay cho vợ con, nếu gặp Tân Kim là người mưu mẹo.
Sơ đồ Tứ trụ ngày Mậu hợp Qúy gặp Nhâm:
Can ngày Quý hợp với Mậu: nếu gặp Bính, Tân thì cuộc đời có nhiều thành đạt và cũng có nhiều thất bại. Nếu gặp Giáp, Kỷ thì suốt đời vất vả, nếu gặp Đinh Hoả thì của nhiều, nếu gặp Canh Kim thì đất đai của cải nhiều, nếu gặp Ất Mộc thì chức cao quyền quý, nếu gặp Nhâm Thuỷ thì tài lộc song toàn, nếu gặp Tân Kim thì tài lộc lúc được lúc mất, nếu gặp Kỷ Thổ thì tiền đồ học hành phát triển:
Sơ đồ Tứ trụ ngày Qúy hợp Mậu gặp Bính:
Lưu ý:trên đây là dự báo Tứ trụ theo sự hợp hóa của Can ngày sinh, trên thực tế không phải ai cũng rơi vào cách hợp hóa nói trên.
VII. Tính chất của địa chi
Địa Chi còn gọi là Địa nguyên, có thể nói đó là Toạ độ thời gian trên Trái đất. Trong dự báo qua 4 cột thời gian, sự hình xung, hại hợp của địa chi ảnh hưởng rất lớn đối với nhật chủ. Sự ảnh hưởng này có vị trí đặc biệt trong dự báo về số phận một người. Khi có sự liên kết của địa Chi trong 4 cột thời gian, sẽ xảy ra những mức độ quan hệ như sau:
1. Sự hợp của Địa Chi
Có 6 khả năng hợp của các địa Chi, như:
* Tý hợp với Sửu thành Thổ. * Ngọ hợp với Mùi thành Thổ.
* Dần hợp với Hợi thành Mộc * Mão hợp với Tuất thành Hoả.
* Thìn hợp với Dậu thành Kim. * Tỵ hợp với Thân thành Thuỷ.
2. Tam hợp của Địa Chi
Trong thế giới Âm Dương trên trái đất, ba yếu tố kết hợp với nhau tạo ra cái mới. Nói cách khác, số 3 là số sinh, sinh ra một cái mới từ 3 cái ban đầu. Tính chất này thể hiện rõ qua địa Chi, như:
Thân + Tý + Thìn (hợp) thành Thuỷ cục. Hợi + Mão + Mùi (hợp) thành Mộc cục.
Dần + Ngọ + Tuất (hợp) thành Hoả cục. Tỵ + Dậu + Sửu (hợp) thành Kim cục.
Trong 4 cột thời gian, nếu có lục hợp hoặc tam hợp cục là cho biết người đó có dung nhan đẹp, thanh lịch, thần thái ổn định, thẳng thắn, thông minh linh lợi. Hợp cục thành cát thần là tốt, hung thần là xấu, hợp thành tương sinh thì tốt, tương khắc thì không hay, hợp thành Tử, Tuyệt thì cuộc đời bất đắc chí. Trong tam hợp hoá cục hoá cát là tốt, hoá hung là xấu.
Thien can, dia chi, tuong xung, tuong khac, an tang dia chi, xung dia chi, xung thien can, tuong hai
3. Lục xung của Địa Chi
Xung có nghĩa là bất hoà. Sự tương xung của 12 địa Chi như sau:
Trong các cặp tương xung này, duy nhất có Thìn Tuất Sửu Mùi có tương xung nhưng không tương khắc vì chúng đều là Thổ. Còn lại vừa tương xung vừa tương khắc.
Kỵ thần bị tương xung là tốt, Hỷ thần bị xung là xấu. Trong dự báo theo Tứ trụ, qua sự tương xung của địa Chi phần nào cũng cho những thông tin nào đó, như:
* Tý, Ngọ tương xung thì người thường không yên ổn.
* Mão, Dậu tương xung chỉ tính người thất tín, bội ước, hay lo buồn, tình cảm dễ bị chia rẽ.
* Dần, Thân tương xung là người đa tình, hay can thiệp vào những chuyện không đâu.
* Tỵ, Hợi tương xung là người chăm chỉ làm lụng và hay giúp người.
* Thìn, Tuất tương xung, dễ làm tổn hại con cái, khắc người thân.
* Sửu, Mùi tương xung, thường hay gặp trắc trở trong công việc.
