close

Thầy Nguyễn văn Mỳ là người sáng lập ra Dịch Lý Việt Nam. Dùng 64 quẻ để Chiêm đoán…

phong thủy trọng hùng
phong thủy trọng hùng

1/ ĐỊNH NGHĨA LÝ DỊCH-DỊCH LÝ HOẶC LÝ ÂM DƯƠNG:

a/ LÝ DỊCH – DỊCH LÝ:

☯ Tiền Nhân có câu nói về Dịch:

“Dịch, biến dịch dã; Biến dịch, bất dịch dã”
Dịch: là thay đổi, biến đổi, biến hóa….
Bất: là chẳng, là không.
Bất dịch: là không đổi, không thay đổi.
Dịch là biến dịch; biến dịch thì bất dịch.
Dịch có nghĩa là biến dịch; lẽ biến dịch này thì bất dịch.
Cái gì mang tính chất biến đổi thì gọi là tương đối. (cùng nhau đối, có 2).
Cái gì bất di, bất dịch gọi là tuyệt đối. (tuyệt :dứt, hết, có một không hai).
Vậy Biến dịch là tương đối, bất dịch là tuyệt đối.
Lý biến dịch là tuyệt đối.
Tương đối là tuyệt đối; Tuyệt đối là tương đối
Dịch là bất dịch; bất dịch là dịch

☯ Lý Dịch:

Lý là lý lẽ, lý luật. Dịch là biến đổi.
Lý Dịch là Lý lẽ nói về sự biến đổi của Vạn Hữu.

☯ Dịch Lý:

Dịch là biến đổi. Lý là Chân Lý, là lý thật ở mọi thời gian, không gian. Dịch Lý là sự biến đổi có ở mọi thời gian mọi không gian là chân lý nên:
Dịch là chân lý
Là một Chân Lý đúng ở muôn đời muôn nơi.

b/ THUYẾT ÂM DƯƠNG:

☯ Vạn Hữu ( mọi thứ từ vô hình đến hữu hình) đều đi trong cái Lý Dịch để biến đổi từ chỗ

Giống thành ra hơi hơi khác
Thành ra hơi khác
Thành ra khác
Thành ra quá khác
Thành ra quá quá khác (chứ không hoàn toàn khác)
Hoặc biến đổi theo chiều ngược lại từ chỗ
Khác thành ra hơi hơi giống
Thành ra hơi giống
Thành ra giống
Thành ra quá giống
Thành ra quá quá giống (chứ không thể hoàn toàn giống)
=> Tiền Nhân gọi là:
– LÝ ĐỒNG NHI DỊ – DỊ NHI ĐỒNG
– Lý giống mà khác- khác mà giống
– LÝ ĐỒNG DỊ – DỊ ĐỒNG.

☯ Vậy từ chỗ Biến Dịch để từ giống thành ra khác, để từ khác thành ra giống.
Trong trời đất luôn Biến Dịch từ:

– Đồng sang Dị rồi từ Dị sang Đồng.
Đất biến thành viên gạch – gạch thành đất
– Từ một thành ra hai rồi từ hai thành ra một
Một câu nói thành ra hai ý – Từ hai người trở thành một tập thể
– Từ một mà có hai rồi từ hai mà có một
Một trí thông minh có hai sự lợi và hại –Từ hai người mà có một cha
– Từ một là hai rồi từ hai là một
Mình với ta tuy hai là một – Ta với mình tuy một mà hai.

