Thông thường người này hạp tuổi người kia hoặc người này kỵ tuổi này người kia kỵ tuổi kia v.v… dựa trên 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi gọi là Tam Hạp và Tứ Hành Xung
Theo cách hình học thì nếu như đem 12 con giáp này chia đều nhau trên một hình tròn thứ tự như dưới thì tà sẽ có 4 tam giác cân và 3 hình chữ thập:
Trong đó 4 tam giác cân được tượng trưng cho 4 bộ Tam-Hạp: các tuổi cách nhau 4, 8, 12, 16, 20, … tuổi
* Tỵ – Dậu – Sửu (tạo thành Kim cuộc)
* Thân – Tý – Thìn (tạo thành Thủy cuộc)
* Dần – Ngọ – Tuất
* Hợi – Mẹo – Mùi (tạo thành Mộc cuộc)
Và 3 hình chữ thập tượng trưng cho 3 bộ Tứ-Hành-Xung: các tuổi cách nhau 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21 …. tuổi
* Dần – Thân – Tỵ – Hợi
* Thìn – Tuất – Sửu – Mùi
* Tý – Ngọ – Mẹo – Dậu
Mỗi cụm tứ xung , nếu xét kỹ sẽ thấy:
1 – Tý và Ngọ khắc kị , chống đôi nhau mạnh. Còn Mẹo và Dậu cũng vậy. Nhưng Tý và Mẹo hay Dậu chỉ xung nhau chớ không khắc mạnh. Ngọ với Mẹo hay Dậu cũng xung nhau chứ không khắc chế.
2 – Thìn khắc chế và kị Tuất. Sửu khắc chế Mùi. Còn Thìn chỉ xung với Sửu, Mùi. Tuất chỉ xung với Sửu và Mùi.
3 – Dần khắc chế Thân. Tỵ khắc chế Hợi. Dần xung với Hợi . Thân cũng vậy .
Ngoài ra lưu ý Tứ hành xung lục hại (tuổi khắc):
1 – Mùi – Tý gặp nhau lắm tai họa
2 – Ngọ – Sửu đối sợ không may
3 – Tỵ – Dần tương hội thêm đau đớn
4 – Thân – Hợi xuyên nhau thật đắng cay
5 – Mão – Thìn gặp nhau càng khổ não
6 – Dậu – Tuất nọ trông lắm bi ai
Thuyết âm dương ngũ hành
Âm dương:
Âm dương không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà thuộc tính của mọi hiên tượng mọi sự vật, trong toàn thể vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết.
Âm dương là hai mặt đối lập: Mâu thuẫn – Thống nhất, chuyển hoá lẫn nhau, dựa vào nhau mà tồn tại, cùng triệt tiêu thay thế nhau. Trong dương có mầm mống của âm, ngược lại trong âm có mầm mống của dương. Trong tất cả các yếu tố không gian, thời gian, vật chất ý thức đều có âm dương. Âm dương không những thể hiện trong thế giới hữu hình kể cả vi mô và vĩ mô mà còn thể hiện cả trong thế giới vô hình, hay gọi là thế giới tâm linh như tư duy, cảm giác, tâm hồn …từ hiện tượng đến bản thể..
Ngũ hành:
Có 5 hành: Hoả (lửa), Thổ (Đất), Kim (Kim loại), Thuỷ (nước, chất lỏng). Mộc (cây cỏ). Theo quan niệm cổ xưa thì mọi vật chất trong vũ trụ đầu tiên do 5 hành đó tạo nên.
Ngũ hành có quy luật sinh, khắc chế hoá lẫn nhau. Để bạn đọc dễ hiểu, dễ nhớ chúng tôi xin trình bày luật tương sinh, tương khắc dưới dạng mấy câu ca dao sau:
Ngũ hành sinh:
Ngũ hành sinh thuộc lẽ thiên nhiên:
Nhờ nước cây xanh mới mọc lên (Thuỷ sinh mộc- màu xanh)
Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ (Mộc sinh hoả- màu đỏ)
Tro tàn tích lại đất vàng thêm (Hoả sinh thổ: Màu vàng)
Lòng đất tạo nên kim loại trắng ( Thổ sinh kim: màu trắng)
Kim loại vào lò chảy nước đen (Kim sinh thuỷ- màu đen)
Ngũ hành tương khắc:
Rễ cỏ đâm xuyên lớp đất dày ( Mộc khắc thổ: Tụ thắng tán)
Đất đắp đê cao ngăn lũ nước (Thổ khắc Thuỷ: Thực thắng hư)
Nước dội nhanh nhiều tắt lửa ngay (Thuỷ khắc hoả: chúng thắng quả, nhiều thắng ít)
Lửa lò nung chảy đồng, chì, thép (Hoả khắc kim: Tinh thắng kiên)
Thép cứng rèn dao chặt cỏ cây ( Kim khắc mộc: cương thắng nhu).
Ngũ hành chế hoá:
Chế hoá là ức chế và sinh hoá phối hợp nhau. Chế hoá gắn liền cả tương sinh và tương khắc. Luật tạo hoá là: mọi vật có sinh phải có khắc, có khắc sinh, mới vận hành liên tục, tương phản tương thành với nhau.
Mộc khắc Thổ thì con của Thổ là Kim lại khắc Mộc
Hoả khắc Kim thì con của Kim là Thuỷ lại khắc Hoả
Thổ khắc Thuỷ thì con của Thuỷ là Mộc lại khắc Thổ
Kim khắc Mộc thì con của mộc là Hoả lại khắc Kim
Thuỷ khắc Hoả thì con của Hoả là Thổ lại khắc Thuỷ
Nếu có hiện tượng sinh khắc thái quá không đủ, mất sự cân bằng, thì sẽ xảy ra biến hoá khác thường. luật chế hoá duy trì sự cân bằng: bản thân cái bị khắc cũng chứa đựng nhân tố (tức là con nó) để chống lại cái khắc nó.(st)
Phong Thủy Trọng Hùng
0937.85.1992