Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.
Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể.
Người ta thường mua hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy”) để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời.
Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống.
Lễ vật:
Bánh kẹo Thèo lèo trầu cau, Hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi. Ba bộ mũ áo, hia hài Táo Quân cùng tiền vàng. Ba con cá chép sống.
Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời.
Bài khấn:
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.
Tín chủ chúng con là: …………
Ngụ tại: ………………………….
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sắp sửa hương hoa vật phẩm, xiêm hài áo mũ, kính dâng Tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án thụ hưởng lễ vật.
Phỏng theo lệ cũ, ngài là vị chủ, ngũ tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo quân chứng giám.
Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn thần, gia ân châm chước. Ban lộc ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!
Theo cách lập luận về cách cúng ông táo hằng ngày thì ra sao? và những điều nên cần tránh khi đặt bàn thờ cúng Táo thần của chuyên gia phong thủy TRỌNG HÙNG fengshui?
Theo như sự nghiên cứu và đánh giá thực tế cho thấy bàn thờ ông táo không được đặt lên trên trực tiếp ngay bếp tọa, điều này sẽ sai phạm trầm trọng đối với phong thủy bếp tọa. Trong phong thủy gọi là: “Hỏa nung Táo” Nếu các bạn cố tình đặt lên trên bếp tọa thì gia đình của bạn sẽ nóng bức trong người. Sẽ xảy ra triệu chứng viêm họng, lở miệng, nhức đầu và các chứng bệnh có liên quan thần kinh não cầu.
Do vậy, các bạn nên né bàn thờ táo thần qua một bên. Hướng để đẹp nhất là ngay góc bếp và cho miệng thờ quay về hướng tốt của tuổi gia chủ. Nếu không có hướng thì miệng bàn thờ Táo sẽ quay về hướng Nam. Lưu ý: không cho bàn thờ đối diện với toilet và nằm dưới đà nhà ở.
Nguyên tắc cúng kiến hằng ngày gồm có: 3 chun nước (thường xuyên phải có nước) 1 bình bông cúc vàng hay vạn thọ, 1 dĩa trái cây nhỏ, 1 bát nhang, 1 hũ gạo nhỏ và 1 hũ đậu đỏ có nắp đậy. Khi nhân dịp cuối năm cuối tiển ông Táo về trời thì nên cúng gạo và đậu đỏ mới và đỗ cái cũ đi. Không được tuyệt đối cúng đồ mặn và hoa có màu khác chỉ sữ dụng hoa màu vàng. (sưu tầm và soạn thảo lại)
Phong Thủy Trọng Hùng
0937.85.1992