☯ Người xưa đặt tên chung cho hai sự lý Đồng và Dị; Giống và Khác đó là Âm và Dương, rồi gọi là LÝ ÂM DƯƠNG

2/ ỨNG DỤNG CÁC LÃNH VỰC TRONG CUỘC SỐNG:

☯ Tiền Nhân có câu: “Đồng lấy Dị mà luận – Dị lấy đồng mà quy”

– “Đồng lấy Dị mà luận”

+ Trong Tướng Học có câu:

“Nhất thanh phá cửu trọc – Nhất trọc phá cửu thanh”
“Thanh trung hữu trọc – Trọc trung hữu thanh”
“Dị tướng”
“Ẩn tướng”
“Tâm tướng”: “Tướng tùy tâm sinh-Tướng tùy tâm diệt”

+ Trong tâm lý con người:

Trong đời sống hằng ngày của con người khi có những biểu lộ khác thường là cái cần để luận……….
Khi đánh giá phẩm chất của con người thì nhằm chỗ khác lạ nổi trội hơn mà luận….
Bỗng nhiên trong lòng “bất yên” cũng là vấn đề để luận.
Điểm đặc biệt của tâm lý.

+ Trong hiện tượng tự nhiên:

Những hiện tượng bất thường khác thường là điểm dị để luận.

– “Dị lấy Đồng mà quy”
+ Khi một cá thể ở xa quê hương (dị) thì có xu hướng đến cộng đồng(đồng)
+ Để bầu một tổng thống (dị) thì phải lấy tập thể (đồng) mà quy.
+ Một tập thể mà có nhiều người lạ (dị) thì tìm chỗ giống nhau (đồng) để trao đổi làm việc………

☯ Định Nghĩa ngắn gọn về Âm Dương:

Âm và Dương là 2 danh từ chung đại diện cho 2 sự lý ( sự lý: cái mà mình đang lý luận đến nó) mà khi so sách lại thì có điểm giống và khác nhau.
Một sự lý bất kỳ nào đều có 2 mặt âm dương giống và khác nhau.
Với định nghĩa này thì mọi thứ từ Vô Hình đến Hữu Hình trong Trời Đất đều là Âm Dương với nhau hết.

☯ Các Cặp Âm Dương rõ nét, luôn có nhau cùng lúc

– Âm nào Dương nấy : Âm Dương đối đãi
Ví dụ: – Kỳ phùng địch thủ – Nồi nào úp vung đó – Rau nào sâu nấy – Nhân nào quả nấy – Mâu với thuẫn – Chấp với Phá chấp
– Cung – Cầu gọi là Âm Dương cung cầu
– Thời gian – không gian (Thời – điểm), Cương – Nhu (Mạnh – Yếu)
– Trước – Sau; Động – Tĩnh; Chân – Giả; Quân tử – Tiểu nhân;
– Chiến tranh – hòa bình; Thiện – ác; Nguyên tắc – bất nguyên tắc
– Giàu – nghèo; Trên – dưới; Trong – ngoài; Vua – tôi; Chủ – tớ; Vợ – chồng
– Cha – con; Hiểu – Biết; Lợi – hại; Trung thành – phản bội
– Hạnh phúc – đau khổ; Ẩn – Hiện; Tiêu – Trưởng

Tại sao lại có Danh Dịch lý Việt Nam ?

Điều này rất dễ hiểu , sở dĩ có danh-từ Dịch-Lý Việt-Nam hay Việt-Nam Dịch-Lý Hội cũng chỉ là ký danh , ký hiệu để đánh dấu địa-danh và thời-kỳ suy-thịnh mờ tỏ trong vấn-đề Dịch-Lý mà thôi . Vì lâu nay, người đời thường khi nghe nói đến Dịch-Lý là liên tưởng ngay đến dân-tộc Việt-Nam như là Trạng Trình hoặc dân-tộc Trung-Hoa, đến Kinh-Dịch, đến Lão Tử, Trang Tử, đến Khổng Tử, như chúng tôi đã nói, Dịch-Lý không của riêng ai. Vậy để cho vô-tư , chúng ta người Việt-Nam, khi nói Dịch hoặc nghe người khác nhắc nhở đến Dịch , chúng ta cần phải hỏi rõ ràng xem muốn nói, muốn đề cập đến thứ Dịch nào. Vì cũng là Dịch-Lý mà dân Trung-Hoa nói khác, dân-tộc Việt-Nam nói khác, dân-tộc Đại-Hàn, Nhật-Bổn, Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Đức , Ấn-Độ … đều nói khác nhau, có khi lại khác rất xa trong một vấn-đề .