* Chi cột năm xung Chi cột tháng: người sống xa quê hương.
* Chi cột năm xung Chi cột ngày: bất hoà với người thân.
* Chi cột năm xung Chi cột giờ: bất hoà với con cái.
* Chi cột năm xung Chi tháng, Chi ngày, Chi giờ: người tàn nhẫn hoặc hay ốm đau.
* Chi cột ngày xung Chi tháng: hay xúc phạm cha mẹ anh em.
* Nếu trong tứ trụ có gặp xung, thường không được hưởng nhà của cha mẹ.
* Nếu trong tứ trụ có Tý Ngọ Mão Dậu tương xung là người hay đổi chỗ ở.
* Nếu có Dần Thân Tỵ Hợi tương xung là không hợp nghề, hay đổi nghề và chỗ ở.
* Nếu có Thìn Tuất Sửu Mùi tương xung trong tứ trụ thì cũng không hợp nghề và hay đổi nghề.
4. Tương hại của 12 Địa Chi
* Nếu trong Tứ trụ có Tý Mùi tương hại thì da thịt không mượt mà. Còn Sửu Ngọ, Mão Thìn tương hại thì tính người hay giận dữ, sự kiên nhẫn kém.
* Dần Tỵ tương hại: nếu trong 4 cột thời gian (Tứ trụ) nhiều hành Kim thì người hay mắc bệnh.
* Dậu Tuất tương hại: nếu nặng dễ bị nói khó khăn, hoặc hay bị nhọt độc.
* Chi tháng bị tương hại thì báo người đó dễ sống cô đơn, bạc phận.
* Chi ngày Chi giờ tương hại: về già đề phòng bị tật.
5. Tương hình của Địa Chi
a. Dần hình Tỵ, Tỵ hình Thân, Thân hình Dần:gọi là trì thế hình. Những người trong 4 cột thời gian có tương hình của cát địa Chi loại này, hoặc trong tuế vận (năm) có tương hình thì tính tình lãnh đạm, tình cảm lạnh lẽo, khô khan, thiếu nghĩa hiệp, hoặc hay bị người hại hoặc gặp điều xấu.
Nếu các địa Chi xung đó lại ở vị trí Tử, Tuyệt thì càng không hay, nữ giới không nên gặp trường hợp này, nếu gặp tụng kinh niệm Phật thì mọi việc sẽ qua.
b. Mùi hình Sửu, Sửu hình Tuất, Tuất hình Mùi gọi là vô ân chi hình. Người trong tứ trục có loại hình này báo có sự tranh giành quyền lợi, là người cậy quyền làm quá đi nên dễ thất bại. Nhưng nếu rơi vào các vị trí Trường sinh, Mộc dục, Quan đối, Lâm quan, Đế vượng thì tinh thần cương nghị. Nếu trong 4 cột thời gian có Tử, Tuyệt tương ứng vị trí thì đó là người thấp kém, tính tình giảo quyệt, dễ gặp điều không hay, nữ giới dễ bị cô đơn.
c. Mão hình Tý, Tý hình Mão gọi là vô lễ chi hình. Người trong tứ trụ có loại hình này cho biết là người thiếu tự tin và không có khả năng làm việc độc lập, nhưng lại hay cố chấp, làm việc không đến nơi đến chôn, có tính thành kiến, nội tâm bất thiện, dung mạo không đẹp. Nếu các Chi này ở vị trí Tử, Tuyệt thì nông cạn trong suy nghĩ. Nếu ngày sinh gặp tương hình thì vợ hay chồng không khoẻ, nếu giờ sinh tương hình thì đề phòng con cái có bệnh. Trong 4 cột thời gian có hai loại tương hình thì điềm xấu có thể thêm xấu, nếu mệnh trong Tứ trụ tốt thì càng tốt lên.
d. Thìn, Ngọ, Dậu, Hợi tự hình lẫn nhau, nhưng kiêng nhất là Thìn gặp Thìn, Ngọ gặp Ngọ, Dậu gặp Dậu, Hợi gặp Hợi. Các nhà mệnh lý xưa có câu: “Tự hình có thêm sát” là không hay. Họ cho rằng nếu Chi năm sinh và Chi tháng sinh tự hình thì trong cuộc đời dễ bị tổn thương. Thìn, Ngọ, Dậu, Hợi tự hình thì đến tuổi trung niên mọi việc diễn ra không rõ ràng, khó đoán định.(st)
Phong Thủy Trọng Hùng
0937.85.1992