Thật vậy , Dịch-Lý Việt-Nam không giống với bất cứ Dịch-Lý của một dân tộc nào trên thế-giới, và sách vở cổ kim chưa từng thấy có, đó cũng chính là cái lý do khai mở một Kỷ-Nguyên Mới trong nhân-loại. Vấn-đề Dịch-Lý đã cực lu mờ trong nhân-thế, cho nên Văn-Minh Âm-Dương Học Việt-Nam ngàn xưa phải sống lại, nó đã sống lại giữa lúc cục-diện nhân-loại đang trông ngóng , chờ đợi luồng gió đông thổi lên. Một sự thật mà chúng ta cần phải lưu ý là chỉ có Dân-tộc Việt-Nam mới làm sáng tỏ nổi vấn-đề Dịch-Lý mà thôi. Nó đã thực sự sống dậy bằng cách khai mở một kỷ-nguyên mới trong nhân loại. Đó là Kỷ-nguyên Tiên-Hậu Thiên Trí-Tri Ý. Để chứng minh lời nói trên , chúng ta chỉ cần xét lại tự cổ chí kim, trên thế-giới xưa nay chưa hề bao giờ có một Hội Dịch-Lý, thế mà hôm nay dân-tộc Việt-Nam chúng ta đã thành lập được một Hội Dịch-Lý đầu tiên và duy nhất trên khắp hoàn-cầu. Đây là một điểm son Lịch-Sử , một kỳ quan trọng trong nhân-loại, một quốc -bảo của giòng giống Lạc-Hồng, một niềm hãnh diện lớn lao cho dân-tộc Việt-Nam trước năm châu.

Kỷ-nguyên Tiên-Hậu Thiên Trí-tri Ý là một chứng tích hùng-hồn, tiêu-biểu nhất cho ” Bốn ngàn năm Văn-hiến” của Dân-tộc Việt-Nam. Khai-mở kỷ-nguyên mới trong nhân-loại từ năm Ất-Tỵ (1965) đến nay là Tân-Hợi (1971) , dân-tộc Việt-Nam kể như đã đánh tan cái mặc-cảm tự-ti, nhược tiểu, chậm tiến. Không còn có vấn-đề chỉ xách gói, xách bị theo học của ngoại bang xuông nữa . Nếu không muốn nói ngược lại , điều này đã chứng-minh và sẽ chứng-minh rõ hơn nữa trong tương-lai .

Chúng ta may mắn lại có mặt ở một thời-đại huy hoàng nhất trong Lịch-sử Việt-Nam, một thời-đại mà dân-tộc Việt-Nam đã oai hùng uy-nghi và nghiêm chỉnh khai mở cho Nhân-loại kỷ-nguyên mới. Chúng ta hãy lấy điều đó làm hãnh diện Dân-tộc và rồi chúng ta hãy chung lưng góp sức thổi luồng gió mới đó đến khắp tận hang cùng ngõ hẻm để toàn thể nhân-loại sớm tận hưởng an hoà lạc duyệt trong cảnh Trời rộng thênh thang của kỷ nguyên mới.

Trước khi chấm dứt , một lần nữa , nếu sự trình bầy của chúng tôi chưa được rõ ràng hay có điều chi sơ sót , kính xin các bạn cao-minh niệm tình tha thứ và chỉ điểm cho.

Phí dịch vụ xem quẻ dịch số chiêm đoán: 1.500.000/ 1 Lần.

Từ Khóa : bột tẩy uếbột trừ tàDịch lý là gì?dịch vụ cúng kiếnfengshuikhai quang điểm nhãnla kinh tiếng việtpháp khi phong thủyphong thủyphong thủy nhà đấtthầy phong thủytrọng hùngvật khí phong thủyvật phẩm phong thủyxem ngàyxem ngày giờ tốtxem ngày nhập trạchxem ngày động thổxem phong thuy
Phong Thủy

Tác giả Phong Thủy

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.